1. Ly hôn là gì?
Theo Khoản 4 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Như vậy, có thể hiểu ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật trên cơ sở sự tự nguyện của ít nhất một bên trong quan hệ vợ chồng.
Cơ sở pháp lý để chấm dứt quan hệ hôn nhân là một bản án hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Do đó, Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Trường hợp hai bên vợ chồng đồng tình ly hôn, thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận đồng thuận ly hôn bằng việc ra phán quyết dưới hình thức là quyết định. Nếu vợ chồng không tự thỏa thuận được thì có quyền đơn phương ly hôn, Tòa án sẽ ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.
2. Tính đặc thù của vụ ly hôn có Việt kiều là gì?
Việt kiều gồm 2 nhóm chính: Người còn quốc tịch Việt Nam, đang cư trú và sinh sống lâu dài ở nước ngoài; Người không còn quốc tịch Việt Nam nhưng nguồn gốc của họ có cha mẹ, ông bà tổ tiên là công dân Việt Nam, hiện đang cư trú và sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Do đó, vụ ly hôn có Việt kiều được xem là vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài. Mỗi nhóm đối tượng Việt kiều thuộc điều chỉnh của nhiều luật khác nhau nên mỗi vụ việc có thủ tục tố tụng, tính chất phức tạp khác nhau.
Những vụ Việt kiều ly hôn có tính đặc thù cao, bởi:
Thứ nhất, có nhiều khó khăn trong hoạt động uỷ thác tư pháp. Giải quyết vụ việc ly hôn có Việt kiều trong trường hợp đương sự ở nước ngoài thì hoạt động ủy thác tư pháp ra nước ngoài là vấn đề có tính chất quyết định trong việc đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên, việc ủy thác tư pháp còn nhiều khó khăn, phức tạp, đặc biệt là trong hoạt động ủy thác tư pháp một số công việc như ghi lời khai, tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ, trưng cầu giám định.
Thứ hai, còn nhiều khó khăn trong việc áp dụng pháp luật. Trường hợp không có điều ước quốc tế, áp dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam trên thực tế gặp phải rất nhiều khó khăn. Nhiều vụ việc Tòa án Việt Nam xác định thuộc thẩm quyền và đưa ra phán quyết, nhưng do các quốc gia khác cho rằng thẩm quyền giải quyết cũng thuộc thẩm quyền của nước họ, điều này dẫn đến xung đột pháp luật giữa Việt Nam và các nước đó.
3. Thủ tục ly hôn với Việt kiều cụ thể thế nào?
3.1 Hồ sơ ly hôn với Việt kiều
- Hồ sơ thuận tình ly hôn:
- Hồ sơ đơn phương ly hôn:
3.2 Trình tự giải quyết ly hôn thuận tình với Việt kiều
Chuẩn bị và nộp Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, tài liệu kèm theo tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn yêu cầu. Nếu Đơn yêu cầu hoặc hồ sơ, tài liệu không hợp lệ hoặc không đầy đủ, Thẩm phán ra thông báo sửa đổi, bổ sung Đơn yêu cầu. Nếu Đơn yêu cầu và tài liệu kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì Thẩm phán ra thông báo nộp lệ phí.
Sau khi đương sự nộp lệ phí Tòa án tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng lệ phí cho Tòa án, thẩm phán ra thông báo thụ lý đơn yêu cầu.
Tòa án triệu tập vợ chồng lên để giải quyết việc thuận tình ly hôn, hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, giải thích quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ với con về trách nhiệm cấp dưỡng.
Tại phiên họp giải quyết việc dân sự, nếu hòa giải thành, vợ chồng sẽ đoàn tụ với nhau thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn của hai người. Nếu hòa giải không thành, vợ chồng vẫn muốn ly hôn thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật.
Vợ/chồng có quyền kháng cáo trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định. Trường hợp vợ/chồng không có mặt tại phiên họp giải quyết việc dân sự thì thời hạn kháng cáo là 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.
Lưu ý đối với thủ tục thuận tình ly hôn, nếu trong quá trình giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn mà một bên thay đổi ý kiến, không ly hôn nữa hoặc có tranh chấp về nuôi con, cấp dưỡng, tài sản hoặc nợ chung thì Tòa án sẽ chuyển sang giải quyết vụ việc theo thủ tục đơn phương ly hôn.
