“Thương hiệu” là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Dưới góc độ thương mại, “Thương hiệu” là sự kết hợp của các yếu tố hữu hình (nhãn hiệu, thiết kế, biểu tượng, hình ảnh thương mại, khái niệm, ảnh) và vô hình (danh tiếng của doanh nghiệp). Thương hiệu được xem là một dạng tài sản vô hình của doanh nghiệp, do doanh nghiệp tự xây dựng, phát triển và được tồn tại trong nhận thức của người tiêu dùng; là một trong những công cụ quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp. Ngoài ra, giá trị thương hiệu còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với các chiến lược quảng bá, truyền thông. Tuy nhiên, văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ không dùng “Thương hiệu” mà dùng thuật ngữ “Nhãn hiệu”.
Xâm phạm thương hiệu là hành vi sử dụng thương hiệu (hay còn gọi là nhãn hiệu) gồm biểu tượng, tên gọi, khẩu hiệu, màu sắc, thiết kế… đã được doanh nghiệp khác đăng ký bảo hộ mà chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu với mục đích thu lợi nhuận từ việc quảng bá thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội, thương mại điện tử, in thương hiệu lên bao bì, nhãn mác của sản phẩm khác,…. Cụ thể các hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu được quy định tại Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019 như sau:
Ví dụ điển hình: Tranh chấp nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên tại Mỹ
Tháng 7/2000, Trung Nguyên và một doanh nghiệp Mỹ là Rice Field Corp tiếp xúc lần đầu và đàm phán để nhập khẩu sản phẩm cà phê vào Mỹ. Sau một thời gian xuất khẩu vào thị trường này, doanh nghiệp mới tiến hành đăng ký bảo hộ nhưng tháng 11/2000 nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên đã được Rice Field Corp nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ với cơ quan quản lý Mỹ. Phía Trung Nguyên sau đó đã khẩn trương nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với sản phẩm của mình và yêu cầu tuyên vô hiệu với hồ sơ của đối tác.
Thương hiệu thể hiện tính độc đáo, riêng biệt và là sự nhận diện đối với một doanh nghiệp. Việc sở hữu thương hiệu cho riêng mình giúp khách hàng nhớ đến doanh nghiệp dễ dàng và nhanh chóng hơn. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, hàng ngàn doanh nghiệp cạnh tranh để giành được sự chú ý của khách hàng. Do đó, việc xây dựng thương hiệu cũng là một bước để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tầm quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp có thể thể hiện qua một số lý do chính như dưới đây:
Việc xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu là việc làm rất quan trọng để bảo vệ danh tiếng, uy tín, tài chính, giá trị thương hiệu và đặc biệt hơn là bảo vệ niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu của doanh nghiệp. Một số lý do dưới đây sẽ nói lên tầm quan trọng và cần thiết của việc xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu của doanh nghiệp.
Lĩnh vực bảo hộ thương hiệu vẫn còn mới và chưa phổ biến ở Việt Nam, pháp luật vẫn chưa có nhiều quy định điều chỉnh vấn đề này. Thực tế, các trường hợp xâm phạm thương hiệu đang ngày càng xảy ra nhiều hơn và phức tạp hơn, trong khi đó các doanh nghiệp vẫn còn xử lý sơ sài trong việc bảo hộ thương hiệu của mình. Sau đây là cách xử lý để bảo vệ doanh nghiệp khi phát hiện bị xâm phạm thương hiệu nếu chủ sở hữu Thương hiệu có Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu (nhãn hiệu) hay còn gọi là Văn bằng bảo hộ thương hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và các văn bản pháp lý liên quan:
Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019 quy định về các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính như sau:
Đối với các hành vi xâm phạm nêu trên, mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP. Theo đó, mức phạt cao nhất với cá nhân là 250.000.000 đồng, với pháp nhân là 500.000.000 đồng. Bên cạnh đó còn phải áp dụng các biện pháp áp dụng khắc phục hậu quả.
Biện pháp dân sự được ứng dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hay của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm nhãn hiệu gây ra, kể cả lúc hành vi đấy đã hoặc đang bị xử lý bằng giải pháp hành chính hay phương thức hình sự. Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định Tòa án có quyền áp dụng các biện pháp dân sự để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như sau:
Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong tình trạng hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm. Theo quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định về xử lý hình sự hành vi xâm phạm nhãn hiệu như sau: Người nào cố ý xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam thuộc các đối tượng sau thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Như đã trình bày ở trên, xâm phạm thương hiệu xảy ra càng ngày càng nhiều, doanh nghiệp bị xâm phạm thương hiệu mà không xử lý có thể khiến doanh nghiệp mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường kinh doanh, gây nhầm lẫn và giảm độ uy tín đối với khách hàng. Do vậy, doanh nghiệp cần có biện pháp đề phòng, xử lý các trường hợp xâm phạm thương hiệu của mình. Tuy nhiên, lĩnh vực giải quyết xâm phạm thương hiệu vẫn còn mới đối với thị trường Việt Nam và thủ tục giải quyết phức tạp, còn nhiều khó khăn. Vì thế, doanh nghiệp có thể tìm đến sự trợ giúp pháp lý từ Luật sư giải quyết xâm phạm thương hiệu để kịp thời xử lý vấn đề. Cụ thể, tùy nhu cầu của khách hàng mà Luật sư giải quyết xâm phạm thương hiệu có thể làm những việc sau:
Tùy theo nhu cầu giải quyết xâm phạm thương hiệu của doanh nghiệp và mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm phạm thương hiệu mà chi phí phải trả sẽ khác nhau. Nhưng chung quy lại quá trình giải quyết xâm phạm thương hiệu sẽ bao gồm các chi phí cơ bản như sau:
Nếu doanh nghiệp thành công trong việc khởi kiện xâm phạm thương hiệu thì theo Luật Sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên xâm phạm thương hiệu phải trả các chi phí nêu trên cho doanh nghiệp, đây là thông lệ quốc tế chỉ có trong Luật Sở hữu trí tuệ mới có quy định tiến bộ này, trong các tranh chấp khác thì luật không quy định.
Sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực pháp luật phức tạp mà khi giải quyết tranh chấp đòi hỏi Luật sư không những thông thạo pháp luật sở hữu trí tuệ mà còn phải am hiểu về thị trường thương hiệu, quyền tác giả, sở hữu công nghiệp… Do đó, khi lựa chọn Luật sư giải quyết xâm phạm thương hiệu, cần lưu ý các tiêu chí sau đây để có thể lựa chọn được Luật sư phù hợp với tiêu chí của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp có nhu cầu về các vấn đề pháp lý liên quan đến xâm phạm thương hiệu nói riêng và các lĩnh vực pháp lý khác nói chung có thể tìm đến các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp lý tại các Văn phòng Luật sư uy tín, có thông tin công khai đầy đủ.
Văn phòng Luật sư Phong & Partners (Phong & Partners) tự hào là Văn phòng Luật sư uy tín và chuyên nghiệp tại khu vực Miền Trung nói riêng và các tỉnh thành khác trên cả nước nói chung. Phong & Partners cung cấp dịch vụ pháp lý toàn diện trong các lĩnh vực, trong đó có tư vấn giải quyết xâm phạm thương hiệu. Với kim chỉ nam “Lấy chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng làm thước đo thành công”, hoạt động vì triết lý “Tôn công lý – Trọng thiện chí”, Phong & Partners là một trong những lựa chọn đáng tin cậy cho Quý khách hàng bởi:
(1) Doanh nghiệp có bắt buộc đăng ký bảo hộ thương hiệu không?
Pháp luật Việt Nam không quy định các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp về việc bắt buộc phải đăng ký bảo hộ thương hiệu, tuy nhiên việc đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ là cơ sở pháp lý xác lập quyền sở hữu đối với thương hiệu, điều này có thể đem lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu và hạn chế được các rủi ro về sở hữu trí tuệ sau này.
(2) Vì sao cần thuê Luật sư giải quyết xâm phạm thương hiệu?
Thương hiệu là “linh hồn” của mỗi doanh nghiệp. Khi xảy ra xâm phạm thương hiệu, các doanh nghiệp không chỉ mất lợi thế cạnh tranh mà còn mất uy tín và thị trường kinh doanh đã được xây dựng từ lâu. Tuy nhiên, pháp luật về sở hữu trí tuệ mang tính đặc thù, không phải ai cũng có thể nắm rõ những quy định về sở hữu trí tuệ nói chung và thương hiệu nói riêng để giải quyết xâm phạm thương hiệu một cách hiệu quả, việc nhờ một văn phòng luật sư tư vấn và tham gia giải quyết tranh chấp là điều hoàn toàn cần thiết. Luật sư tư vấn và giải quyết tranh thương hiệu là những người am hiểu pháp luật về sở hữu trí tuệ và có kinh nghiệm thực tiễn sẽ giúp cho doanh nghiệp giải quyết xâm phạm một cách nhanh chóng và đúng pháp luật, đồng thời hạn chế tối đa các thiệt hại không đáng có xảy ra.
(3) Luật sư sở hữu trí tuệ chuyên nghiệp là gì?
https://phong-partners.com/luat-su-so-huu-tri-tue-tai-da-nang
(4) Xử lý vi phạm thương hiệu cần làm gì?
https://phong-partners.com/luat-su-xu-ly-vi-pham-thuong-hieu-tai-da-nang
(5) Những tranh chấp về quyền tác giả thường xảy ra?
https://phong-partners.com/luat-su-quyen-tac-gia
======================================================
HỆ THỐNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TÂY NGUYÊN
Địa chỉ: 05 Nguyễn Trường Tộ, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: 0282 2125678 – 0905 530 678
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Tầng 9, Toà nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0905.503.678 - 02822 12 5678
Email: phongpartners.hcmc@gmail.com
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP ĐÀ NẴNG
1. Luật sư Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363 822 678 - 0905 102 425
2. Luật sư Phong & Partners tại Sơn Trà
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905 205 624
3. Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu
Địa chỉ: 21 Trương Văn Đa, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961 283 093
4. Luật sư Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn
Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 579 269
5. Luật sư Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901 955 099
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Website: https://phong-partners.com
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw
https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson
https://www.facebook.com/luatsusontra
https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu
https://www.facebook.com/LuatsuCamLe