Luật sư cho Việt kiều
HƯỚNG DẪN VIỆT KIỀU XIN CẤP THẺ CĂN CƯỚC/CĂN CƯỚC CÔNG DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thẻ Căn cước, Căn cước công dân không chỉ là một tấm thẻ xác định danh tính mà còn là biểu tượng của sự gắn kết, của việc trở về với cội nguồn. Việc Việt kiều xin cấp thẻ Căn cước, Căn cước công dân là điều cần thiết để thuận tiện trong việc thực hiện các giao dịch và thủ tục hành chính tại quê hương, đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh – nơi có đông đảo Việt kiều sinh sống và làm việc. Tuy nhiên, do xa xứ trong thời gian dài, Việt kiều có thể gặp một số khó khăn khi thực hiện thủ tục xin cấp thẻ Căn cước, Căn cước công dân. Chính vì vậy, bài viết “HƯỚNG DẪN VIỆT KIỀU XIN CẤP THẺ CĂN CƯỚC/CĂN CƯỚC CÔNG DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết, giúp Việt kiều nắm rõ từng bước trong quy trình xin thẻ Căn cước, Căn cước công dân tại Thành phố Hồ Chí Minh.

1. Thẻ Căn cước, Căn cước công dân là gì?

“Căn cước công dân”, nay được gọi là “Căn cước” theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, là thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, nhân dạng và sinh trắc học của một người. Như vậy, thẻ Căn cước (hay còn gọi là “thẻ Căn cước công dân”) được hiểu một cách đơn giản là một loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, trong đó phải ghi rõ và có đầy đủ thông tin cá nhân của công dân.

Từ ngày 1/7/2024, Việt Nam sẽ chuyển đổi từ cấp căn cước công dân sang cấp thẻ Căn cước. Do đó, để đảm bảo tính nhất quán trong bài viết này, thuật ngữ “Thẻ Căn cước” sẽ được sử dụng chung và thay thế cho thuật ngữ “thẻ Căn cước công dân” nhằm đồng nhất với quy định pháp luật hiện hành.

 

2. Lợi ích khi Việt kiều có thẻ Căn cước, Căn cước công dân

So với các loại giấy tờ tùy thân trước đó, thẻ Căn cước hiện nay có nhiều ưu điểm vượt trội, như khả năng tích hợp nhiều thông tin của công dân, bao gồm liên kết với các dữ liệu về thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Do đó, lợi ích khi Việt kiều có thẻ Căn cước bao gồm:

  • Thẻ Căn cước là phương tiện hợp pháp để xác nhận quốc tịch và danh tính của người Việt kiều trong các tình huống yêu cầu chứng minh nhân thân.
  • Thẻ Căn cước có giá trị chứng minh các thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ Căn cước của người được cấp thẻ để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Được sử dụng thẻ Căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước công dân thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau.

 

3. Điều kiện để Việt kiều được cấp thẻ Căn cước, Căn cước công dân tại Thành phố Hồ Chí Minh

Điều 19 Luật Căn cước 2023 quy định người được cấp thẻ Căn cước như sau:

“Điều 19. Người được cấp thẻ căn cước

1. Người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam.

2. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.

3. Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu”.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Quốc tịch 2008, người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.
Như vậy, chỉ cần Việt kiều còn giữ quốc tịch Việt Nam thì họ hoàn toàn có quyền thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước theo quy định của pháp luật.

4. Việt kiều xin cấp thẻ Căn cước, Căn cước công dân ở đâu tại Thành phố Hồ Chí Minh?

Căn cứ Điều 27 Luật Căn cước 2023, công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân tại Thành phố Hồ Chí Minh:

  • Cơ quan quản lý căn cước của Công an huyện, quận, thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh nơi công dân cư trú. Địa chỉ cụ thể được liệt kê theo bảng dưới đây.

