Để trở thành chủ sở hữu Nhãn hiệu tại Việt Nam, doanh nghiệp phải đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu và phải được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận bảo hộ.
- Thương hiệu là gì? Nhãn hiệu là gì?
Dưới góc độ pháp lý, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam về sở hữu trí tuệ không có khái niệm “Thương hiệu”. Thông thường, Thương hiệu của một công ty được hiểu là Tên gọi, Logo (hình ảnh) hay sự kết hợp của các yếu tố đó. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, nó được gọi là “Nhãn hiệu”.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sử dụng cả thuật ngữ Nhãn hiệu và Thương hiệu đối với từng phần nội dung phù hợp. Ví dụ:
- Nhãn hiệu Coca Cola (đã được bảo hộ): Nước giải khát
- Nhãn hiệu Vietcombank (đã được bảo hộ): Tài chính Ngân hàng
- Nhãn hiệu Phong & Partners (đã được bảo hộ): Pháp lý – luật sư
- Tầm quan trọng của Thương hiệu
- Thương hiệu là dấu hiệu giúp phân biệt sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Thông qua Thương hiệu, khách hàng có thể đánh giá được uy tín, tầm vóc, sự chuyên nghiệp… của doanh nghiệp;
- Thương hiệu giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh;
- Thương hiệu giúp doanh nghiệp dễ dàng quảng bá để khách hàng lựa chọn sản phẩn, dịch vụ của mình;
- Thương hiệu giúp doanh nghiệp tạo niềm tin cho khách hàng;
- Thương hiệu giúp người tiêu dùng xác định được nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá;
- …
- Chủ sở hữu Nhãn hiệu có các quyền gì?
Để trở thành chủ sở hữu Nhãn hiệu tại Việt Nam, doanh nghiệp phải đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu và phải được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận bảo hộ. Từ khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận bảo hộ Nhãn hiệu, doanh nghiệp trở thành chủ sở hữu duy nhất và chính thức đối với Nhãn hiệu đó, có các quyền như sau:
- Quyền sử dụng Nhãn hiệu cho sản phẩm và/hoặc dịch vụ đã được đăng ký bảo hộ mà không sợ bị khiếu nại hay khởi kiện;
- Quyền Li-xăng Nhãn hiệu;
- Quyền chuyển giao quyền sử dụng Nhãn hiệu;
- Quyền chuyển nhượng Nhãn hiệu;
- Quyền yêu cầu cá nhân hoặc tổ chức xâm phạm quyền Nhãn hiệu của mình chấm dứt hành vi vi phạm;
- Quyền yêu cầu cá nhân/tổ chức xâm phạm quyền Nhãn hiệu của mình;
- Quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm;
- Quyền khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền để yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại.
- Các hành vi xâm phạm Nhãn hiệu
- Sử dụng Nhãn hiệu trùng với Nhãn hiệu đã được bảo hộ cho hàng hóa/dịch vụ trùng nhau;
- Sử dụng Nhãn hiệu trùng với Nhãn hiệu đã được bảo hộ cho hàng hóa/ dịch vụ tương tự hoặc liên quan;
- Sử dụng Nhãn hiệu tương tự với Nhãn hiệu đã được bảo hộ cho hàng hóa/ dịch vụ tương tự hoặc liên quan;
- Sử dụng Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với Nhãn hiệu nổi tiếng.
- Các hình thức xử lý hành vi xâm phạm Nhãn hiệu
- Gửi thư cảnh báo cho cá nhân hoặc tổ chức có hành vi xâm phạm quyền. Theo đó, chủ sở hữu Nhãn hiệu yêu cầu: Ngừng ngay lập tức hành vi xâm phạm Nhãn hiệu; loại bỏ các yếu tố xâm phạm; tiêu hủy tài liệu, bảng hiệu, giấy tờ giao dịch, sản phẩm… có gắn yếu tố xâm phạm quyền đối với Nhãn hiệu.
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm. Chủ sở hữu Nhãn hiệu có thể gửi hồ sơ yêu cầu xử lý hành vi vi phạm đến cơ quan quản lý thị trường, công an kinh tế hoặc thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ tuỳ theo tính chất, mức độ và quy mô của hành vi vi phạm.
- Khởi kiện ra Toà án nhân dân có thẩm quyền. Chủ sở hữu Nhãn hiệu cũng có thể khởi kiện ra Toà án để yêu cầu Toà án buộc cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, bổi thường thiệt hại…
- Luật sư xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu tại Đà Nẵng
Văn phòng Luật sư Phong & Partners - đứng đầu là luật sư Lê Ngô Hoài Phong có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ:
- Tư vấn, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng xử lý các hành vi xâm phạm thương hiệu nói riêng và các quyền sở hữu trí tuệ nói chung;
- Tư vấn, đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu (Thương hiệu) và các đối tượng sở hữu trí tuệ khác;
- Đào tạo nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ.
Với triết lý hoạt động “Trao chất lượng - Tạo niềm tin”, chúng tôi cung cấp dịch vụ Luật sư xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu uy tín - chất lượng - hiệu quả tại Đà Nẵng.
=========================
HỆ THỐNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI ĐÀ NẴNG
1. Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, quận Thanh Khê, Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363 822 678 - 0905 102 425
2. Phong & Partners tại Sơn Trà
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 205 624
3. Phong & Partners tại Liên Chiểu
Địa chỉ: 21 Trương Văn Đa, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961 283 093
4. Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn
Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 579 269
5. Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901 955 099
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Website: phong-partners.com
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw
https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson
https://www.facebook.com/luatsusontra
https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu