Luật sư cho Việt kiều
ĐĂNG KÝ SONG TỊCH CHO VIỆT KIỀU VÀ LỢI ÍCH CẦN BIẾT
Việt kiều - một cụm từ không chỉ mang trong nó ý nghĩa của cuộc hành trình xa xứ, mà còn đồng nghĩa với tinh thần liên kết mạnh mẽ với quê hương.

Nhiều Việt kiều, sau khi rời khỏi biên giới quê nhà, vẫn khao khát duy trì gắn kết sâu đậm với với quê hương, đất nước. Bởi lẽ, khi là Việt kiều, họ thường phải đối diện với nhiều hạn chế khi muốn đầu tư, kinh doanh, mua nhà đất, hay thậm chí thăm thân tại Việt Nam.

Vậy, nếu bạn là Việt kiều Mỹ đã không còn quốc tịch Việt Nam, muốn hưởng các quyền lợi của một công dân Việt Nam để thuận tiện đầu tư, kinh doanh, thành lập công ty, mua nhà đất… tại Việt Nam, nhưng vẫn giữ quốc tịch nước ngoài. Tuy nhiên, để đăng ký được song tịch, Việt kiều phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo luật định. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin cho bạn

 

1. Khái niệm liên quan

  • Song tịch là gì? Song tịch được hiểu là một người mang hai quốc tịch; được hưởng các quyền công dân của cả hai quốc gia mà người đó mang quốc tịch. Ví dụ, một người có song tịch Mỹ - Việt được hiểu là một người đồng thời mang quốc tịch Mỹ và quốc tịch Việt Nam.
  • Việt kiều là gì? Việt kiều là thuật ngữ để chỉ người Việt định cư bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, họ có thể đang mang quốc tịch Việt Nam hoặc/và quốc tịch của nước sở tại. Ví dụ, Việt kiều Mỹ được hiểu là Việt kiều sinh sống, làm việc ở Mỹ hoặc/và mang quốc tịch Mỹ.
  • Đăng ký song tịch là gì? Đăng ký song tịch là việc một người Việt kiều đã có quốc tịch nước ngoài, không còn quốc tịch Việt Nam, tiến hành các thủ tục cần thiết tại cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam để đăng ký quốc tịch Việt Nam.

 

2. Việt kiều có lợi ích gì khi có song tịch?

  • Việt kiều có song tịch được quyền mua nhà đất và đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên trên đất tại Việt Nam như công dân Việt Nam;
  • Việt kiều có song tịch được quyền đầu tư và thành lập công ty tại Việt Nam một cách thuận lợi và nhanh chóng như công dân Việt Nam; không bị hạn chế hay cấm đầu tư một số ngành nghề, lĩnh vực được áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
  • Việt kiều có song tịch không cần phải xin visa, thẻ tạm trú hay thường trú khi xuất nhập cảnh;
  • Việt kiều có song tịch được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp khác như công dân của nước ngoài và công dân Việt Nam được hưởng.

 

3. Việt kiều cần đáp ứng điều kiện gì khi làm thủ tục song tịch?

  • Việt kiều xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+     Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

+     Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

+     Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  • Việt kiều xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

+     Thuộc các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam (như nêu trên);

+     Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi trở lại quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài;

+     Việc thôi quốc tịch nước ngoài khiến cho quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng;

+     Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  • Cần lưu ý rằng, không phải trong mọi trường hợp khi đã đáp ứng đủ điều kiện thì người đó sẽ được cho đăng ký quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài. Chủ tịch nước Việt Nam sẽ xem xét và quyết định trên nhiều yếu tố có liên quan trước khi đưa ra quyết định.

