Theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Các khu công nghiệp thường đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của một khu vực hoặc quốc gia, cung cấp việc làm, thu nhập và thúc đẩy sự phát triển công nghiệp.
Nhà đầu tư quyết định đầu tư vào Khu công nghiệp là việc họ bỏ vốn để hoạt động dự án tại một Khu công nghiệp cụ thể, tùy thuộc vào mục đích kinh doanh, phù hợp với điều kiện và năng lực của các nhà đầu tư.
Một số ngành nghề đòi hỏi phải hoạt động tại các Khu công nghiệp, thường do xuất phát từ quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh. Trong lĩnh vực công nghệ cao, việc đầu tư vào Khu công nghiệp trở thành điều cần thiết, và để tận dụng các lợi ích về cơ sở hạ tầng và sự hỗ trợ từ cộng đồng kinh doanh. Đặc biệt, trong các ngành sản xuất, việc đưa hoạt động vào Khu công nghiệp là để đảm bảo sự đồng bộ và tiện lợi. Không chỉ vậy, việc này còn giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường, như xử lý nước thải, một cách hiệu quả, đồng thời đảm bảo rằng các hoạt động không gây ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư xung quanh.
Danh sách các Khu công nghiệp tại Đà Nẵng
● Khu công nghiệp Đà Nẵng.
Địa chỉ: phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
● Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng.
Địa chỉ: phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
● Khu công nghiệp Hòa Cầm.
Địa chỉ: phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng
● Khu công nghiệp Hòa khánh mở rộng.
Địa chỉ: phường Hòa Khánh Bắc và phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
● Khu công nghiệp Liên Chiểu.
Địa chỉ: phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
● Khu công nghiệp Hòa Khánh.
Địa chỉ: phường Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
● Cụm công nghiệp Thanh Vinh
Địa chỉ: xã Hòa Liên, Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
● Cụm công nghiệp Phước Lý
Địa chỉ: phường Hòa Minh, Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
Tại Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định về hình thức đầu tư như sau:
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
- Thực hiện dự án đầu tư;
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
- Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống nhằm giải quyết tốt hơn về vấn đề hạ tầng và ô nhiễm môi trường; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất. Đó là các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ chuyên cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.
Những cơ sở công nghiệp ở thành phố và khu vực dân cư không có khả năng xử lý ô nhiễm môi trường sẽ được di dời vào khu công nghiệp, nhằm giảm sự tiếp xúc trực tiếp của các khu đô thị với tác động bất lợi của sản xuất công nghiệp (như tiếng ồn, khói bụi, bức xạ…). Cụ thể, các doanh nghiệp tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thường được đưa vào khu công nghiệp như nhà máy sản xuất hoá chất, nhà máy chế biến thuỷ hải sản, nhà máy nhuộm và các nhà máy sản xuất thép. Những doanh nghiệp này thường phải quân thủ các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường và an toàn lao động, và việc đưa vào khu công nghiệp giúp tăng cường việc kiểm soát và khả năng giám sát.
Việc đưa các doanh nghiệp vào khu công nghiệp theo định hướng và khuyến khích của Chính phủ, và của tỉnh, địa phương về quy hoạch Khu công nghiệp đều nhằm mục đích chủ yếu là quản lý hiệu quả và giảm thiểu tác động đến môi trường cũng như cộng đồng dân cư. Khu công nghiệp được sử dụng các biện pháp triệt để trong việc xử lý môi trường ngay từ khâu quy hoạch. Trong Khu công nghiệp, các doanh nghiệp buộc phải có hệ thống xử lý chất thải cục bộ đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra hệ thống chung. Từng khu công nghiệp phải có nhà máy xử lý nước thải tập trung và được đầu tư xây dựng song song với việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Như vậy, việc bảo vệ môi trường trong khu vực khu công nghiệp được thực hiện tốt hơn các cơ sở công nghiệp nằm rải rác ở nhiều khu vực khác nhau.
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư là khoảng thời gian mà dự án đầu tư được phép thực hiện, thời hạn này do cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định và điều chỉnh dựa trên mục tiêu, quy mô, địa điểm, yêu cầu hoạt động của dự án đầu tư.
Theo Điều 44 Luật Đầu tư 2020 quy định về thời hạn hoạt động dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Tuy nhiên, dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.
Bên cạnh đó, theo hướng dẫn tại Điều 27 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nêu trên được tính từ ngày nhà đầu tư được cấp Quyết định chấp thuận nhà đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu.
Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư được điều chỉnh tăng hoặc giảm thời hạn hoạt động của dự án đầu tư và thời hạn hoạt động của dự án đầu tư sau khi điều chỉnh không được vượt quá thời hạn trên.
Thứ nhất, Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm của Việt Nam, có các tuyến giao thông quan trọng như cảng biển, sân bay và hệ thống đường bộ đắc địa. Điều này giúp giảm thời gian và chi phí vận chuyển, tối ưu hóa quá trình logistics cho doanh nghiệp.
Thứ hai, Đà Nẵng có dân số đa dạng và lao động trình độ cao, điều này có thể làm cho việc tìm kiếm và giữ chân nhân sự tài năng trở nên dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp.
Thứ ba, Đà Nẵng thường được biết đến với môi trường đầu tư ổn định và tích cực, với chính quyền địa phương hỗ trợ tích cực các dự án và doanh nghiệp mới.
Thứ tư, các khu công nghiệp tại Đà Nẵng có nhiều chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư trong Khu công nghiệp.
Đơn cử, theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, khoản 4 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC được bổ sung bởi khoản 5 Điều 11 Thông tư 96/2015/TT-BTC và theo khoản 3 Điều 20 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 6 Thông tư 151/2014/TT-BTC khi đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng, doanh nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
(1) Được áp dụng thuế suất ưu đãi 20% thuế TNDN đối với:
- Thu nhập của doanh nghiệp từ dự án đầu tư trong khu công nghiệp là địa bàn ưu đãi đầu tư thì được hưởng ưu đãi đầu tư áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư.
*Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
(2) Được áp dụng thuế suất ưu đãi 16% thuế TNDN đối với thu nhập của doanh nghiệp từ dự án đầu tư trong khu công nghiệp là thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới trong các lĩnh vực sau:
- Sản xuất thép cao cấp.
- Sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
- Sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp.
- Sản xuất thiết bị tưới tiêu.
- Sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; phát triển ngành nghề truyền thống.
(3) Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp
*Không áp dụng với Khu công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện – kinh tế xã hội thuận lợi. Khu công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện – kinh tế xã hội thuận lợi. được quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 78/2014/TT-BTC
Thứ nhất, mặc dù có thể có các chính sách ưu đãi, nhưng chi phí đầu tư ban đầu để xây dựng và phát triển các nhà máy, xưởng sản xuất, và hạ tầng khác vẫn có thể đáng kể. Sự thuận lợi về vị trí của Đà Nẵng có thể tạo ra sự cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp trong cùng một khu vực, nếu khu vực phát triển mạnh, đặc biệt là sau khi các doanh nghiệp đã đầu tư và hạ tầng được cải thiện, có khả năng giá đất tăng lên, làm tăng chi phí cố định cho doanh nghiệp.
Thứ hai, Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết và thiên tai, như bão, mưa lũ, có thể tạo ra rủi ro cho hoạt động sản xuất và logistics. Các doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường và quản lý chất thải để đảm bảo rằng hoạt động sản xuất của họ không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Thứ ba, việc đầu tư vào Khu công nghiệp tại Đà Nẵng dẫn đến rủi ro về mặt pháp lý như thiếu hiểu biết về luật lệ có thể dẫn đến việc doanh nghiệp vi phạm các quy định pháp lý, đặc biệt là những quy định đặc biệt áp dụng cho Khu công nghiệp. Doanh nghiệp có thể bỏ lỡ những cơ hội giảm thuế và hỗ trợ khác.
Thứ tư, việc thiếu kiến thức về quy trình pháp lý có thể dẫn đến điều khoản hợp đồng ký kết các thỏa thuận không rõ ràng, tăng nguy cơ tranh chấp trong tương lai, làm tăng thời gian và chi phí.
● Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
● Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
● Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
● Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
● Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
● Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật Đầu tư gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
● Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Bước 1: Kiểm tra tính pháp lý của đề xuất Dự án (quy định pháp lý, văn bản cần thiết và quy trình cần tuân thủ)
Bước 2: Thực hiện thủ tục xin thuê đất Khu công nghiệp với công ty hạ tầng Khu công nghiệp
Bước 3: Thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh
Bước 4: Thực hiện các thủ tục về môi trường, phòng cháy chữa cháy, xây dựng, điều kiện kinh doanh ngành nghề.
Việc thuê luật sư khi đầu tư vào Khu công nghiệp tại Đà Nẵng, hoặc bất kỳ dự án đầu tư nào khác, có nhiều lý do quan trọng.
Luật sư có kiến thức chuyên sâu về các quy định pháp luật liên quan đến đầu tư, doanh nghiệp, và bất động sản. Điều này giúp đảm bảo rằng các doanh nghiệp sẽ tuân thủ đầy đủ các quy tắc và luật lệ trong quá trình đầu tư.
Luật sư có thể giúp bạn hiểu rõ và hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết, từ việc đăng ký kinh doanh, xin giấy phép, đến các thủ tục liên quan đến đất đai và xây dựng.
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp pháp lý, luật sư có thể đại diện và hỗ trợ doanh nghiệp để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích của doanh nghiệp.
Luật sư có thể cung cấp tư vấn về các vấn đề liên quan đến thuế và tài chính, giúp bạn tối ưu hóa chi phí và tuân thủ các quy định thuế hiện hành.
Luật sư có thể tham gia trong quá trình đàm phán với các bên liên quan và giúp bạn soạn thảo, đánh giá và thương lượng hợp đồng, đảm bảo rằng các điều khoản đều hợp lý và bảo vệ lợi ích của bạn.
Khi đầu tư vào khu công nghiệp đôi khi đối mặt với các yêu cầu môi trường nghiêm ngặt. Luật sư có thể giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn tuân thủ đúng các quy định và tiêu chuẩn môi trường.
Luật sư có thể giúp doanh nghiệp nhận diện và quản lý rủi ro pháp lý từ trước, từ đó giảm thiểu khả năng phát sinh vấn đề pháp lý đáng kể trong tương lai.
Tư vấn về đầu tư vào Khu công nghiệp
● Tư vấn về ngành nghề kinh doanh và Khu Công nghiệp tại Đà Nẵng phù hợp.
● Tư vấn về hình thức đầu tư và điều kiện để đầu tư vào Khu công nghiệp; Tư vấn về thủ tục đầu tư vào Khu công nghiệp;
● Tư vấn các vấn đề liên quan đến chính sách hỗ trợ và ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi khi đầu tư vào Khu công nghiệp;
● Tư vấn các vấn đề liên quan đến các rủi ro có thể phát sinh và các vấn đề pháp lý liên quan đến đầu tư;
● Tư vấn về các quy định pháp luật liên quan đến đầu tư và hoạt động kinh doanh trong Khu công nghiệp.
● Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến đầu tư vào Khu công nghiệp.
Soạn thảo và thực hiện thủ tục đầu tư vào Khu công nghiệp
● Soạn thảo giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Điều lệ công ty…
● Liên hệ các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
● Soạn thảo, hiệu chỉnh các hợp đồng thuê đất, thuê nhà xưởng…
● Hướng dẫn công chứng, chứng thực hoặc hướng dẫn chỉ định nhà đầu tư.
Đại diện đàm phán giải quyết tranh chấp
● Đại diện và/hoặc cùng nhà đầu tư tham gia hoà giải, thương lượng với các cơ quan quản lý địa phương trong các vấn đề liên quan đến mức thuế và phí.
● Đại diện nhà đầu tư làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để yêu cầu phối hợp trong quá trình giải quyết tranh chấp về chính sách quy hoạch đô thị và sử dụng đất..
● Đại diện nhà đầu tư thực hiện khiếu nại, kiến nghị, khởi kiện để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư trong việc đầu tư vào Khu công nghiệp
● Đại diện nhà đầu tư tham gia trong quá trình thi hành án để yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Với phương châm “Tôn công lý – Trọng thiện chí” VPLS Phong & Partners cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất - là kết quả từ sự tận tâm và sự gắn kết, hỗ trợ hiệu quả của toàn hệ thống vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
Việc đầu tư vào KCN đòi hỏi sự đầu tư lớn của nhà đầu tư về cả tiền bạc lẫn công sức. Để đảm bảo rằng quá trình này diễn ra một cách thuận lợi và đảm bảo về mặt pháp lý, việc có một đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp và lành nghề cùng đồng hành sẽ giúp cho quá trình này của nhà đầu tư được đảm bảo hơn với những vấn đề pháp lý phức tạp như đất đai, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, đầu tư, kinh doanh….
