Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014, các trường hợp được ly hôn đơn phương tại Đà Nẵng gồm:
Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, ly hôn đơn phương tại Đà Nẵng là một trong những trường hợp tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ và/hoặc chồng đang cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương tại Đà Nẵng không có yếu tố nước ngoài.
Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng nơi vợ và/hoặc chồng cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương tại Đà Nẵng có yếu tố nước ngoài (vợ/chồng đang sinh sống ở nước ngoài, tài sản chung ở nước ngoài mà vợ chồng có yêu cầu ly hôn đơn phương)
Trước khi tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương tại Đà Nẵng, cần chuẩn bị những hồ sơ như sau:
(1) Đơn khởi kiện về việc ly hôn;
(2) Bản sao chứng thực CCCD của vợ, chồng;
(3) Giấy xác nhận mâu thuẫn vợ, chồng (nếu có);
(4) Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính càng tốt);
(5) Bản sao Giấy khai sinh của con chung (nếu có yêu cầu Toà án giải quyết);
(6) Đơn trình bày nguyện vọng của con trên 7 tuổi (nếu có);
(7) Bản sao chứng thực giấy tờ về tài sản chung, nợ chung (nếu có yêu cầu Toà án giải quyết).
Mẫu đơn ly hôn đơn phương tại Đà Nẵng - Tải về tại đây
Căn cứ theo quy định tại các Điều 190; 195; 196; 197; 208; 209; 220; 266 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trình tự, thủ tục ly hôn đơn phương tại Đà Nẵng như sau:
Bước 1: Người khởi kiện soạn bộ hồ sơ theo hướng dẫn trên; nộp trực tiếp; gửi bằng đường dịch vụ bưu chính; hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án Đơn khởi kiện kèm các giấy tờ, tài liệu mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án.
Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, Thẩm phán thông báo ngay cho người khởi kiện đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Bước 3: Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án. Đồng thời, nguyên đơn, bị đơn, sẽ được thẩm phán thông báo bằng văn bản về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.
Bước 5: Nguyên đơn và bị đơn tham dự các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải tại Tòa án; trường hợp hòa giải không thành thì tòa sẽ ra quyết định hòa giải không thành và đưa vụ án ra xét xử.
Bước 6: Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, mở phiên tòa sơ thẩm giải quyết ly hôn đơn phương tại Đà Nẵng
Bước 7: Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương. Trường hợp Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn, người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.
- Án phí sơ thẩm
+ Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch, mức án phí:
1.Từ 6.000.000 đồng trở xuống: 300.000 đồng
2. Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: 5% giá trị tài sản có tranh chấp
3. Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
4.Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
5.Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
6.Từ trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.
- Án phí phúc thẩm:
Trường hợp bản án bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, mức án phí phúc thẩm là 300.000 đồng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2015 quy định về người có quyền nuôi con sau ly hôn đơn phương, vợ, chồng có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.
Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi, con được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định, trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định pháp luật về hôn nhân gia đình tương ứng để giải quyết, trong đó:
- Trường hợp Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, phải có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
- Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
- Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014.
Trường hợp ly hôn đơn phương tại Đà Nẵng, Điều 60 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn như sau:
“Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn
1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.”
Theo đó, khi ly hôn đơn phương tại Đà Nẵng, trường hợp vợ, chồng và người thứ ba không có thỏa thuận nào khác thì vợ, chồng vẫn phải tiếp tục cùng nhau trả nợ cho người thứ ba sau khi ly hôn. Trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng các quy định được nêu tại khoản 2 Điều 60 nêu trên để giải quyết.
(1). Cha mẹ ly hôn, con có được hưởng thừa kế theo pháp luật?
https://phong-partners.com/cha-me-ly-hon-con-co-duoc-huong-thua-ke-theo-phap-luat
(2). Quyết định ly hôn của tòa án chưa có hiệu lực thì vợ có được hưởng di sản thừa kế của chồng?
____________________________
HỆ THỐNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TÂY NGUYÊN
Địa chỉ: 05 Nguyễn Trường Tộ, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: 0901.955.099
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Tầng 9, Toà nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0905.503.678 – 02822.125.678
Email: phongpartners.hcmc@gmail.com
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP ĐÀ NẴNG
1. Luật sư Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363.822.678 – 0905.102.425
2. Luật sư Phong & Partners tại Sơn Trà
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905.205.624
3. Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu
Địa chỉ: 21 Trương Văn Đa, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961.283.093
4. Luật sư Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn
Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905.579.269
5. Luật sư Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901.955.099
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Website: https://phong-partners.com
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw
https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson
https://www.facebook.com/luatsusontra
https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu
https://www.facebook.com/LuatsuCamLe
1/5.Ly hôn đơn phương là gì?
Quy định pháp luật: Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2/5.Sau khi ly hôn đơn phương, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho ai nuôi?
Quy định pháp luật: Khoản 3 điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
3/5.Vợ đang mang thai có được ly hôn với chồng không?
Căn cứ Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
4/5.Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết như thế nào?
Quy định pháp luật: Khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
5/5.Vợ làm nội trợ không tạo ra thu nhập có được chia tài sản khi ly hôn không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 này tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Theo quy định của pháp luật thì thu nhập của vợ, chồng phát sinh trong thời kỳ hôn nhân về nguyên tắc sẽ được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Do đó, vợ làm nội trợ không tạo ra thu nhập nhưng vẫn được chia tài sản khi ly hôn.