 

4. Hồ sơ làm song tịch bao gồm những gì?

  • Hồ sơ làm song tịch bao gồm:

(1) Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam – Tải mẫu tại đây

(2) Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

(3) Bản khai lý lịch;

(4) Phiếu lý lịch tư pháp là một trong các giấy tờ sau:

  • Đối với người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam là Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (Phiếu lý lịch tư pháp số 01 – xem mẫu tờ khai tại đây);
  • Đối với người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài là Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

(5) Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam là một trong các loại giấy tờ sau:

  • Giấy tờ chứng minh đã được Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam;
  • Giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp, xác nhận, trong đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó (ví dụ: Giấy khai sinh, trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ; Giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu Việt Nam)

(6) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ sau:

  • Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam (ví dụ: Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; nếu có cha, mẹ, con là công dân Việt Nam thì nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha, mẹ, con;)
  • Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc việc trở lại quốc tịch Việt Nam là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5. Thủ tục đăng ký song tịch cho Việt kiều thế nào?

a)     Trường hợp 1: Đăng ký song tịch ở Việt Nam - tại Sở Tư pháp nơi cư trú

-  Bước 1:   Chuẩn bị hồ sơ

  • Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam chuẩn bị 03 bộ hồ sơ theo mục 4.

-  Bước 2:   Nộp hồ sơ

  • Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú.

-  Bước 3:   Thẩm tra giấy tờ và xác minh nhân thân

  • Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
  • Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
  • Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

-  Bước 4:   Báo cáo Thủ tướng Chính phủ

  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

-  Bước 5:   Chủ tịch nước xem xét, quyết định

  • Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

 

b)     Trường hợp 2: Đăng ký song tịch ở nước ngoài - Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài

-  Bước 1:   Chuẩn bị hồ sơ

  • Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam chuẩn bị 03 bộ hồ sơ theo mục 4.

-  Bước 2: Nộp hồ sơ

  • Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

-  Bước 3: Thẩm tra giấy tờ và xác minh nhân thân

  • Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam cho Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp.
  • Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam.

-  Bước 4:   Báo cáo Thủ tướng Chính phủ

  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

-  Bước 5: Chủ tịch nước xem xét, quyết định

  • Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

 

6. Việt kiều thường gặp khó khăn gì khi đăng ký song tịch tại Việt Nam?

Thứ nhất, không đáp ứng ĐẦY ĐỦ điều kiện đăng ký song tịch

-  Về mặt pháp luật, Việt Nam cho phép Việt kiều được trở lại quốc tịch Việt Nam, đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế, để Việt kiều đáp ứng đầy đủ các điều kiện (như đã nêu ở mục 3) để được đăng ký song tịch là điều không dễ dàng. Bởi lẽ, việc bổ sung các giấy tờ liên quan đến lợi ích, về chính trị, an ninh quốc gia để chứng minh Việt kiều đủ điều kiện đăng ký song tịch rất khó thực hiện.

Thứ hai, không đủ giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam

-  Một trong những yêu cầu để Việt kiều làm thủ tục song tịch là phải “có giấy tờ chứng minh đã từng có quốc tịch Việt Nam và còn giữ quốc tịch Việt Nam” theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, điều này cũng là một khó khăn đối với Việt kiều khi họ định cư ở nước ngoài quá lâu, các giấy tờ không còn được nguyên vẹn hay vô tình bị lạc, mất… dẫn đến trường hợp không đủ giấy tờ để chứng minh quốc tịch Việt Nam.

-  Trong trường này, Việt kiều cần thực hiện các thủ tục trích lục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các loại giấy tờ như Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu thường trú trước khi đi định cư…

Thứ ba, khó khăn trong trích lục các loại giấy tờ

-  Khi thực hiện thủ tục trích lục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đối với Việt kiều có thời gian định cư ở nước ngoài càng lâu thì việc trích lục các loại giấy tờ liên quan càng mất nhiều thời gian.

-  Ngoài ra, đối với Việt kiều có sự thay đổi về thông tin nhân thân thì cơ quan đăng ký hộ tịch cần kiểm tra, xác minh kỹ trên thực tế. Việc này làm cho thủ tục trích lục trở nên phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn.

