Cùng với dòng chảy của thời gian và sự phát triển, hội nhập của đất nước, các Luật sư đã và đang trở thành những nhà phản biện chuyên nghiệp khi nói lên sự thật, bảo vệ sự thật. Và quả thật, những ai thực sự có đam mê, có ý chí và sự quyết tâm, song hành với đạo đức, năng lực và sự rèn luyện, đều sẽ trở thành những Luật sư chân chính, chuyên nghiệp. Vậy, Luật sư thực sự là ai? Làm gì để trở thành một Luật sư? Đâu là hình ảnh của một Luật sư uy tín, chuyên nghiệp? Để có hiểu rõ hơn về nghề Luật sư và đặc điểm của nghề luật sư, kính mời Quý khách hàng đón đọc bài viết dưới đây.
1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến Luật sư
Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật Luật sư 2006 thì Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Căn cứ Điều 22 Luật Luật sư 2006 quy định về phạm vi hành nghề Luật sư, ta có thể hiểu Nghề Luật sư là việc Luật sư tham gia hoạt động tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng theo quy định của pháp luật.
Khi nhắc đến Luật sư, người ta thường nghĩ đến hình ảnh của Luật sư tranh tụng – hình ảnh người Luật sư với cặp táp trên tay, thường xuyên lui tới cơ quan Tòa án, đưa ra những phát biểu hùng hồn, thuyết phục, đối chất trực tiếp với kiểm sát viên, thẩm phán, với Luật sư của phe đối lập… Tuy nhiên, trên thực tế, phạm vi hành nghề Luật sư rộng hơn thế. Từ xa xưa, bên cạnh các tướng quân hay vua chúa đều có những "quân sư" hoặc "nhà thuyết khách" – người đưa ra những đánh giá, lời khuyên, cố vấn cho các lãnh đạo. Đây cũng là một trong những nền tảng của Luật sư tư vấn ngày nay.
Nhìn ra hệ thống tư pháp thế giới, Luật sư tư vấn và Luật sư tranh tụng là 2 nghề rất rõ rệt. Tại Việt Nam, thực tiễn hành nghề không phân biệt 02 hình thức hành nghề này. Theo đó, các Luật sư Việt Nam có thể hoạt động song song 02 vai trò. Vậy hiểu thế nào cho đúng về các hình thức hành nghề này?
Luật sư tư vấn là người giải thích cách luật áp dụng cho từng tình huống cụ thể và đưa ra hướng dẫn cũng như chiến lược giải quyết vấn đề.
Xét rộng hơn, công việc của Luật sư tư vấn là nghiên cứu các quy định pháp luật, hồ sơ và vụ việc thực tế mà khách hàng cung cấp để đánh giá cho khách hàng hiểu tình trạng pháp lý của họ, chỉ ra rủi ro mà khách hàng có thể đối diện, các hành động mà khách hàng nên hoặc cần tránh thực hiện, từ đó, đề xuất các giải pháp, khuyến nghị, cùng với sự đánh giá toàn diện về các ưu điểm, nhược điểm để khách hàng có cơ sở đưa ra quyết định phù hợp.
Luật sư tranh tụng là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự (trong các vụ án dân sự, hành chính), người bào chữa cho bị cáo và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại (trong các vụ án hình sự).
Trong tranh tụng, Luật sư sẽ thực hiện các công việc như nghiên cứu quy định pháp luật, hồ sơ liên quan, tư vấn hướng giải quyết và các hồ sơ khách hàng cần chuẩn bị; thu thập, nghiên cứu, đánh giá các chứng cứ, tài liệu và cung cấp cho Tòa án; đại diện và đưa ra các ý kiến, luận điểm, yêu cầu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng của mình trước các cơ quan có thẩm quyền.
