Cần xây dựng chiến lược bào chữa chặt chẽ, đảm bảo phù hợp với hoàn cảnh của vụ án và thân chủ. Trong quá trình làm việc, luật sư cũng cần có khả năng giao tiếp tốt để thuyết phục thân chủ, Hội đồng xét xử và các bên liên quan. Bên cạnh đó, luật sư bào chữa phải linh hoạt xử lý các tình huống bất ngờ tại tòa, đặc biệt khi xuất hiện chứng cứ mới. Kỹ năng tranh luận và đối chất giúp luật sư làm rõ vấn đề, bảo vệ quan điểm của mình một cách hiệu quả. Đồng thời, đạo đức nghề nghiệp và sự tận tâm với thân chủ là yếu tố không thể thiếu để xây dựng niềm tin và uy tín. Tâm lý vững vàng trong các vụ án phức tạp cũng là yếu tố quyết định thành công. Tất cả những kinh nghiệm này giúp luật sư không chỉ bảo vệ thân chủ mà còn góp phần đảm bảo sự công bằng trong hệ thống pháp luật.
Vụ án hình sự là vụ việc vi phạm có dấu hiệu là tội phạm đã được quy định trong Bộ luật Hình sự và được cơ quan có thẩm quyền ra lệnh khởi tố về hình sự để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo các trình tự, thủ tục đã được quy định ở Bộ luật Tố tụng hình sự. Khác với vụ án dân sự, trong vụ án hình sự, quan hệ pháp luật bị xâm phạm là các quan hệ liên quan đến chủ quyền quốc gia, an ninh đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân… được pháp luật hình sự bảo vệ.
a. Bản chất pháp lý của vụ án hình sự:
b. Hành vi phạm tội và trách nhiệm hình sự
c. Tính chất bắt buộc của tố tụng
d. Vai trò của chứng cứ
e. Hậu quả pháp lý
f. Đặc thù về vai trò luật sư bào chữa: Trong vụ án hình sự, luật sư bào chữa không chỉ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị cáo mà còn góp phần đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong xét xử.
Luật sư bào chữa đóng vai trò quan trọng trong các vụ án hình sự, với nhiệm vụ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp còn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự, đồng thời góp phần bảo vệ công lý và tính minh bạch trong tố tụng. Để bảo vệ tối đa quyền lợi của bị can, bị cáo, luật sư sẽ thực hiện thông qua các công việc như sau:
Thứ nhất, luật sư đại diện pháp lý cho bị can, bị cáo trong toàn bộ quá trình tố tụng. Luật sư là người đại diện pháp lý của bị cáo từ khi khởi tố, điều tra, truy tố cho đến khi xét xử. Việc có luật sư đại diện giúp bị can, bị cáo hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời đảm bảo rằng mọi thủ tục pháp lý được tuân thủ đúng quy định.
Thứ hai, luật sư có kinh nghiệm tronng các vụ án hình sự sẽ tư vấn pháp lý, giải thích các quyền và nghĩa vụ cho bị can, bị cáo giúp họ hiểu rõ tình hình pháp lý mà mình đang đối mặt.
Thứ ba, luật sư tiến hành thu thập các chứng cứ, tài liệu có lợi cho việc bào chữa. Luật sư tham gia nhiều vụ án hình sự sẽ có nhiều kinh nghiệm trong việc tìm kiếm các bằng chứng mới, trao đổi với nhân chứng và thu thập các tài liệu cần thiết. Luật sư trình bày các bằng chứng và lập luận để chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ tội danh cho bị can, bị cáo trước tòa án.
Thứ tư, luật sư giám sát việc tuân thủ các quy trình pháp lý, đảm bảo quyền lợi của bị can, bị cáo không bị xâm phạm. Luật sư có thể đề nghị các biện pháp pháp lý nếu phát hiện các vi phạm hoặc bất công trong quá trình tố tụng. Luật sư cũng đảm bảo rằng bị can, bị cáo được tiếp cận với mọi quyền lợi pháp lý mà họ được hưởng, như quyền im lặng, quyền không bị ép cung và quyền được đối xử nhân đạo.
Thứ năm, luật sư tham gia tranh tụng, trình bày các lập luận bào chữa trước tòa án. Kinh nghiệm của Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự là biết cách đặt câu hỏi cho nhân chứng, phản biện các luận điểm của bên công tố và bảo vệ quan điểm của mình. Sự hiện diện của luật sư bào chữa tại tòa giúp đảm bảo rằng mọi chứng cứ và lập luận đều được xem xét công bằng.
Do đó, nếu không có luật sư, bị cáo phải tự bào chữa hay tự bảo vệ cho chính mình trong phiên tòa hình sự. Đây điều vô cùng khó khăn và bất lợi đối với bất cứ bị cáo, việc tự bào chữa có thể dẫn đến nhiều hậu quả không đáng có như:
Chính vì vậy, việc mời luật sư bào chữa có kinh nghiệm trong các vụ án hình sự tham gia bào chữa là điều vô cùng quan trọng. Bởi luật sư là người có thể đưa ra những bằng chứng, luận cứ bào chữa chặt chẽ, lập luận logic, thuyết phục để bảo vệ cho quyền lợi của bị cáo trong suốt quá trình tố tụng hình sự. Hơn hết là giúp bị cáo ổn định tâm lý, thống nhất lời khai, nhận được các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Việc giải quyết vụ án hình sự được tiến hành qua nhiều giai đoạn khác nhau. Các giai đoạn tố tụng độc lập nhưng có vai trò quan trọng và bổ trợ lẫn nhau. Theo đó, các giai đoạn giải quyết vụ án hình sự gồm: Khởi tố vụ án; Điều tra vụ án; Truy tố; Xét xử vụ án (Xét xử sơ thẩm; Xét xử phúc thẩm); Thi hành án. Các giai đoạn được thực hiện cụ thể như sau:
4.1. Khởi tố vụ án
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của tố tụng hình sự trong đó có cơ quan thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. Cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử hoặc đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm hoặc các cơ quan khác thuộc lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, căn cứ để khởi tố vụ án hình sự được nêu cụ thể tại Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định:
Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
1. Tố giác của cá nhân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
6. Người phạm tội tự thú.
Kết quả của giai đoạn tố tụng này là việc cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định khởi tố vụ án để chuyển sang các giai đoạn tiếp theo hoặc ban hành quyết định không khởi tố vụ án.
4.2. Điều tra vụ án
Căn cứ theo Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền điều tra vụ án hình sự gồm:
1. Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
5. Việc phân cấp thẩm quyền điều tra như sau:
a) Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực;
Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp khu vực nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;
c) Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng điều tra vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Do đó, giai đoạn này cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành các hoạt động: Khởi tố và hỏi cung bị can; Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, đối chất và nhận dạng; Khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật; Khám nghiệm hiện trường, xem xét dấu vết trên thực nghiệm điều tra; Giám định và định giá tài sản. Vậy nên, khi đủ chứng cứ xác định tội phạm và người phạm tội thì Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố.
4.3. Truy tố
Truy tố là việc đưa người phạm tội ra trước tòa án để xét xử. Theo đó, sau khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố rồi gửi cùng hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát cùng cấp thực hiện thẩm quyền truy tố. Căn cứ theo Điều 239 Bộ luật Tố tụng hình sự thẩm quyền truy tố thuộc Viện kiểm sát nhân dân.
1. Viện kiểm sát cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp đó quyết định việc truy tố. Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với vụ án.
Trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, Viện kiểm sát ra ngay quyết định chuyển vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền. Việc chuyển vụ án cho Viện kiểm sát ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu quyết định.
Đối với vụ án do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp trên quyết định việc truy tố. Chậm nhất là 02 tháng trước khi kết thúc điều tra, Viện kiểm sát cấp trên phải thông báo cho Viện kiểm sát cấp dưới cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án để cử Kiểm sát viên tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án. Ngay sau khi quyết định truy tố, Viện kiểm sát cấp trên ra quyết định phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử; sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng, Viện kiểm sát cấp dưới có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử theo đúng quy định của Bộ luật này.
2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án, Viện kiểm sát phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đã kết thúc điều tra vụ án, bị can hoặc người đại diện của bị can, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố tụng khác.
Việc giao, gửi hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 240 của Bộ luật này. Trong trường hợp này, thời hạn truy tố được tính từ ngày Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố nhận được hồ sơ vụ án.
Giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát nhân dân ra một trong các quyết định: Truy tố bị can trước Tòa án; Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án căn cứ theo quy định tại Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Điều 240. Thời hạn quyết định việc truy tố
1. Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định:
a) Truy tố bị can trước Tòa án;
b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.
Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
4.5. Xét xử vụ án
Xét xử sơ thẩm: Trường hợp bản án sơ thẩm không bị khán cáo, kháng nghị trong thời hạn quy định thì sẽ có hiệu lực pháp luật và được thi hành án. Ngược lại, trường hợp bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị phải tiến hành xét xử phúc thẩm. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án được quy định tại Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án
1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:
a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
c) Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự;
d) Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án:
a) Vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực;
b) Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;
c) Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.
Xét xử phúc thẩm: Được thực hiện khi bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị. Thẩm quyền xét xử phúc thẩm được giao cho cấp cao hơn xét xử lại bản án bị kháng cáo, kháng nghị của cấp dưới và được quy định cụ thể tại Điều 344 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
Điều 344. Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
2. Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị.
3. Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự khu vực bị kháng cáo, kháng nghị.
4. Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự cấp quân khu bị kháng cáo, kháng nghị.
4.5. Thi hành án hình sự
Căn cứ Điều 364 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Thẩm quyền và thủ tục ra quyết định thi hành án:
Điều 364. Thẩm quyền và thủ tục ra quyết định thi hành án
1. Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Chánh án Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án.
2. Thời hạn ra quyết định thi hành án là 07 ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác thi hành của Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm thì Chánh án Tòa án được ủy thác phải ra quyết định thi hành án.
Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại mà bỏ trốn thì Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án yêu cầu cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi người bị kết án phạt tù đang tại ngoại ra quyết định truy nã.