3.3 Trình tự giải quyết đơn phương ly hôn với Việt kiều
Chuẩn bị và nộp Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, tài liệu kèm theo tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh/ thành phố nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng.
Trong thời hạn 08 ngày làm việc, Thẩm phán xem xét đơn và ra thông báo nộp tạm ứng án phí. Nếu Đơn khởi kiện hoặc hồ sơ, tài liệu không hợp lệ, không đầy đủ, Tòa án ra thông báo sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện yêu cầu.
Sau khi đương sự nộp tạm ứng án phí Tòa án tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, thẩm phán ra thông báo thụ lý đơn vụ án. Thời hạn giải quyết vụ án đơn phương ly hôn thường tầm 4 tháng kể từ thời điểm Tòa án ra thông báo thụ lý, nếu vụ án ly hôn có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian giải quyết là 6 tháng. Trong thực tế giải quyết vụ án ly hôn có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn thời gian mà luật quy định tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án.
Tòa án tiến hành triệu tập lấy lời khai, tổ chức phiên họp giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định pháp luật tố tụng dân sự.
Trường hợp vụ án ly hôn có tranh chấp về nuôi con khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến.
Nếu vợ chồng thỏa thuận được với nhau các vấn đề phải giải quyết thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.
Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
Trường hợp các bên hòa giải không thành, trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử ly hôn đơn phương. Trường hợp có lý do chính đáng, thời gian này có thể được gia hạn nhưng không quá 2 tháng.
Sau khi kết thúc phiên toà, kết quả giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn sẽ được quyết định bằng bản án. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.
Vợ/chồng có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Trường hợp vợ/chồng không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án.
4. Luật sư ly hôn cho Việt Kiều làm những việc gì?
Luật sư ly hôn cho Việt kiều cung cấp các dịch vụ pháp lý về ly hôn bao gồm nhưng không giới hạn các dịch vụ sau.
- Luật sư tư vấn ly hôn cho Việt kiều:
- Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng khi ly hôn có Việt kiều:
5. Tiêu chí lựa chọn Luật sư ly hôn cho Việt kiều là gì?
Kết hôn hay ly hôn đều là chuyên hệ trọng trong đời của một người. Đặc biệt, ly hôn kéo theo rất nhiều hệ quả cho không chỉ hai cá nhân, hai bên gia đình, con cái mà còn tác động lên xã hội. Một luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết ly hôn cần hội tụ cho mình nhiều tố chất:
6. Chi phí thuê Luật sư ly hôn cho Việt kiều thế nào?
Văn phòng Luật sư Phong & Partners đã nhận được sự tin tưởng và giao phó trách nhiệm từ nhiều khách hàng là cá nhân, tổ chức trong nhiều lĩnh vực pháp lý. Với đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, luôn nghiên cứu, tìm hiểu về lĩnh vực pháp luật, Luật sư ly hôn cho Việt kiều tại Phong & Partners tự tin sẽ giải quyết được những vấn đề pháp lý về vụ việc ly hôn có Việt kiều.
Tùy vào tính chất phức tạp, quy mô của từng vụ việc cũng như nhu cầu của khách hàng, chúng tôi sẽ đánh giá và đưa ra mức phí dịch vụ phù hợp, đảm bảo mọi thỏa thuận với khách hàng luôn rõ ràng và minh bạch.
Với phương châm “UY TÍN – TẬN TÂM – CHUYÊN NGHIỆP”, Văn Phòng Luật sư Phong & Partners cam kết sẽ tư vấn và giải quyết các yêu cầu về ly hôn có Việt kiều cho Quý Khách hàng một cách một cách tận tình và hiệu quả nhất.
Quý khách có thể tìm hiểu thêm về HỆ THỐNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI ĐÀ NẴNG theo thông tin dưới đây:
1. Luật sư Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, quận Thanh Khê, Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363 822 678 - 0905 102 425
2. Luật sư Phong & Partners tại Sơn Trà
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 205 624
3. Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu
Địa chỉ: 21 Trương Văn Đa, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961 283 093
4. Luật sư Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn
Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 579 269
5. Luật sư Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901 955 099
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Website: https://phong-partners.com
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw
https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson
https://www.facebook.com/luatsusontra
https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu
https://www.facebook.com/LuatsuCamLe