-  Ví dụ: Việc đổi tên mới bằng tên nước ngoài của Việt kiều Mỹ nhưng không có giấy tờ chứng minh mối liên hệ với tên cũ, dẫn đến việc trích lục giấy tờ và xử lý hồ sơ trở nên khó khăn vì các giấy tờ này đều mang tên cũ.

Thứ tư, thời gian thực hiện thủ tục khá dài

-  Thời gian giải quyết thực tế của các cơ quan nhà nước về việc đăng ký song tịch khá dài. Do vậy, người nộp hồ sơ phải theo dõi thường xuyên tình trạng giải quyết hồ sơ để cung cấp bổ sung kịp thời các giấy tờ nếu cơ quan nhà nước có yêu cầu.

 

7. Văn phòng luật sư Phong & Partners cung cấp dịch vụ đăng ký song tịch cho Việt kiều

-  Với đội ngũ Luật sư tâm huyết và giàu kinh nghiệm, Phong & Partners cung cấp dịch vụ làm song tịch, hỗ trợ cho Việt kiều trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời vẫn giữ được quốc tịch nước ngoài. Theo đó, các dịch vụ cho khách hàng bao gồm:

+     Tư vấn điều kiện, trình tự, thủ tục đăng ký song tịch;

+     Tư vấn, hỗ trợ dịch, công chứng dịch, hợp pháp lãnh sự các tài liệu phục vụ cho việc đăng ký song tịch;

+    Trích lục, hoàn thiện đầy đủ hồ sơ đăng ký song tịch tại Việt Nam cho khách hàng;

+     Hoàn thiện hồ sơ, thực hiện thủ tục xin đăng ký song tịch tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+     Tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý khác sau khi đã được cơ quan Nhà nước chấp thuận đăng ký song tịch tại Việt Nam.

 

8. Những câu hỏi liên quan đến Việt kiều và song tịch

(1) Việt kiều có được nhận tặng cho quyền sử dụng đất không?

https://phong-partners.com/viet-kieu-co-duoc-nhan-tang-cho-quyen-su-dung-dat-khong

(2) Việt kiều hai quốc tịch, có được cấp căn cước công dân không?

https://phong-partners.com/viet-kieu-hai-quoc-tich-co-duoc-cap-can-cuoc-cong-dan

(3) Việt kiều đăng ký song tịch Mỹ - Việt như thế nào?

https://phong-partners.com/dang-ky-song-tich-my-viet-va-loi-ich-ma-viet-kieu-can-biet

 

==========================

HỆ THỐNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS

LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: Tầng 9, Toà nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0905 102 425

LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP ĐÀ NẴNG

1. Luật sư Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê

Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.

Điện thoại: 02363 822 678 - 0905 102 425

2. Luật sư Phong & Partners tại Sơn Trà

Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0905 205 624

3.  Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu

Địa chỉ: 21 Trương Văn Đa, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0961 283 093

4. Luật sư Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn

Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0905 579 269

5. Luật sư Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang

Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0901 955 099

Email: phongpartnerslaw@gmail.com

Website: https://phong-partners.com

Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw

https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson

https://www.facebook.com/luatsusontra

https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu

https://www.facebook.com/LuatsuCamLe

Google Map:

(1) Luật sư Đà Nẵng - PHONG & PARTNERS

(2) Phong & Partners Law firm

(3) Luật sư TP HCM - Phong & Partners

(4) Lawyer in Ho Chi Minh City - Phong & Partners

 

Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:           

Logo
Phong & Partners cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất - là kết quả từ sự chuyên nghiệp, chuyên tâm và sự gắn kết, hỗ trợ hiệu quả của toàn hệ thống vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
Copyright © 2020 P&P. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
0905102425

02363 822 678

phongpartnerslaw@gmail.com

https://www.whatsapp.com/

https://www.viber.com/