Với xu hướng phát triển và hội nhập, Việt Nam đã tham gia vào các hiệp định thương mại tự do FTA và các tổ chức quốc tế như WTO, CPTPP, EVFTA tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn cho nhà đầu tư. Đồng thời thành phố Đà Nẵng cũng đã và đang ngày càng đầu tư mạnh mẽ vào phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm cảng biển, sân bay, đường cao tốc và khu công nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vì vậy nhà đầu tư nước ngoài có quyền đầu tư thành lập nhà máy tại Đà Nẵng để kinh doanh các ngành nghề đảm bảo ngành nghề về tiếp cận thị trường và ngành nghề mà pháp luật không cấm.
a. Điều kiện về nhà đầu tư
b. Điều kiện về dự án đầu tư
c. Điều kiện về địa điểm thực hiện dự án
Để xây dựng nhà máy, nhà đầu tư phải lựa chọn địa điểm phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương và được phê duyệt bởi cơ quan chức năng. Nhà đầu tư có thể thực hiện thành lập nhà máy tại các địa điểm sau:
a. Ưu đãi chung
Khoản 1 Điều 15 Luật đầu tư 2020 quy định các hình thức ưu đãi đầu tư dành cho nhà đầu tư như thuộc diện hưởng ưu đãi đầu tư bao gồm:
b. Ưu đãi đối với từng ngành, lĩnh vực
Khoản 1 Điều 16 Luật đầu tư 2020 quy định ngành nghề ưu đãi đầu tư bao gồm:
Khoản 2 Điều 16 Luật Đầu tư 2020 quy định về địa bàn hưởng ưu đãi đầu tư bao gồm:
c. Thủ tục hưởng ưu đãi
Điều 17 Luật đầu tư 2020 quy định thủ tục hưởng ưu đãi như sau:
Bước 1: Nhà đầu tư căn cứ nội dung ưu đãi đầu tư tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư để xác định ưu đãi đầu tư.
Bước 2: Nhà đầu tư thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan hải quan và cơ quan khác có thẩm quyền tương ứng với từng loại ưu đãi đầu tư.
Giai đoạn 1: Nhà đầu tư lựa chọn địa điểm thành lập nhà máy
Trước khi tiến hành thành lập nhà máy tại thành phố Đà Nẵng, nhà đầu tư cần tiến hành lựa chọn địa điểm thành lập nhà máy phù hợp. Nhà đầu tư cần kiểm tra xem địa điểm mà mình quan tâm có nằm trong khu vực được phép hoạt động sản xuất hay không, để đảm bảo rằng hoạt động sản xuất không bị xung đột với quy định pháp luật và môi trường ở Đà Nẵng. Để lựa chọn địa điểm thành lập nhà máy, nhà đầu tư có thể thực hiện một trong các phương án sau đây:
Giai đoạn 2: Nhà đầu tư xin phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
Khi nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư vào một ngành nghề dịch vụ tại Việt Nam, nhà đầu tư sẽ gặp phải các hạn chế từ biểu cam kết GATS của Việt Nam ký kết khi gia nhập WTO như các quy định về tỷ lệ vốn góp, hạn chế loại hình pháp nhân được thành lập đối với từng ngành nghề cụ thể tại Việt Nam. Bên cạnh đó, khi thành lập một nhà máy sản xuất tại Việt Nam, nhà đầu tư còn phải đối diện với các vấn đề môi trường. Quá trình sản xuất các ngành nghề có thể có những tác động tiêu cực gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, dẫn đến một số đối tượng và dự án được thuộc nhóm I, nhóm II quy định trong Phụ lục II tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ phải tiến hành thủ tục đánh giá tác động môi trường. Thủ tục này phải được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án.
Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được tính như sau:
Bước 2: Cơ quan nhà nước phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
Lưu ý: Đối với các dự án đầu tư thuộc nhóm III và nhóm IV là những đối tượng không cần đánh giá tác động môi trường mà chỉ đăng ký Giấy phép môi trường. Theo đó, Dự án đầu tư thuộc nhóm III thì đăng ký tại UBND cấp huyện, trừ những dự án nằm trên địa bàn từ 2 tỉnh trở lên thì phải đăng ký tại UBND cấp tỉnh. Còn đối với các dự án nhóm IV chỉ cần đăng ký môi trường tại UBND cấp xã.
Giai đoạn 3: Nhà đầu tư xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư
Bước 1: Nhà đầu tư phải lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư và gửi đến cơ quan đăng ký đầu tư để xin chấp thuận chủ trương đầu tư.
Bước 2: Sau khi nhận được chấp thuận chủ trương, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày hoặc 15 ngày tùy vào từng dự án đầu tư.
Đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư
Bước 1: Nhà đầu tư làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Bước 2: Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ xem xét tính hợp lệ và cấp mã số cho dự án đầu tư. Trong trường hợp hồ sơ bị từ chối, Cơ quan này sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Giai đoạn 4: Nhà đầu tư đăng ký thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp.
Giai đoạn 5: Nhà đầu tư xin giấy thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy
Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ xin thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy tại Cục Cảnh sát phòng cháy, hoặc Phòng Cảnh sát PCCC Công an thành phố.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, trang thiết bị và cấu trúc xây dựng tại cơ sở thực tế.
Bước 3: Trong thời hạn từ 10 đến 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, đóng dấu đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy vào bản thuyết minh, các bản vẽ đã được thẩm duyệt và trả lại cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư nộp tệp tin (file) bản chụp hoặc bản sao hồ sơ được đóng dấu đã thẩm duyệt cho cơ quan Công an đã thẩm duyệt để lưu trữ theo quy định trước khi nhận Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy trừ trường hợp hồ sơ nộp trực tuyến.
Giai đoạn 6: Nhà đầu tư thực hiện xin giấy phép xây dựng
Bước 1: Nhà đầu nộp hồ sơ xin phép xây dựng tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần tính hợp lệ của hồ sơ.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.
Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng cho nhà đầu tư.
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 20 ngày.
Giai đoạn 7: Tiến hành xây dựng nhà máy
Sau khi thực hiện những thủ tục trên, nhà đầu tư nước ngoài tiến hành xây dựng nhà máy. Sau khi nhà máy được thành lập, nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện một số thủ tục cơ bản như: đăng ký và khai báo thuế, xin cấp con dấu, treo biển hiệu, in hóa đơn... để nhà máy được đi vào hoạt động.
Luật đầu tư Việt Nam quy định danh sách các ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm ngành nghề chưa được tiếp cận thị trường và ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện. Vì vậy trước khi thành lập nhà máy tại Đà Nẵng, nhà đầu tư nước ngoài cần nghiên cứu kỹ lưỡng để chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp không vi phạm pháp luật Việt Nam về đầu tư.
Nhà đầu tư nước ngoài cần nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường trước khi đầu tư thành lập nhà máy tại Đà Nẵng để đảm bảo quyết định đầu tư được thực hiện một cách thông minh và hiệu quả. Đà Nẵng là một thành phố phát triển nhanh chóng với tiềm năng kinh tế lớn, nhưng đồng thời cũng có những đặc điểm và thách thức riêng. Nghiên cứu thị trường giúp nhà đầu tư hiểu rõ nhu cầu và xu hướng tiêu dùng địa phương, đánh giá mức độ cạnh tranh và xác định các cơ hội và thách thức cụ thể của thị trường Đà Nẵng. Bên cạnh đó, việc nắm bắt các quy định pháp lý, điều kiện kinh doanh, và môi trường đầu tư tại Đà Nẵng là cần thiết để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và tối ưu hóa chi phí vận hành. Việc nghiên cứu cũng giúp nhà đầu tư lựa chọn vị trí địa lý phù hợp, tối ưu hóa chi phí và tiếp cận nguồn nhân lực và nguyên liệu địa phương một cách hiệu quả. Tóm lại, nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường Đà Nẵng không chỉ giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững và thành công lâu dài.