2. Quy trình trở thành một Luật sư tại Việt Nam?
Nghề Luật sư được đánh giá là khá thời thượng và phù hợp với sự phát triển của xã hội bởi trên thực tế, Luật sư đang ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình, mức thu nhập cũng khá hấp dẫn đối với những Luật sư lành nghề. Tại Việt Nam, quá trình trở thành Luật sư, đặc biệt là Luật sư giỏi thực sự là một quá trình dài, đòi hỏi sự tập trung, quyết tâm trong quá trình học tập, sự nỗ lực và rèn luyện thường xuyên để đáp ứng các điều kiện tối thiểu theo quy định. Quy trình để trở thành Luật sư tại Việt Nam cơ bản như sau:
Để trở thành một Luật sư thì phải bắt đầu từ việc hoàn thành khoá đào tạo Cử nhân Luật tại các trường đại học. Khoá đào tạo này thường kéo dài 4 năm, tuỳ vào hình thức đào tạo và năng lực của người học. Trong suốt thời gian học tập, sinh viên tiếp cận với các khái niệm, nguyên tắc và quy định pháp luật, nắm vững kiến thức cơ bản về các lĩnh vực như Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Lao động, Luật Doanh nghiệp và nhiều lĩnh vực khác.
Sau khi có bằng cử nhân luật, người có nhu cầu trở thành Luật sư phải đăng ký tham dự khóa đào tạo nghề luật sư với thời gian là 12 tháng tại Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp. Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề Luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề Luật sư. Giấy chứng nhận này sẽ là bằng chứng cho việc cá nhân đó đã được đào tạo nghề Luật sư.
Khi đã hoàn thành khoá đào tạo nghề Luật sư và được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề Luật sư thì người có nhu cầu trở thành Luật sư sẽ tiếp tục đăng kí tham gia tập sự tại Đoàn Luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư mà mình tập sự và được Đoàn Luật sư cấp Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề Luật sư.
Thời gian tập sự tối thiểu là 12 tháng; người hướng dẫn phải là người có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm luật sư và chỉ được hướng dẫn cùng lúc 3 người. Riêng người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, tiến sĩ ngành luật, giảng viên cao cấp trong ngành luật sẽ được miễn tập sự.
Liên đoàn Luật sư Việt Nam là đơn vị tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư sẽ được Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Thông thường, kiểm tra kết thúc tập sự hành nghề luật sư gồm 2 phần: Thi viết và thi thực hành. Nội dung thi gồm các kỹ năng tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật; pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam…
Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Sau khi có chứng chỉ hành nghề, luật sư phải đóng phí gia nhập Đoàn Luật sư và được cấp Thẻ Luật sư.
3. Nguyên tắc hành nghề Luật sư
Như bất cứ ngành nghề nào hoạt động theo sự phân công của xã hội, hành nghề Luật sư cũng phải dựa trên các nguyên tắc căn bản là nền tảng chuẩn mực trong ứng xử nghề nghiệp của Luật sư. Tại Việt Nam, nguyên tắc hành nghề Luật sư dựa trên nền tảng pháp lý và đạo đức chuyên nghiệp và được quy định tại Điều 5 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung) 2012 như sau:
4. Tiêu chuẩn đạo đức của Luật sư thế nào?
Nghề Luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, đặc biệt trong lĩnh vực pháp lý, Luật sư không chỉ đóng vai trò là người đại diện cho khách hàng mà còn là người gắn kết giữa công lý và những người tìm đến sự bảo vệ pháp lý chính vì vậy những tiêu chuẩn về nghề nghiệp được đặt ra rất khắt khe trong đó bao gồm cả tiêu chuẩn về đạo đức. Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cơ bản của nghề luật sư.
Tiêu chuẩn đạo đức là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình hành nghề Luật sư. Không những vậy, đây còn là tiêu chí đánh giá độ tin cậy và chất lượng của một Luật sư trong việc đại diện cho khách hàng khi tham gia vào quá trình pháp lý. Chính vì vậy, mỗi Luật sư đều phải lấy Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư làm khuôn mẫu cho sự ứng xử và tu dưỡng, rèn luyện để giữ gìn uy tín nghề nghiệp, thanh danh của luật sư, xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội.
Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư tại Việt Nam – tải về ở đây
5. Quyền và nghĩa vụ của Luật sư thế nào?
Luật sư là những chuyên gia pháp lý được ủy quyền để đại diện cho người khác trong các vụ việc pháp lý. Hiện nay vai trò của Luật sư đang ngày càng được nâng cao và trở nên bình đẳng hơn so với phía bên cơ quan tố tụng. Họ đóng một vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật và đảm nhận nhiều quyền và nghĩa vụ khác nhau để bảo vệ quyền lợi và đảm bảo công bằng trong quá trình pháp lý. Chính vì vậy, Luật sư được nhà nước và pháp luật bảo vệ, có những quyền và nghĩa vụ quy định cho Luật sư tại Điều 21 Luật Luật sư 2015 – 03/VBHN-VPQH.
