Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai 2024).
Như vậy, hiểu một cách đơn giản, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, viết tắt là GCN QSDĐ) là chứng thư pháp pháp lý để Nhà nước xác nhận người có quyền sử dụng đất một cách hợp pháp, biểu hiện bằng việc trên GCN QSDĐ ghi tên của người có quyền sử dụng đất.
Luật Đất đai và các Luật khác có liên quan hiện chưa có khái niệm “Huỷ GCN QSDĐ” là gì. Tuy nhiên, dựa trên thực tiễn giải quyết các vụ việc của cơ quan có thẩm quyền, có thể hiểu“Huỷ GCN QSDĐ là việc cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền huỷ GCN QSDĐ khi bị mất GCN QSDĐ hoặc có căn cứ cho rằng việc quyết định cấp GCN QSDĐ của cơ quan có thẩm quyền là trái pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức”.
3.1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một quyết định hành chính
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật tố tụng hành chính 2015: “Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan; tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể”.
Căn cứ điểm 1 Mục I Văn bản số 02/GĐ-TANDTC ngày 19/9/2016 của Toà án nhân dân tối cao nêu rõ GCN QSDĐ là quyết định hành chính.
Do đó, khi bị mất GCN QSDĐ hoặc có căn cứ cho rằng việc cấp GCN QSDĐ của cơ quan có thẩm quyền là trái pháp luật, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu huỷ GCN QSDĐ đã cấp.
3.2. Các trường hợp làm căn cứ yêu cầu huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Luật Đất đai 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành có quy định những trường hợp hủy GCN QSDĐ. Tuy nhiên, đa số các trường hợp hủy GCN QSDĐ xuất phát từ ý chí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không phải là yêu cầu và nguyện vọng của người có quyền sử dụng đất hợp pháp.
Trong phạm vi bài viết này sẽ hướng dẫn thủ tục yêu cầu huỷ GCN QSDĐ tại Đà Nẵng khi người có quyền sử dụng đất có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các trường hợp phổ biến phải kể đến như sau:
Trường hợp 1: Yêu cầu hủy GCN QSDĐ trong trường hợp người sử dụng đất bị mất GCN QSDĐ có yêu cầu cấp lại GCN QSDĐ theo quy định tại Điều 39 Nghị định 101/2024/NĐ-CP.
Đây là trường hợp huỷ GCN QSDĐ khi người sử dụng đất làm mất GCN QSDĐ và thực hiện việc khai báo, xin cấp lại GCN QSDĐ. Văn phòng đăng ký đất đai sẽ kiểm tra hồ sơ và xem xét cấp lại GCN QSDĐ cho người có yêu cầu. Khi đã được cấp mới thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ huỷ GCN QSDĐ đã mất.
Trường hợp 2: Yêu cầu huỷ GCN QSDĐ khi cá nhân, tổ chức có căn cứ cho rằng việc cấp GCNQSDĐ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là trái luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Người có quyền và lợi ích bị xâm phạm có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền huỷ GCN QSDĐ trong các trường hợp sau:
Người có quyền sử dụng đất khi có nhu cầu hoặc khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xậm phạm có thể bằng một trong các phương thức sau đây yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền hủy GCN QSDĐ:
Tùy thuộc vào từng trường hợp như trình bày tại mục 3 nêu trên, thẩm quyền huỷ GCN QSDĐ được quy định như sau:
5.1. Đối với trường hợp yêu cầu hủy GCN QSDĐ khi người sử dụng đất bị mất có yêu cầu cấp lại
Căn cứ Điều 39 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, Văn phòng đăng ký đất đai nơi đã cấp GCN QSDĐ bị mất có thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, thực hiện việc hủy GCN QSDĐ đã cấp và cấp lại GCN QSDĐ cho người được cấp.
Ví dụ: Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Đà Nẵng đã cấp GCNQSDĐ cho ông A. Trong một trận lũ lụt, GCN QSDĐ của ông A đã bị mất. Ông A muốn nộp hồ sơ yêu cầu cấp lại GCN QSDĐ, thì thẩm quyền cấp lại GCN QSDD mới cho ông A và huỷ GCN QSDĐ cũ đã mất thuộc Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Đà Nẵng.
Như vậy, đối với trường hợp huỷ GCN QSDĐ do bị mất thì cơ quan có thẩm quyền cấp GCN QSDĐ là cơ quan có thẩm quyền huỷ GCN QSDĐ bị mất.
5.2. Đối với trường hợp yêu cầu huỷ GCN QSDĐ khi cá nhân, tổ chức có căn cứ cho rằng việc cấp GCN QSDĐ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Đà Nẵng có sai sót hoặc trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Người có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng do việc cấp GCN QSDĐ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sai sót, trái pháp luật thực hiện việc khiếu nại, khởi kiện vụ án hành chính, vụ án dân sự để yêu cầu giải quyết. Thẩm quyền hủy GCN QSDĐ tại Đà Nẵng cụ thể như sau.
a. Khiếu nại
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011).
Như đã trình bày tại mục 3.1, GCN QSDĐ là một Quyết định hành chính. Do đó, người có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng do việc cấp GCN QSDĐ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sai sót, trái pháp luật thực hiện việc khiếu nại để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại GCN QSDĐ đã cấp.
Khiếu nại lần đầu: Người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính;
Khiếu nại lần hai: Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. (Điều 7 Luật Khiếu nại 2011)
Căn cứ quy định trên, thẩm quyền giải quyết khiếu nại yêu cầu hủy GCN QSDĐ như sau:
Lưu ý: thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định cấp GCN QSDĐ của cơ quan có thẩm quyền (trong trường hợp thông thường).
b. Khởi kiện vụ án dân sự
Căn cứ khoản 1 và khoản 4 Điều 34 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015:
“1. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.
4. Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh”.
Theo quy định trên, GCN QSDĐ là một quyết định hành chính cá biệt nên Toà án có quyền huỷ quyết định cá biệt trái luật của cơ quan có thẩm quyền cấp GCN. Thẩm quyền của cấp Toà án được xác định theo quy định của Luật tố tụng hành chính (Thẩm quyền của cấp Toà án nêu tại mục “Khởi kiện vụ án hành chính”).
c. Khởi kiện vụ án hành chính
Căn cứ Khoản 3 và 4 Điều 32 Luật tố tụng hành chính:
“Điều 32. Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh
3. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó.
4. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án”.
Đồng thời căn cứ Điều 136 Luật đất đai 2024 quy định thẩm quyền cấp GCN QSDĐ bao gồm UBND cấp huyện và UBND cấp tỉnh. Do đó, thẩm quyền giải quyết đối với khiếu kiện quyết định hành chính cấp GCN QSDĐ của UBND cấp huyện và UBND cấp tỉnh là Toà án nhân dân cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án.
Ví dụ: Ông D khởi kiện vụ án hành chính yêu cầu huỷ GCN QSDĐ do UBND quận Thanh khê cấp cho hộ ông C vì cho rằng UBND đã cấp GCN cho hộ ông C chồng lấn lên phần diện tích đất của ông D. Thẩm quyền giải quyết là Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng. Và đối với những GCN QSDĐ được cấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thì khi khởi kiện vụ án hành chính thì Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng có thẩm quyền giải quyết.
6.1. Đối với trường hợp yêu cầu hủy GCN QSDĐ khi người sử dụng đất bị mất có yêu cầu cấp lại
Hồ sơ xin cấp lại GCN QSDĐ do bị mất: Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu 11/DK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP.
Trình tự, thủ tục:
6.2. Khiếu nại
a. Khiếu nại lần đầu:
Bước 1: Nộp đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
Nếu viết đơn khiếu nại theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 124/2020/NĐ-CP thì trong đơn khiếu nại phải có các nội dung về ngày tháng năm khiếu nại, tên, địa chỉ của người khiếu nại, tên địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại, nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, yêu cầu giải quyết của người khiếu nại (về yêu cầu huỷ GCN QSDĐ) và cuối cùng cuối đơn khiếu nại người khiếu nại phải ký tên hoặc điểm chỉ.
Nếu khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại phải hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận bằng văn bản, trong đó các nội dung vẫn phải đảm bảo như khi viết đơn khiếu nại.
Bước 2: Xác minh nội dung khiếu nại
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết, thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
Bước 3: Tổ chức đối thoại.
Bước 4: Ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Bước 5: Gửi quyết định giải quyết khiếu nại.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
b. Khiếu nại lần 2:
Việc khiếu nại lần 2 được thực hiện theo quy trình tương tự như khiếu nại lần 1. Tuy nhiên, có sự khác nhau về thời gian giữa các bước như sau:
Bước 4: Ra quyết định giải quyết khiếu nại:
Bước 5: Gửi quyết định giải quyết khiếu nại:
Trong vòng 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
6.3. Khởi kiện vụ án dân sự
Bước 1: Chuẩn bị và nộp đơn khởi kiện
Căn cứ Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, khi khởi kiện vụ án dân sự thì tổ chức, cá nhân phải làm đơn khởi kiện theo quy định sau:
Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc bằng một trong các phương thức sau:
Bước 2: Phân công thẩm phán xem xét đơn
Khoản 2 Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Bước 3: Thụ lý vụ án
Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
Bước 4: Tiến hành hòa giải
Nguyên tắc tiến hành hòa giải thực hiện theo Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, theo đó:
Bước 5: Chuẩn bị xét xử
Trong vòng 01 tháng để chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ, ra các quyết định đình chỉ xét đơn, trưng cầu giám định, định giá tài sản, mở phiên tòa giải quyết việc dân sự… Nếu chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì có thể kéo dài thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu nhưng không vượt quá 01 tháng.
Bước 6: Đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa sơ thẩm
Điều 222 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa.
Bước 7: Kháng cáo Bản án của Tòa án cấp sơ thẩm
Trường hợp các bên đương sự không đồng ý với bản án mà Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên thì có quyền nộp đơn kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại nội dung bản án.
Thời hạn các bên kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án, trường hợp đương sự vắng mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời gian 15 ngày được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được tuyên án.
Bước 8: Đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa phúc thẩm
Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị.
Bước 9: Thi hành án
6.4. Khởi kiện vụ án hành chính
Bước 1: Chuẩn bị và nộp đơn khởi kiện
Căn cứ Điều 118 Luật Tố tụng hành chính 2015, khi khởi kiện vụ án hành chính thì tổ chức, cá nhân phải làm đơn khởi kiện theo quy định sau:
Điều 119 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền bằng một trong các phương thức sau:
Bước 2: Phân công thẩm phán xem xét đơn
Bước 3: Thụ lý vụ án
Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí và nộp lại biên lai, chứng từ cho Tòa án. Thẩm phán thụ lý vụ án vào ngày người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí., trừ trường hợp được miễn.
Bước 4: Chuẩn bị xét xử
Thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án; vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án có thể ra quyết định gia hạn chuẩn bị xét xử 01 lần nhưng không quá 02 tháng.
Bước 5: Thủ tục đối thoại
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn.
Bước 6: Đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa sơ thẩm
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
Bước 7: Kháng cáo Bản án của Tòa án cấp sơ thẩm
Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền kháng cáo bản án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.
Bước 8: Đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa sơ thẩm
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Bước 9: Thi hành án
https://phong-partners.com/dat-chua-co-so-do-co-duoc-lap-di-chuc-khong
https://phong-partners.com/viet-kieu-co-duoc-nhan-tang-cho-quyen-su-dung-dat-khong
https://phong-partners.com/dat-dung-lam-loi-di-chung-khi-giai-toa-co-duoc-den-bu