Để thành lập nhà máy sản xuất, nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý kiểm tra xem địa điểm mình quan tâm có nằm trong khu vực được phép thành lập nhà máy hoạt động sản xuất hay không, đảm bảo rằng hoạt động sản xuất không trái với quy định của pháp luật địa phương về bảo vệ môi trường. Mặt khác, nhà đầu tư cũng cần cân nhắc về cơ sở hạ tầng tại khu vực định thành lập nhà máy, đảm bảo đủ để hỗ trợ hoạt động sản xuất, bao gồm điện, nước, hệ thống thoát nước, hệ thống giao thông cũng như các dịch vụ vận chuyển.
Quy trình thành lập nhà máy tại Đà Nẵng là một quy trình phức tạp và trải qua nhiều bước, nhiều thủ tục đồng thời cần phải chuẩn bị nhiều hồ sơ cũng như các giấy tờ liên quan. Chính vì vậy, để thủ tục thành lập nhà máy được thành lập dễ dàng và tiết kiệm thời gian, nhà đầu tư cần chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ xin cấp các loại giấy phép và các giấy tờ liên quan. Việc chuẩn bị hồ sơ xin cấp các loại giấy phép là một bước rất quan trọng trong quy trình thành lập nhà máy, vì vậy nhà đầu tư cần thận trọng và nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật để chuẩn bị hồ sơ đúng đắn.
Như bạn có thể thấy, việc thành lập nhà máy tại Đà Nẵng là một quy trình phức tạp với nhiều thủ tục cũng như quy định pháp luật liên quan. Điều này gây khó khăn đối với các nhà đầu tư đặc biệt là với nhà đầu tư nước ngoài. Việc thuê Luật sư khi thành lập một nhà máy ở Đà Nẵng là vô cùng cần thiết để bảo đảm quá trình đầu tư thành lập được diễn ra suôn sẻ và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Luật sư sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ các quy định và thủ tục pháp luật liên quan từ việc đăng ký đầu tư, đăng ký thành lập doanh nghiệp đến việc xin các loại giấy phép liên quan. Luật sư cũng sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc chuẩn bị hồ sơ, soạn thảo và xem xét các giấy phép, hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho nhà đầu tư.
Bên cạnh đó Luật sư với nhiều năm kinh nghiệm sẽ cung cấp cho bạn chiến lược để giảm thiểu các rủi ro pháp lý và giải quyết các tranh chấp nếu có. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh chính mà không lo ngại về các vấn đề pháp lý phức tạp và thay đổi liên tục tại Đà Nẵng. Việc thuê Luật sư khi thành lập nhà máy ở Đà Nẵng không chỉ giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn giảm thiểu được các rủi ro pháp lý liên quan.
Với quy trình pháp lý phức tạp và nhiều yêu cầu khắt khe, việc thành lập nhà máy có thể trở thành một thách thức không nhỏ đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thành lập nhà máy tại Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói chung, Văn phòng Luật sư Phong & Partners tự tin sẽ là đồng hành tin cậy của nhà đầu tư. Sự am hiểu sâu rộng về pháp luật đầu tư và kỹ năng thực tiễn của đội ngũ Luật sư Phong & Partners sẽ giúp nhà đầu tư hạn chế các rủi ro và hoàn tất các thủ tục pháp lý một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất.
Phong & Partners cam kết mang đến dịch vụ pháp lý với tiêu chí "Trao chất lượng - Nhận niềm tin", giúp nhà đầu tư hoàn toàn an tâm và hài lòng trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ. Khi lựa chọn Dịch vụ tư vấn thành lập nhà máy của Phong & Partners, bạn không chỉ có một đối tác pháp lý đáng tin cậy mà còn có một người bạn đồng hành trên con đường hiện thực hóa mọi mục tiêu kinh doanh.
Tìm hiểu thêm các dịch vụ pháp lý của Phong & Partners tại: www.phong-partners.com
Xem thêm tại đây: https://phong-partners.com/luat-su-tu-van-dau-tu?p=4