* Luật sư Phan Thụy Khanh, Phó trưởng Văn phòng Luật sư Phong & Partners - Trưởng Chi nhánh Sơn Trà, trả lời:
Tranh chấp về di sản thừa kế thường là tranh chấp giữa những người có quan hệ huyết thống, gia đình. Nếu giải quyết không khéo, vấn đề này không những làm sứt mẻ tình cảm của những người đang tranh chấp mà có khi còn ảnh hưởng đến các thế hệ sau. Do đó, giải quyết câu chuyện này làm sao để vừa đảm bảo sự công bằng, đúng pháp luật vừa giữ được tình cảm gia đình là điều không hề đơn giản.
Bà Q. có thể tham khảo nội dung tư vấn dưới đây của Luật sư để cân nhắc trường hợp của gia đình mình.
Thứ nhất, chủ thể có quyền khởi kiện chia di sản thừa kế
Để xác định chủ thể có quyền khởi kiện chia di sản thừa kế, trước tiên cần phải xác định rõ ai là người có quyền hưởng di sản thừa kế. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, có hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Bộ luật Dân sự 2015 có các quy định về di chúc và thừa kế như sau:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Trong trường hợp người mất không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, nghĩa là không đáp ứng các điều kiện như quy định tại Điều 630 nêu trên, di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Cụ thể, khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Đối chiếu các quy định pháp luật nêu trên, chủ thể có quyền khởi kiện chia di sản thừa kế được xác định bao gồm:
Thứ nhất là những người được chỉ định trong di chúc.
Thứ hai là những người không phụ thuộc vào nội dung của di chúc bao gồm con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng và con thành niên mà không có khả năng lao động.
Thứ ba là những người thừa kế theo pháp luật, bao gồm những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai và thứ ba của người để lại di sản. Lưu ý, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, trong trường hợp của bà Q, vì ba mẹ bà Q khi mất có để lại di chúc, nếu di chúc này là hợp pháp, di sản thừa kế sẽ được chia theo di chúc. Theo di chúc, bà C, bà Q và ông S là những người được chỉ định hưởng di sản thừa kế. Do đó, cả 3 người đều có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế; nếu gia đình không thoả thuận được, bà C, bà Q và ông S có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản.
Thứ hai, thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế
Như phân tích ở trên, về mặt chủ thể, bà Q có quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế nhưng cũng cần xem xét về mặt thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015:
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Theo thông tin bà Q cung cấp, cha mẹ bà mất cách đây 20 năm; thời hiệu để yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Do đó, bà Q và 2 người anh em của bà Q có quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế.
Bài viết được đăng trên Báo Công an Đà Nẵng ngày 29/11/2024.
=========================
HỆ THỐNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Tầng 9, Toà nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0905.503.678 – 02822.125.678
Email: phongpartners.hcmc@gmail.com
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI QUẢNG NAM
Địa chỉ: 63 Hoàng Diệu, phường Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Điện thoại: 0905.794.678
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TÂY NGUYÊN
Địa chỉ: 05 Nguyễn Trường Tộ, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: 0901.955.099
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP ĐÀ NẴNG
1. Luật sư Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363.822.678 – 0905.102.425
2. Luật sư Phong & Partners tại Sơn Trà
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905.205.624
3. Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu
Địa chỉ: 223 Nguyễn Sinh Sắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961.283.093
4. Luật sư Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn
Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905.579.269
5. Luật sư Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901.955.099
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Website: https://phong-partners.com
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw
https://www.facebook.com/phongpartnerslaw.hcmc
https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson
https://www.facebook.com/luatsusontra
https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu