Luật sư Sở hữu trí tuệ
BẢO HỘ NHÃN HIỆU NHANH, HIỆU QUẢ
Trong nền kinh tế thị trường, cùng sức ép cạnh tranh hết sức khốc liệt, việc tạo dựng và bảo vệ nhãn hiệu là vấn đề rất quan trọng. Nhiều hành vi đạo nhái, sử dụng nhãn hiệu mà chưa có sự cho phép… diễn ra ngày càng phổ biến. Do đó, bảo vệ nhãn hiệu luôn là vấn đề quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề này đặt ra nhiều trăn trở không chỉ với doanh nghiệp mà ngay cả các tổ chức, cơ quan nhà nước trong công tác quản lý thị trường.

1. Nhãn hiệu là gì? Thương hiệu là gì? Logo là gì?

  • Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
  • Thuật ngữ “Thương hiệu”, “logo” không được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.
  • Dưới góc độ thị trường, “Thương hiệu” có thể hiểu là Tên gọi, Tên thương mại, hình ảnh, ký hiệu hoặc chính là sự kết hợp của các yếu tố đó của doanh nghiệp. “Logo” được tạo nên từ một biểu tượng, chữ cái, đôi khi là một dòng slogan để tạo nên một thiết kế nhận diện của doanh nghiệp.

2. Tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào?

Khác với quyền tác giả được bảo hộ theo cơ chế tự động, đối với quyền sở hữu công nghiệp, trong đó có nhãn hiệu thì việc bảo hộ được xác lập dựa trên quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên hiện nay, pháp luật không bắt buộc các tổ chức, cá nhân phải thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Nhưng thực tế có thể nhận thấy, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu lại là một bước đi vô cùng cần thiết và quan trọng bởi các lợi ích sau đây:

  • Được độc quyền sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ.
  • Được gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ, phương tiện kinh doanh, phương tiện truyền thông, quảng cáo, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh
  • Tăng cường vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong lòng khách hàng
  • Khẳng định uy tín của doanh nghiệp
  • Tránh những rủi ro về vi phạm nhãn hiệu
  • Giúp mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp

 

3. Các bước đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Bước 1: Tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu không phải thủ tục bắt buộc khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên, đây là tiền đề, đóng vai trò quyết định trong quá trình thực hiện bởi các lý do sau đây.

  • Có đáp ứng điều kiện để được đăng ký bảo hộ?
  • Có trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó không?
  • Cần thay đổi mẫu nhãn hiệu để đáp ứng điều kiện bảo hộ không?
  • Rủi ro có thể gặp phải trong quá trình thực hiện

Từ đó, có thể đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu đạt tỷ lệ bao nhiêu khi nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

  • 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu
  • 05 mẫu nhãn hiệu đăng ký bảo hộ

Bước 3: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ

Nộp hồ sơ và phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 5: Cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện thẩm định hình thức và nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu để có quyết định chấp thuận hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

4. Thời hạn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao lâu?

- Theo quy định pháp luật:

  Căn cứ quy định tại Thông tư 23/2023/TT-BKHCN:

  • Thời hạn thẩm định hình thức đơn: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn;
  • Thời hạn công bố đơn hợp lệ: 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
  • Thời hạn thẩm định nội dung đơn: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Như vậy, theo quy định pháp luật, tổng thời gian đăng ký một nhãn hiệu trong vòng 12 tháng kể từ ngày nộp đơn.

- Thực tế hiện nay:

   Hiện nay, thời gian đăng ký một nhãn hiệu thường kéo dài từ 18 - 24 tháng kể từ ngày nộp đơn, điều này do nhiều lý do khách quan:

  • Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ rất lớn do hiện nay, các cá nhân, tổ chức ngày càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu. Theo đó, việc thẩm định đơn tốn nhiều thời gian hơn.
  • Đơn đăng ký nhãn hiệu thường bị yêu cầu sửa đổi, bổ sung do sai sót về hình thức.

 

5. Vì sao cần bảo hộ nhãn hiệu nhanh, hiệu quả?

  • Yên tâm xây dựng và phát triển thương hiệu

Thương hiệu là “linh hồn” của mỗi doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu trên thị trường kinh tế cạnh tranh như hiện nay luôn là khó khăn chung, lớn nhất của mỗi doanh nghiệp. Điều này càng khó khăn hơn khi nhãn hiệu chưa được đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế những rủi ro không đáng có khi xuất hiện những hành vi xâm phạm thương hiệu.

  • Hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá

Đặc biệt với những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hàng hóa trong và ngoài nước, việc đăng ký nhãn hiệu trong nước và tại nước sở tại sẽ hạn chế những rủi ro về đạo nhái, sử dụng nhãn hiệu để cạnh tranh không lành mạnh.

  • Đáp ứng yêu cầu của một số nhà bán lẻ lớn, nổi tiếng

Hiện nay, trong xu hướng hội nhập, nhiều tập đoàn, công ty lớn có nhiều nhu cầu đầu tư vào thị trường Việt Nam. Đối diện với các hành vi xâm phạm nhãn hiệu, hàng giả, hàng nhái tràn lan, nhiều doanh nghiệp yêu cầu đơn vị hợp tác, phân phối tại Việt Nam phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cung cấp.

  • ...

 

6. Cần làm gì để nhãn hiệu được bảo hộ nhanh, hiệu quả?

  • Gửi văn bản cho Cục Sở hữu trí tuệ

Cá nhân, doanh nghiệp cần theo dõi sát sao tình hình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp quá thời gian thẩm định theo quy định pháp luật, cá nhân, doanh nghiệp cần có các văn bản thúc giục, yêu cầu phản hồi từ Cục Sở hữu trí tuệ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp đối với nhãn hiệu được đăng ký.

  • Làm việc trực tiếp với Cục Sở hữu trí tuệ

Gọi điện, làm việc trực tiếp với chuyên viên tại Cục để nắm rõ tình hình của đơn đăng ký nhãn hiệu đã nộp nhằm đảm bảo bổ sung, sửa đổi kịp thời theo yêu cầu.

  • Tiến hành các nghiệp vụ đặc biệt khác theo quy định

 

7. Chi phí để bảo hộ nhãn hiệu thế nào?

  • Phí, lệ phí nhà nước theo quy định

Lệ phí nộp đơn

150.000 VNĐ/1 đơn

Phí công bố đơn

120.000 VNĐ/1 đơn

Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định

180.000 VNĐ/1 nhóm

Phí tra cứu cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi

30.000 VNĐ/1 sp, dv

Phí thẩm định đơn

550.000 VNĐ/1 nhóm

Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/ dịch vụ thứ 7 trở đi

120.000 VNĐ/1 sp, dv

  • Phí dịch vụ thông thường: Tùy thuộc vào số lượng nhãn hiệu, hình thức nhãn hiệu và yêu cầu, mục đích của từng doanh nghiệp mà các luật sư cung cấp các phí dịch vụ đăng ký nhãn hiệu khác nhau.

 

8. Đơn vị nào cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhanh, hiệu quả?

Văn phòng Luật sư Phong & Partners đã và đang cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp trên toàn quốc.

Với kim chỉ nam “Lấy chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng làm mục tiêu hoạt động”, hoạt động vì triết lý “Tôn công lý – Trọng thiện chí”, Phong & Partners cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu nhanh, hiệu quả; làm việc với tâm huyết, đam mê, tinh thần trách nhiệm, đảm bảo quyền và lợi ích cho khách hàng.

===============

Văn phòng Luật sư Phong & Partners tại TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Tầng 9, Toà nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 0905.503.678

Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw.hcmc

Email: phongpartnerslaw.hcmc@gmail.com

Văn phòng Luật sư Phong & Partners tại TP. Đà Nẵng

  1. Luật sư Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê

Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.

Điện thoại: 02363 822 678 - 0905 102 425

  1. Luật sư Phong & Partners tại Sơn Trà

Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0905 205 624

  1. Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu

Địa chỉ: 21 Trương Văn Đa, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0961 283 093

  1. Luật sư Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn

Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0905 579 269

  1. Luật sư Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang

Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0901 955 099

Website: https://phong-partners.com

Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw

https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson

https://www.facebook.com/luatsusontra

https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu

https://www.facebook.com/LuatsuCamLe

Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:           

Logo
Phong & Partners cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất - là kết quả từ sự chuyên nghiệp, chuyên tâm và sự gắn kết, hỗ trợ hiệu quả của toàn hệ thống vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
Copyright © 2020 P&P. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
0905102425

02363 822 678

phongpartnerslaw@gmail.com

https://www.whatsapp.com/

https://www.viber.com/