CHO VAY TIỀN BẰNG MIỆNG THÌ CÓ ĐÒI LẠI ĐƯỢC KHÔNG?
Được đăng vào 15:52 Ngày 18/09/2023
Trong cuộc sống chúng ta hay bắt gặp câu chuyện cho vay để giúp đỡ người khác đang gặp khó khăn về tài chính, vì nhiều lý do khác nhau nên việc cho vay chỉ đơn thuần tin tưởng thỏa thuận bằng miệng và hẹn ngày trả lại. Dẫn đến hệ lụy người vay không chịu trả lại khoản tiền dù đã quá hạn, khiến người cho vay rơi vào hoàn cảnh lo lắng, chán ăn mất ngủ. Vậy để tìm hướng giải quyết cho trường hợp này, kính mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.

1. Hợp đồng vay tài sản là gì?

Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Theo đó, quan hệ vay tài sản được xác lập khi các có sự thỏa thuận về việc vay tài sản và bên cho vay bàn giao tài sản cho bên vay, tuy nhiên việc thỏa thuận giữa hai bên buộc phải tuân thủ quy định pháp luật.

 

2. Cho người khác vay tiền bằng miệng có đòi lại được không?

a. Căn cứ pháp lý

- Bộ luật Dân sự 2015

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

Điều 465. Nghĩa vụ của bên cho vay

1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.

2. Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.

3. Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải em trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP

Điều 12. Xử lý việc không trả nợ đúng hạn trong hợp đồng vay tài sản

1. Hợp đồng vay tài sản có thỏa thuận xử lý đối với hành vi không trả nợ đúng hạn của bên vay thì Tòa án xem xét, quyết định theo nguyên tắc chỉ xử lý một lần đối với mỗi hành vi không trả nợ đúng hạn.

2. Hợp đồng vay tài sản vừa có thỏa thuận phạt vi phạm, vừa có thỏa thuận lãi trên nợ gốc quá hạn hoặc hình thức khác áp dụng đối với hành vi không trả nợ đúng hạn của bên vay thì Tòa án căn cứ quy định tương ứng của Bộ luật Dân sự, Luật Các tổ chức tín dụng và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự, Luật Các tổ chức tín dụng tại thời điểm xác lập hợp đồng, thời điểm tính lãi suất để xem xét, quyết định xử lý đối với hành vi không trả nợ đúng hạn theo nguyên tắc hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.

b. Phân tích và kết luận

Từ những căn cứ nêu trên, trong trường hợp cho vay tiền bằng miệng thì vẫn có căn cứ pháp luật để đòi lại được cụ thể quy định như sau:

- Hình thức và điều kiện giao dịch có hiệu lực

Hình thức của giao dịch dân sự bao gồm lời nói, văn bản hoặc hành vi khác, cho nên giao dịch vay không bắt buộc lập thành văn bản, việc các bên thỏa thuận bằng miệng hoàn toàn được pháp luật cho phép. Tuy nhiên cần phải đáp ứng được các điều kiện sau thì giao dịch mới phát sinh hiệu lực:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Do đó, việc cho vay tiền (thường được gọi là mượn tiền) chỉ bằng lời nói vẫn có giá trị pháp lý, hai bên phải thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.

- Bên vay tiền không trả nợ đúng hạn thì giải quyết thế nào?

Bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay cư trú, làm việc để đòi lại số tiền đã cho vay yêu cầu bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nếu bên vay chối bỏ nghĩa vụ trả tiền và cho rằng mình không có vay tiền thì bạn phải chứng minh với tòa án là có thoả thuận cho vay. Trường hợp này bạn có thể ghi âm lại lời nói mà bên vay tiền đã xác nhận mình đã vay, tin nhắn lúc bên vay tiền nhắn tin để vay tiền, những tin nhắn và lời nói hứa hẹn thời gian trả khoản tiền vay (như là đang gặp khó khăn, gia hạn thời hạn trả tiền…)

- Biện pháp ngăn chặn rủi ro khi giao kết hợp đồng bằng miệng

Khi giao kết hợp đồng vay tiền bằng miệng, để tránh những rủi ro, tranh chấp không đáng có bạn cần chú ý:

  • Việc giao kết hợp đồng nên có người làm chứng;
  • Nên giao dịch chuyển tiền cho vay qua các phương thức của ngân hàng;
  • Lưu giữ bằng chứng xác lập giao dịch bằng các file ghi âm, ghi hình.


Nếu bạn cần hiểu rõ và cụ thể hơn về nội dung này, bạn có thể liên lạc qua thông tin dưới đây để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư chuyên nghiệp của Phong & Partners.

=====================

HỆ THỐNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS

Trụ sở chính: Tầng 6 Tòa nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, TP. Đà Nẵng

Điện thoại: 02363.822.678

Email: phongpartnerslaw@gmail.com

Phong & Partners tại TP. Hồ Chí Minh:

Tầng 9, Toà nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0905.102.425

Phong & Partners tại TP. Đà Nẵng

Phong & Partners tại Sơn Trà: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0905.205.624

Phong & Partners tại Liên Chiểu: 21 Trương Văn Đa, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0961.283.093

Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0905.579.269

Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0901.955.099

 

Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:           

Logo
Phong & Partners cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất - là kết quả từ sự chuyên nghiệp, chuyên tâm và sự gắn kết, hỗ trợ hiệu quả của toàn hệ thống vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
Copyright © 2020 P&P. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
0905102425

02363 822 678

phongpartnerslaw@gmail.com

https://www.whatsapp.com/

https://www.viber.com/