Dù tác phẩm có thể mang tính đặc thù dưới góc độ pháp lý thế nhưng khi tranh chấp quyền tác giả nảy sinh thì thường rất phức tạp, ảnh hưởng không ít đến cơ hội, lợi ích và động lực sáng tạo. Luật sư quyền tác giả quận Bình Thạnh sẽ là sự lựa chọn hữu hiệu của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Hiểu đơn giản, tác phẩm là sản phẩm được tạo nên từ bàn tay cùng khối óc của tác giả trong nhiều lĩnh vực như văn học, nghệ thuật, khoa học. Đó là những sáng tạo mang đậm dấu ấn cá nhân nhằm thể hiện lý tưởng, tâm tư, tình cảm, nhiệt huyết, tài nghệ, thông điệp, nhân sinh quan của tác giả. Do đó, quyền tác giả là quyền rất quan trọng đối với tác giả và chủ sở hữu tác phẩm; chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2022, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả bao gồm những quyền nhân thân và tài sản mà pháp luật trao cho tác giả hay chủ sở hữu của một tác phẩm.
Luật sư quyền tác giả là những luật sư giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng. Luật sư quyền tác giả giúp cho cá nhân, tổ chức là tác giả và chủ sở hữu quyền hiểu rõ các khía cạnh pháp lý để thực hiện và bảo vệ quyền tác giả của họ đối với tác phẩm sáng tạo của mình.
Cách mạng công nghệ 4.0 được xem là chiếc vé “vàng” cho các tác giả, chủ sở hữu đang phát triển có cơ hội tác động vào lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tùy vào nhu cầu pháp lý của khách hàng, Luật sư quyền tác giả quận Bình Thạnh cung cấp các dịch vụ sau:
a. Tư vấn liên quan đến quyền tác giả:
b. Soạn thảo hồ sơ, thực hiện thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
c. Đại diện bảo vệ quyền lợi tại Tòa án/Trung tâm trọng tài
Quyền tác giả theo quy định từ Luật Sở hữu trí tuệ được bảo hộ tự động kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và biểu hiện thành một hình thức vật chất cụ thể, không cần công bố hay đăng ký. Từ suy nghĩ này, nhiều tác giả có thể cho rằng mình đã “nghiễm nhiên” được pháp luật bảo vệ.
Tuy nhiên, thực tế lại không phải vậy. Luật sư quyền tác giả quận Bình Thạnh sẽ giải thích chi tiết hơn nữa lý do vì sao nên đăng ký quyền tác giả. Lý do quan trọng nhất là vì quyền tác giả là một đối tượng rất dễ bị “đánh cắp”. Trong quá trình sáng tạo, không thể tránh khỏi việc các ý tưởng được chia sẻ lên các tài khoản mạng (nguy cơ bị hack tài khoản), hoặc vô tình chia sẻ cho các cộng sự, người trợ lý… hay thậm chí là trong quá trình tác phẩm chưa kịp trở nên “viral” thì đã “bị” đưa đi đăng ký…
Thông thường, khi xảy ra tranh chấp, pháp luật vẫn ưu tiên bảo vệ những chủ thể đã đăng ký bảo hộ tác quyền tại cơ quan có thẩm quyền. Nghĩa là về cơ bản, những chủ thể này không phải chứng minh mình là chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tác giả, trừ khi bên còn lại của tranh chấp đã đưa ra minh chứng chắc chắn về quyền tác giả của họ. Do đó, nhìn chung, việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả sẽ giúp đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho chủ thể quyền, hạn chế rủi ro phát sinh tranh chấp với cá nhân, tổ chức khác cũng như ngăn chặn các hành vi xâm phạm.
Pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng là lĩnh vực pháp lý đặc thù. Việc giải quyết các tranh chấp về quyền tác giả không chỉ yêu cầu kiến thức chuyên môn mà đòi hỏi phải có sự am hiểu các lĩnh vực pháp lý có liên quan khác. Do đó, khi lựa chọn Luật sư quyền tác giả, cần lưu ý các tiêu chí sau đây của Luật sư:
Với kim chỉ nam “Lấy chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng làm mục tiêu hoạt động”, hoạt động vì triết lý “Tôn công lý – Trọng thiện chí”, Luật sư quyền tác giả quận Bình Thạnh thuộc hệ thống Phong & Partners luôn làm việc với tâm huyết, đam mê, tinh thần trách nhiệm, đảm bảo quyền và lợi ích cho khách hàng. Nếu bạn đang tìm kiếm Luật sư để đồng hành trên hành trình giải quyết vướng mắc pháp lý, tranh chấp quyền lợi trong lĩnh vực quyền tác giả, hãy liên hệ với Phong & Partners, đội ngũ Luật sư, chuyên viên tận tâm, giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng.