Quyền của Luật sư bao gồm:
Nghĩa vụ của Luật sư bao gồm:
6. Thế nào là một Luật sư giỏi?
Những năm gần đây, ngày càng có nhiều người có nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý do Luật sư cung cấp. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều mong muốn tìm cho mình một Luật sư giỏi vừa có đủ sự tin cậy, vừa có tâm, có tầm, giàu kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề khi họ gặp phải. Vậy như thế nào là một Luật sư giỏi?
Luật sư giỏi được đánh giá không chỉ dựa vào kiến thức chuyên môn mà bên cạnh đó còn có kinh nghiệm, đạo đức bản thân và bản lĩnh nghề nghiệp của chính họ. Tại Phong & Partners, chúng tôi luôn định hình và trung thành với các tiêu chí quan trọng để xây dựng đội ngũ Luật sư giỏi:
Một là, tiêu chuẩn về phẩm hạnh:
- Luôn đặt “chữ tâm” lên hàng đầu;
- Luôn trung thực và khách quan
- Luôn kiên trì và nhẫn nại,
- Luôn mẫn cán với công việc;
- Luôn hành động vì lợi ích chính đáng của khách hàng.
Hai là, tiêu chuẩn về kỹ năng nghề nghiệp - Kỹ năng tư duy logic và tư duy pháp lý:
- Kỹ năng trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói
- Kỹ năng nghiên cứu và phân tích quy định của pháp luật;
- Kỹ năng tranh luận và phản biện;
- Kỹ năng đàm phán và thuyết phục;
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc.
7. Thế nào là một Luật sư chuyên nghiệp?
Trong cuộc sống, không ai muốn gặp phải những vấn đề pháp lý phức tạp, nhưng đôi khi điều đó vẫn xảy ra. Lúc này sự hiện diện của một Luật sư chuyên nghiệp sẽ trở thành giải pháp tối ưu, đáng tin cậy, giúp chúng ta vượt rắc rối pháp lý và bảo vệ quyền lợi của chúng ta. Một Luật sư chuyên nghiệp sẽ là một Luật sư có các yếu tố dưới đây:
8. Thế nào là một Luật sư có uy tín?
Trong thực tế, các cá nhân, doanh nghiệp thường đối mặt với không ít những vấn đề pháp lý rắc rối, đau đầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đầy đủ kiến thức pháp lý, kinh nghiệm và sự bình tĩnh để xử lý vấn đề. Lúc này, khách hàng sẽ tìm đến Luật sư mà tiêu chí hàng đầu được đề ra khi sử dụng dịch vụ Luật sư chính là sự uy tín. Việc chọn một Luật sư uy tín, có chuyên môn, kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đều đem lại sự an tâm và niềm tin cho khách hàng.
Kiến thức chuyên sâu và kỹ năng pháp lý vượt trội
Luật sư uy tín phải có kiến thức pháp lý sâu rộng và hiểu biết rõ về lĩnh vực mà họ đang làm việc. Họ cần theo dõi và nắm bắt những thay đổi pháp luật mới nhất để áp dụng vào công việc của mình. Bên cạnh đó, kỹ năng pháp lý và phân tích tình huống cũng là yếu tố quan trọng, giúp luật sư đưa ra những giải pháp hợp lý và bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Luôn thành thật và có cái nhìn khách quan.
Một Luật sư uy tín sẽ không đưa ra những kết quả không phù hợp mà thay vào đó là thẳng thắn nhận xét đúng về vụ việc, giải thích cho khách hàng các vấn đề pháp lý theo cách dễ hiểu nhất cùng với đó là các phương án khả thi.
Kinh nghiệm giải quyết các vụ việc phức tạp đã giải quyết thành công
Khách hàng sẽ quan tâm đến tỷ lệ thành công của những vụ việc tương tự với vụ việc mà họ đang gặp phải. Nếu tỷ lệ các vụ việc này ở mức thành công cao thì khách hàng sẽ dựa vào đó để đặt niềm tin vào Luật sư.
Công bằng và lẽ phải
Luật sư uy tín không chỉ tìm kiếm sự chiến thắng trong vụ kiện và tranh tụng, mà còn hướng đến sự công bằng và bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Họ đứng về phía khách hàng, lắng nghe và hiểu rõ vấn đề mà họ đang đối mặt, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp và đạt được kết quả tích cực.
