*Luật sư Phan Thụy Khanh, Phó trưởng Văn phòng Luật sư Phong & Partners – Trưởng Chi nhánh Sơn Trà trả lời:
Việc nhận nuôi con nuôi là điều không hiếm thấy trong thực tế do nhu cầu của các cặp vợ chồng hiếm muộn hoặc vì một nhân duyên nào đó dẫn đến quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi. Nhận người khác làm con nuôi hoặc cha mẹ nuôi là quyền hợp pháp của mỗi người, không ai có quyền ngăn cản, miễn sao đảm bảo các quy định của pháp luật. Vậy pháp luật quy định về quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi thế nào?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2014, việc nhận nuôi con nuôi sẽ dẫn đến hệ quả như sau:
“1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Theo đó, kể từ ngày xác lập việc nhận nuôi, giữa con nuôi và cha mẹ nuôi sẽ có các quyền, nghĩa vụ như con ruột với cha mẹ ruột; đồng thời, giữa con nuôi với các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác. Nói một cách ngắn gọn, quyền và nghĩa vụ giữa con nuôi với cha mẹ nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi không khác gì quyền và nghĩa vụ giữa con ruột với cha mẹ ruột và các thành viên khác của gia đình cha mẹ ruột.
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng có quy định tương tự, cụ thể:
“Điều 68. Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con
3. Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”
“Điều 78. Quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi
1. Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi.
Trong trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của Tòa án thì quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.”
Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định quyền thừa kế của cha mẹ nuôi và con nuôi như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”
“Điều 652. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
“Điều 653. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ
Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.”
Từ những căn cứ trên có thể thấy, nếu quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi được xác lập một cách hợp pháp thì sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ không khác gì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ ruột và con ruột. Các quyền và nghĩa vụ này chỉ chấm dứt trong trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Theo thông tin chị Vân cung cấp, mặc dù chị Vân là con nuôi nhưng chị và cha mẹ nuôi đã làm thủ tục nhận con nuôi hợp pháp tại Ủy ban nhân dân phường Thọ Quang nên chị sẽ có các quyền và nghĩa vụ đối với cha mẹ nuôi mình như các quy định nêu trên, trong đó có quyền thừa kế thế vị. Do cha nuôi chị mất trước ông nội, chị sẽ được hưởng phần di sản mà lẽ ra cha nuôi chị sẽ được hưởng từ di sản của ông nội nếu cha còn sống. Vì vậy, việc các cô, bác không cho chị hưởng di sản thừa kế của ông nội với lý do chị là con nuôi là không đúng quy định pháp luật.
Để bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp này, chị nên có trao đổi cụ thể với các cô, bác về quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định pháp luật; có thể các cô, bác này suy nghĩ theo thói thường mà không am hiểu pháp luật, không biết rằng việc họ ngăn trở quyền thừa kế của chị là trái pháp luật, do đó nên giải thích để họ hiểu. Đồng thời, về mặt tình cảm gia đình, cũng cần chứng minh để các cô, bác thấy quá trình chung sống giữa chị và cha mẹ nuôi có tình thương, có sự quan tâm chăm sóc nhau không khác gì cha mẹ - con ruột để họ thấy rằng việc chị được hưởng thừa kế là điều bình thường.
Trong trường hợp đã trao đổi giải thích nhưng các cô, bác vẫn không chấp nhận, chị có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Bài viết được đăng trên Báo Công an Đà Nẵng ngày 19/9/2023.
==============================
HỆ THỐNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Tầng 9, Toà nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0905 102 425
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP ĐÀ NẴNG
1. Luật sư Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363 822 678 - 0905 102 425
2. Luật sư Phong & Partners tại Sơn Trà
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 205 624
3. Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu
Địa chỉ: 21 Trương Văn Đa, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961 283 093
4. Luật sư Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn
Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 579 269
5. Luật sư Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901 955 099
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Website: https://phong-partners.com
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw
https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson
https://www.facebook.com/luatsusontra
https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu
https://www.facebook.com/LuatsuCamLe