GIAO DỊCH DÂN SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
Được đăng vào 10:54 Ngày 26/04/2022
Anh H hỏi: Con trai tôi mới 13 tuổi vì bị bạn bè rủ rê nên đã mang một cái nhẫn vàng trị giá 10 triệu của vợ tôi đi bán ở tiệm cầm đồ để lấy tiền ăn chơi. Sau khi biết được chuyện này, tôi đã đến tiệm cầm đồ để chuộc lại nhẫn nhưng chủ tiệm cầm đồ lại yêu cầu số tiền chuộc gấp đôi giá trị của chiếc nhẫn, nếu không sẽ không cho chuộc. Bây giờ tôi phải làm thế nào để lấy lại nhẫn, thưa luật sư?

Cám ơn Anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Phong & Partners. Sau khi tìm hiểu các quy định pháp luật có liên quan, chúng tôi có những trao đổi sau về vấn đề pháp lý của Anh.

 

1. Quy định pháp luật

Khoản 3 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi”.

Khoản 1 Điều 125 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Khoản 1 và Khoản 2 Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả”.

 

2. Phân tích, đánh giá

2.1. Hành vi cầm cố của con Anh và hậu quả pháp lý

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015, khi con của Anh thực hiện giao dịch khi ở độ tuổi 13 mà không phục vụ mục đích sinh hoạt thường ngày thì cần phải có người đại diện theo pháp luật tức là vợ chồng anh, chị đồng ý. Tuy nhiên, khi cháu thực hiện giao dịch với chủ tiệm cầm đồ lại không có sự đồng ý của anh, chị và cũng không phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi.

Như vậy, căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 123, Khoản 1 Điều 125, Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015, Anh có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên bố giao dịch trên vô hiệu do người thực hiện giao dịch là người chưa đủ năng lực hành vi dân sự; và hậu quả pháp lý của việc yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là buộc hai bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận (chủ tiệm hoàn trả nhẫn và tiền lãi vay đã nhận nếu có, Anh/Chị hoàn trả tiền mà con Anh/Chị đã nhận từ chủ tiệm cầm đồ).

2.2. Hành vi nhận cầm cố và yêu cầu tiền chuộc của chủ tiệm

Từ những thông tin Anh cung cấp, có cơ sở để cho rằng hành vi nhận cầm cố của chủ tiệm đã vi phạm quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ cầm đồ căn cứ theo quy định tại Điều 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP: không kiểm tra giấy tờ tùy thân của người cầm cố, nhận cầm cố tài sản không thuộc sở hữu của người cầm cố mà không có ủy quyền...

Như vậy, việc nhận cầm đồ từ người chưa có đủ năng lực hành vi dân sự thuộc về lỗi của chủ tiệm, do đó, chủ tiệm không có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại (là số tiền chuộc gấp đôi giá trị của chiếc nhẫn). Hơn nữa, số tiền đòi bồi thường là không có căn cứ theo quy định và hành vi của chủ tiệm có thể bị xử phạt hành chính từ 5 đến 10 triệu đồng và các trách nhiệm khác theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

2.3. Định hướng giải quyết

Bước 1: Thương lượng: Anh gửi văn bản đến chủ tiệm cầm đồ trình bày về đề nghị chuộc lại tài sản của mình. Trong đó, Anh có thể đề cập đến việc giao dịch giữa chủ tiệm và con Anh là vô hiệu và các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, đồng thời, chủ tiệm cũng không có quyền yêu cầu bồi thường. Ngoài ra, cũng có thể đề cập đến vi phạm hành chính của chủ tiệm.

Bước 2: Khởi kiện ra tòa án yêu cầu giải quyết: Trường hợp sau khi Anh gửi văn bản mà chủ tiệm không đồng ý giải quyết thì Anh có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu tuyên giao dịch cầm đồ giữa con Anh và chủ tiệm là vô hiệu do người xác lập chưa đủ năng lực hành vi dân sự.

 

3. Kết luận

Trong tình huống của anh, chủ tiệm cầm đồ đã từ chối hợp tác nên Quý khách có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo vụ việc để yêu cầu Tòa án tuyên bố việc mua bán giữa con của Quý khách và chủ tiệm cầm đồ là vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Phong & Partners liên quan đến vấn đề pháp lý của Quý khách trên cơ sở tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan. Nếu cần hiểu rõ và cụ thể hơn, bạn có thể gửi email, điện thoại hoặc đến văn phòng để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ luật sư của Phong & Partners.

 

===================

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS

Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng - 0905.102.425

CN Sơn Trà: 01 Đông Giang, Đà Nẵng - 0905.205624

CN Liên Chiểu: 21 Trương Văn Đa, Đà Nẵng - 0901.955099

CN Ngũ Hành Sơn: 03 Chu Cẩm Phong, Đà Nẵng - 0905.579269

Tel: 0236.3822678

Email: phongpartnerslaw@gmail.com

Web: https://phong-partners.com

Hãy để chúng tôi giúp bạn!
Số điện thoại: 02363 822 678
phongpartnerslaw@gmail.com

Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:           

Logo
Phong & Partners cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất - là kết quả từ sự chuyên nghiệp, chuyên tâm và sự gắn kết, hỗ trợ hiệu quả của toàn hệ thống vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
Copyright © 2020 P&P. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
0905102425

02363 822 678

phongpartnerslaw@gmail.com

https://www.whatsapp.com/

https://www.viber.com/