Liên hệ Phong & Partners để được tư vấn chi tiết hơn về quá trình đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Cầm tại Đà Nẵng và các vấn đề pháp lý liên quan:
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Tầng 9, Toà nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0905.503.678 – 02822.125.678
Email: phongpartners.hcmc@gmail.com
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI QUẢNG NAM
Địa chỉ: 63 Hoàng Diệu, phường Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: 0905.794.678
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TÂY NGUYÊN
Địa chỉ: 05 Nguyễn Trường Tộ, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: 0901.955.099
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP ĐÀ NẴNG
1. Luật sư Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363.822.678 – 0905.102.425
2. Luật sư Phong & Partners tại Sơn Trà
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905.205.624
3. Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu
Địa chỉ: 223 Nguyễn Sinh Sắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961.283.093
4. Luật sư Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn
Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905.579.269
5. Luật sư Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901.955.099
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Website: https://phong-partners.com
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw
https://www.facebook.com/phongpartnerslaw.hcmc
https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson
https://www.facebook.com/luatsusontra
https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu
https://www.facebook.com/LuatsuCamLe
https://www.facebook.com/luatsugioidienban
(1) Xu hướng ngành nghề đầu tư tại Đà Nẵng mới nhất
Ngành, lĩnh vực, ưu tiên thu hút đầu tư giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến 2030 tại Đà Nẵng theo Quyết định số 3395/QĐ-UBND của UBND Thành phố Đà Nẵng như sau:
(2) Chính sách ưu đãi khi đầu tư vào Khu công nghiệp tại Đà Nẵng
Nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các Khu công nghiệp thành phố Đà Nẵng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ về thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu và tiền thuê đất và các ưu đãi khác tuỳ theo loại hình doanh nghiệp đăng ký đầu tư, quy mô vốn đầu tư, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm, địa điểm đầu tư.
Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
● Được áp dụng thuế suất ưu đãi 20% thuế TNDN đối với thu nhập của doanh nghiệp từ dự án đầu tư trong khu công nghiệp là địa bàn ưu đãi đầu tư thì được hưởng ưu đãi đầu tư áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư.
● Được áp dụng thuế suất ưu đãi 16% thuế TNDN đối với thu nhập của doanh nghiệp từ dự án đầu tư trong khu công nghiệp là thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới trong các lĩnh vực sau:
- Sản xuất thép cao cấp.
- Sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
- Sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp.
- Sản xuất thiết bị tưới tiêu.
- Sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; phát triển ngành nghề truyền thống.
● Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp
*Không áp dụng với Khu công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện – kinh tế xã hội thuận lợi.
Ưu đãi về thuế nhập khẩu:
Nhà đầu tư được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, vật tư, phương tiện vận tải và hàng hóa khác để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Chuyển lỗ kinh doanh:
Nhà đầu tư sau khi đã quyết toán thuế với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Thời gian được chuyển lỗ không quá năm năm.
Khấu hao tài sản cố định:
Dự án đầu tư trong lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư và dự án kinh doanh có hiệu quả được áp dụng khấu hao nhanh đối với tài sản cố định; mức khấu hao tối đa là hai lần mức khấu hao theo chế độ khấu hao tài sản cố định.
(3) Đầu tư vào Khu công nghiệp khác gì so với đầu tư ở ngoài?
Thứ nhất, về quy định và ưu đãi thuế: Các Khu công nghiệp thường được quy định bởi các chính sách thuế và ưu đãi của chính phủ địa phương hoặc quốc gia. Những ưu đãi này có thể bao gồm giảm thuế, miễn thuế và các chính sách hỗ trợ khác. Còn các doanh nghiệp đầu tư ở ngoài sẽ phải tuân theo các quy định thuế và pháp lý tổng thể của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà họ đang hoạt động.
Thứ hai, về thủ tục đăng ký kinh doanh: Việc đăng ký kinh doanh trong các KCN thường được đơn giản hóa do có sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý và quy trình đăng ký chung
Thứ ba, về quản lý đất đai và sử dụng đất: Việc quản lý đất đai trong KCN thường được tổ chức một cách quy củ, giúp doanh nghiệp dễ dàng thuê đất và sử dụng nó để phát triển kinh doanh. Trong môi trường đầu tư ở ngoài, quản lý đất đai có thể phức tạp hơn và đòi hỏi sự tuân thủ với các quy định địa phương và quốc gia.
(4) Lưu ý gì khi đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Cầm tại Đà Nẵng?
Nhà đầu tư hãy cân nhắc chọn thuê đất khu công nghiệp tại vị trí phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh và thị trường tiêu sản phẩm của mình