Văn phòng Luật sư Phong & Partners - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
Quyền tác giả bao gồm nhiều đối tượng khác nhau, vậy nên các hình thức tranh chấp về quyền tác giả cũng theo đó mà phát sinh. Một số hình thức tranh chấp về quyền tác giả thường xảy ra, nổi bật như:
Trong một thế giới nơi sự sáng tạo và sản xuất nội dung ngày càng trở nên quan trọng, việc bảo vệ quyền tác giả trở thành một vấn đề cấp thiết. Những câu chuyện đầy ý nghĩa, các tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời và các sản phẩm sáng tạo không chỉ thể hiện sự đổi mới và tài năng của con người, mà còn thúc đẩy sự phát triển xã hội và kinh tế. Tuy nhiên, khi các tác phẩm này xuất hiện, cũng đồng nghĩa với sự xuất hiện của những thách thức liên quan đến quyền tác giả và bản quyền. Sao chép trái phép, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và tranh chấp về quyền tác giả trở thành hiện tượng không thể tránh khỏi. Vậy phương án giải quyết nào phù hợp khi tranh chấp quyền tác giả xảy ra?
Điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định: “Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự”. Cụ thể Điều 211, 212 Luật Sở hữu trí tuệ 2015 quy định các hành vi như sau:
- Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính:
- Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự:
Như vậy, khi phát hiện có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình thì tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
Khác với nhãn hiệu, quyền tác giả không cần phải trải qua thủ tục đăng ký tại Cơ quan nhà nước mà được xác lập ngay tại thời điểm tác phẩm hình thành. Quyền tác giả là loại quyền phát sinh mặc nhiên từ khi ý tưởng sáng tạo được chuyển thể thành một hình thức khách quan nào đó mà người khác có thể nhận thấy. Từ khi tác phẩm được định hình, chủ thể quyền tác giả đã được bảo hộ quyền về mặt pháp lý. Như vậy, pháp luật sở hữu trí tuệ không bắt buộc chủ thể quyền phải tiến hành đăng ký mới được bảo hộ.
Tuy nhiên, việc đăng ký bản quyền tác giả cũng hết sức cần thiết, đây là thủ tục ghi nhận quyền tác giả. Khi có tranh chấp về quyền tác giả, văn bằng bảo hộ sẽ có giá trị quan trọng trong việc chứng minh quyền tác giả.
Luật sư quyền tác giả quận Bình Thạnh hướng dẫn thủ tục đăng ký quyền tác giả:
* Thành phần hồ sơ:
* Cơ quan có thẩm quyền: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng)
* Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn hợp lệ
* Lệ phí: Từ 100.000 đồng đến 600.000 đồng
Lưu ý: Thời hạn bảo hộ trên chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
(1) Tác giả, Họa sĩ Lê Linh đã phải mất 12 năm dài đằng đẵng để giải quyết tranh chấp bản quyền nhân vật trong tác phẩm Thần đồng Đất Việt
Năm 2001, họa sĩ Lê Linh bắt đầu làm việc tại Công ty Phan Thị và được giao thực hiện bộ truyện tranh Thần đồng Đất Việt. Tranh chấp quyền tác giả xảy ra khi đến tập 78, họa sĩ Lê Linh chấm dứt cộng tác với Phan Thị nhưng sau đó Phan Thị vẫn thuê họa sĩ làm tiếp và xuất bản từ tập 79 trở đi mà không có sự đồng ý của Lê Linh.