5. Kỹ năng của Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự
6. Kinh nghiệm của Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự
Kinh nghiệm của Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự bao gồm các yếu tố thực tiễn và kỹ năng chuyên môn, giúp luật sư thực hiện vai trò bào chữa hiệu quả trong các vụ án hình sự. Dưới đây là những kinh nghiệm để bào chữa cho một vụ án hình sự mà Luật sư cần có:
Thứ nhất, hiểu rõ bản chất vụ án và hệ thống pháp luật. Nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, đánh giá toàn bộ các tài liệu, chứng cứ buộc tội, và các lời khai của bên liên quan. Luật sư cần xác định những điểm mâu thuẫn, không hợp lý hoặc vi phạm thủ tục tố tụng. Luật sư cần am hiểu về Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, các văn bản hướng dẫn và các tình tiết liên quan đến vụ án nắm vững các quy định pháp luật.
Thứ hai, xây dựng chiến lược bào chữa. Luật sư cần xác định hướng bào chữa hợp lý, chọn phương án phù hợp như: chứng minh bị cáo vô tội, tình tiết giảm nhẹ, hoặc vi phạm tố tụng dẫn đến hủy án. Chủ động trong phản biện đưa ra các lập luận sắc bén để phản bác chứng cứ buộc tội và lập luận của Viện kiểm sát.
Thứ ba, nhạy bén trong việc xử lý tình huống tại phiên tòa. Đặt câu hỏi đối chất tập trung vào những mâu thuẫn trong lời khai hoặc sai sót trong chứng cứ. Thuyết phục hội đồng xét xử, sử dụng lý luận chặt chẽ, dẫn chứng pháp luật và các yếu tố thực tế để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho thân chủ.
Thứ tư, biết cách làm việc với thân chủ. Tạo lòng tin với bị cáo và gia đình. Ngoài ra, luật sư cần giải thích rõ ràng các quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý để bị cáo hiểu và phối hợp tốt hơn. Nguyên tắc cơ bản của một luật sư là biết cách giữ bí mật thông tin, đảm bảo tất cả thông tin được bảo mật, chỉ sử dụng trong phạm vi công việc.
Thứ năm, tận dụng các tình tiết giảm nhẹ và vi phạm tố tụng. Tìm kiếm tình tiết giảm nhẹ như thái độ hợp tác, khắc phục hậu quả, hoặc các điều kiện khách quan. Phát hiện vi phạm tố tụng: Nếu cơ quan điều tra vi phạm quy định pháp luật, luật sư có thể kiến nghị loại bỏ chứng cứ hoặc yêu cầu hủy án.
Ngoài những kinh nghiệm trên điều quan trọng nhất là kinh nghiệm thực tiễn qua từng vụ án mà luật sư tích lũy, rút ra được từ các vụ án trước đó để áp dụng vào các vụ việc mới. Thường xuyên cập nhật các quy định pháp luật mới và tình hình thực tiễn. Một luật sư bào chữa hiệu quả cần kết hợp giữa kiến thức pháp luật vững chắc, kinh nghiệm thực tiễn và khả năng xử lý tình huống linh hoạt. Ngoài ra, đạo đức nghề nghiệp và sự tận tâm cũng là yếu tố cốt lõi trong hành nghề.
7. Một số câu hỏi liên quan trong quá trình Luật sư bào chữa vụ án hình sự
(1) Khi nào cần thuê Luật sư bào chữa trong các vụ án hình sự?
(2) Những trường hợp bắt buộc phải có Luật sư bào chữa?
Theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, có những trường hợp bắt buộc phải có luật sư bào chữa trong các vụ án hình sự. Cụ thể, các trường hợp này bao gồm:
Điều 76. Chỉ định người bào chữa
1. Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:
a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
(3) Luật sư không được nhận bào chữa trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, luật sư không được nhận bào chữa trong các vụ án hình sự. Cụ thể, các trường hợp này bao gồm:
4. Những người sau đây không được bào chữa:
a) Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;
b) Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
c) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
8. Bản án, án lệ liên quan vụ án hình sự
Án lệ 01/2016/AL Án lệ 01/2016/AL về vụ án giết người;
Án lệ 19/2018/AL về xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong tội “tham ô tài sản”;
Án lệ 28/2019/AL về tội “giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”;
Án lệ 29/2019/AL về tài sản bị chiếm đoạt trong tội “cướp tài sản”
Án lệ 30/2020/AL về hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi xảy ra tai nạn giao thông;
Án lệ 45/2021/AL về xác định bị cáo phạm tội “Giết người” thuộc trường hợp “Phạm tội chưa đạt”
Bản án 11/2021/HS-PT ngày 06/01/2021 về tội cố ý gây thương tích: https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-112021hspt-ngay-06012021-ve-toi-co-y-gay-thuong-tich-162935#google_vignette
Bản án 26/2018/HS-PT ngày 11/04/2018 về tội cướp tài sản: https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-262018hspt-ngay-11042018-ve-toi-cuop-tai-san-19034
Bản án 116/2024/HS-ST ngày 18/09/2024 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta1669068t1cvn/chi-tiet-banan