Đạo đức nghề nghiệp
Luật sư uy tín tuân thủ các nguyên tắc đạo đức và đạo đức nghề nghiệp. Họ làm việc với tính minh bạch, trung thực và tôn trọng quyền riêng tư của khách hàng. Họ giữ bí mật luật sư và không lợi dụng thông tin của khách hàng vì lợi ích cá nhân.
9. Câu hỏi liên quan
(1) Luật sư thừa kế là gì?
Luật sư thừa kế là người am hiểu, nhiều nhiều kinh nghiệm về tư vấn luật thừa kế tài sản, đất đai, đảm bảo quyền lợi của người thừa kế và giúp quá trình thừa kế diễn ra một cách suôn sẻ, nhanh chóng.
(2) Luật sư đất đai là gì?
Luật sư nhà đất là người tư vấn, làm dịch vụ thực hiện các thủ tục giao dịch nhà đất, tham gia giải quyết tranh chấp các vấn đề liên quan đến đất đai, nhà ở.
(3) Luật sư ly hôn là gì?
Luật sư ly hôn là những luật sư hoạt động trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, nắm chắc kiến thức pháp luật về Hôn nhân và gia đình, hồ sơ, thủ tục giải quyết vụ việc ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương tại Tòa án có thẩm quyền.
(4) Luật sư doanh nghiệp là gì?
Luật sư doanh nghiệp được định nghĩa là người giúp doanh nghiệp giải quyết mọi vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp. Trong cơ cấu hoạt động, luật sư doanh nghiệp đóng vai trò như một “phòng pháp chế” của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm kiểm soát và giải quyết toàn bộ vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình vận hành doanh nghiệp liên quan đến khách hàng (hợp đồng, công nợ...), người lao động (lương, chế độ, bảo hiểm...), mối quan hệ nội bộ (thành viên/cổ đông, dung hòa và phát triển...), cơ quan nhà nước (giấy phép & thủ tục hành chính, thuế…)
(5) Luật sư có được làm công chứng viên không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng năm 2014 thì công chứng viên không được đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác. Do đó, một người không được đồng thời hành nghề Luật sư và Công chứng viên. Nếu Luật sư muốn trở thành Công chứng viên, Luật sư phải đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật về hành nghề công chứng, ngoài ra, phải trả thẻ Luật sư trước khi đề nghị bổ nhiệm Công chứng viên.
(6) Luật sư có được làm trọng tài viên?
Tại Điều 20 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định các tiêu chuẩn của trọng tài viên như sau:
“1. Những người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể làm Trọng tài viên:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;
– Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;
– Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu thứ hai cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.
2. Những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên:
a) Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;
b) Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.”
Như vậy, Luật sư vẫn có thể trở thành Trọng tài viên nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn được pháp luật quy định như trên.
(7) Luật sư có được làm thừa phát lại không?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 4 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định Thừa phát lại không được kiêm nhiệm hành nghề công chứng, Luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản. Theo quy định trên thì chỉ nghiêm cấm việc vừa làm luật sư vừa làm thừa phát lại. Vì vậy, trường hợp luật sự chuyển sang làm thừa phát lại thì không hề bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật.
10. Bài viết liên quan
(1). Con đường để sinh viên Luật trở thành Luật sư chuyên nghiệp
https://phong-partners.com/con-duong-de-sinh-vien-luat-tro-thanh-luat-su-chuyen-nghiep
(2). Luật sư Đà Nẵng
https://phong-partners.com/luat-su-da-nang
(3). Luật sư thừa kế tại TP HCM
https://phong-partners.com/luat-su-thua-ke-tai-tp-hcm
(4). Luật sư hợp đồng tại TP HCM
https://phong-partners.com/luat-su-hop-dong-tai-tp-ho-chi-minh
(5). Luật sư đất đai tại TP HCM
https://phong-partners.com/luat-su-dat-dai-tai-tp-ho-chi-minh
(6). Luật sư doanh nghiệp tại TP HCM
https://phong-partners.com/luat-su-doanh-nghiep-tai-tp-ho-chi-minh
(7). Luật sư ly hôn tại TP HCM
https://phong-partners.com/luat-su-ly-hon-tai-tp-ho-chi-minh