Năm 2007, Lê Linh bắt đầu khởi kiện vụ án xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Công ty Phan Thị và bà Phan Thị Mỹ Hạnh. TAND quận 1 xử sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của họa sĩ Lê Linh. Công ty Phan Thị và bà Hạnh không chấp nhận bị xử thua, kháng cáo toàn bộ bản án. Ngày 3/9/2019, Tòa phúc thẩm xác định họa sĩ Lê Linh là tác giả 4 hình tượng Tý, Sửu, Dần, Mẹo trong tác phẩm nổi tiếng Thần đồng đất Việt.
(2) Tranh chấp bản quyền thơ “Tổ quốc gọi tên mình”
Vụ tranh chấp tác quyền bài thơ Tổ quốc gọi tên đang khiến dư luận chia làm hai luồng ý kiến. Một bên cho rằng bài thơ được biết tới như tác phẩm của Nguyễn Phan Quế Mai và vẫn là của chị vì nữ tác giả đưa ra được các bằng chứng. Ngược lại, một luồng dư luận khác tin vào những lời giải thích của ông Ngô Xuân Phúc dù ông chưa đưa ra bất cứ bằng chứng nào.
Nguyễn Phan Quế Mai khẳng định chị là tác giả của bài thơ. Chị cho rằng ông Phúc đã "vu khống" và hạ uy tín của mình. Nếu ông Phúc không công khai xin lỗi trước ngày 10/10/2015, Quế Mai sẽ đưa vụ việc ra tòa. Đến nay đã qua thời điểm 10/10/2015, ông Phúc không đưa ra lời xin lỗi, còn Nguyễn Phan Quế Mai vẫn giữ im lặng.
(3) Ca sĩ Taylor Swift đã phải mất trắng bản thu âm 6 album đầu tay các bài hát do mình sáng tác vào tay của công ty quản lý
Tháng 6/2019, Braun Scooter đã mua lại công ty Big Machine Records, công ty quản lý cũ của Taylor Swift, với giá 237 triệu bảng Anh. Vì thế, Braun trở thành chủ nhân mới của 6 albums phòng thu đầu tiên của cô, từ album “Taylor Swift” (2006) cho đến “reputation” (2017). Nữ ca sĩ cho hay chính Braun và nhà sáng lập Big Machine Records – ông Scott Borchette không cho phép cô trình diễn những bài hát cũ của mình trên sóng truyền hình vì chúng phải được thu lại. Theo điều khoản mà cô đã ký trước đó, đây là điều Taylor Swift không thể thực hiện được một cách hợp pháp cho đến tận năm 2020. Sau những lùm xùm về vụ bản quyền âm nhạc với quản lý cũ Scooter Braun, Taylor Swift đã ra quyết định thu âm lại toàn bộ những album trước của mình (từ album đầu tiên mang tên mình là Taylor Swift cho đến album cuối cùng còn dính dáng hợp đồng với hãng đĩa cũ là Lover).
(1) Tranh chấp quyền tác giả là gì? Một số vụ tranh chấp quyền tác giả điển hình
https://phong-partners.com/luat-su-giai-quyet-tranh-chap-quyen-tac-gia-tai-da-nang
(2) Phân biệt quyền tác giả và quyền liên quan
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Quyền tác giả bảo hộ tác phẩm của tác giả, trong khi quyền liên quan là quyền được trao cho một vài nhóm người vì vai trò quan trọng của họ đối với việc truyền bá và phổ biến một số loại hình tác phẩm đến với công chúng.
Ví dụ: Đối với một bài hát, quyền tác giả bảo hộ phần nhạc của nhạc sỹ và phần ca từ của người viết lời, và quyền liên quan sẽ được áp dụng đối với:
- Phần biểu diễn của nhạc công và ca sỹ trình bày bài hát đó;
- Bản ghi âm/ghi hình chứa bài hát đó của nhà sản xuất; và
- Chương trình phát sóng của tổ chức sản xuất chương trình chứa bài hát đó.
==============================
HỆ THỐNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Tầng 9, Toà nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0905 503 678
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP ĐÀ NẴNG
1. Luật sư Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363 822 678 - 0905 102 425
2. Luật sư Phong & Partners tại Sơn Trà
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 205 624
3. Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu
Địa chỉ: 21 Trương Văn Đa, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961 283 093
4. Luật sư Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn
Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 579 269
5. Luật sư Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901 955 099
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Website: https://phong-partners.com
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw
https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson
https://www.facebook.com/luatsusontra
https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu
https://www.facebook.com/LuatsuCamLe