TT

Địa điểm

Địa chỉ

1

Huyện Bình Chánh

D1/28 Đinh Đức Thiện, X. Bình Chánh, H. Bình Chánh

2

Huyện Hóc Môn

64 Bis Quang Trung, TT. Hóc Môn, H. Hóc Môn

3

Huyện Củ Chi

Khu phố 5, TT. Củ Chi, H. Củ Chi

4

Huyện Nhà Bè

226 Nguyễn Văn Tạo, Ấp 2, X. Long Thới, H. Nhà Bè

5

Huyện Cần Giờ

Phan Trọng Tuệ, TT. Cần Thạnh, H. Cần Thạnh

6

Quận Gò Vấp

16/1 Quang Trung, P.11, Q. Gò Vấp

7

TP Thủ Đức

- 9 xa lộ Hà Nội (phường Hiệp Phú), thành phố Thủ Đức

- 989 Đồng Văn Cống, phường Thạnh Mỹ Lợi, thành phố Thủ Đức;

- 371 đường Đoàn Kết, phường Bình Thọ, thành phố Thủ Đức

8

Quận Bình Tân

114 Quốc lộ 1, P. Tân Tạo A, Q. Bình Tân

9

Quận Bình Thạnh

18 Phan Đăng Lưu, Q. Bình Thạnh

10

Quận Tân Bình

340 Hoàng Văn Thụ, P.4, Q. Tân Bình

11

Quận Tân Phú

516/4 Bình Long, P. Tân Quý, Q. Tân Phú

12

Quận Phú Nhuận

181 Hoàng Văn Thụ, P.8, Q. Phú Nhuận

13

Quận 10

47 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM

14

Quận 11

270 Bình Thới, P10, Q11, TP.HCM

15

Quận 12

345TTH07, P. Tân Thới Hiệp, Q.12

16

Quận 5

359 Trần Hưng Đạo, P.10, Q5

17

Quận 6

100 Mai Xuân Thường, P.1, Q.6

18

Quận 7

1366 Huỳnh Tấn Phát, P. Phú Mỹ, Q.7

19

Quận 8

993 Phạm Thế Hiển, P.5, Q.8

20

Quận 1

459 Trần Hưng Đạo, P. Cầu Kho, Q.1

21

Quận 3

01 Nguyễn Thượng Hiền, P.4, Q.3

22

Quận 4

14 Đoàn Như Hải, P.12, Q.4

  • Cơ quan quản lý căn cước của Công an Thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ tại: số 258 Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

  • Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an đối với những trường hợp do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an quyết định.
  • Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh tổ chức làm thủ tục cấp thẻ căn cước tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân.

 

5. Thủ tục xin cấp thẻ Căn cước/Căn cước công dân cho Việt kiều lần đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Theo quy định tại Điều 25 Luật Căn cước 2023 và Điều 21 Nghị định 70/2024/NĐ-CP, trình tự và thủ tục cấp căn cước công dân lần đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện theo quy trình dưới đây.

Bước 1: Yêu cầu cấp thẻ căn cước công dân

Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an huyện, quận, thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh nơi công dân cư trú hoặc Công an Thành phố Hồ Chí Minh để đề nghị cấp thẻ căn cước công dân, cung cấp thông tin gồm họ, chữ đệm và tên khai sinh, số định danh cá nhân, nơi cư trú để người tiếp nhận kiểm tra đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Nếu đề nghị cấp thẻ căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Nếu thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ căn cước công dân gắn chip, hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị.

Trường hợp thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa có hoặc sai sót thì công dân thực hiện việc điều chỉnh thông tin theo quy định tại Điều 6 Nghị định 70/2024/NĐ-CP trước khi đề nghị cấp thẻ căn cước công dân.

 Bước 2: Tiếp nhận đề nghị cấp căn cước công dân

Trường hợp thông tin của công dân chính xác, người tiếp nhận đề nghị cấp thẻ căn cước công dân trích xuất thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

 Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay

Cán bộ mô tả đặc điểm nhân dạng của công dân, chụp ảnh, thu thập vân tay để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, cho công dân kiểm tra, ký tên. Ảnh chân dung khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự.

Trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai.

 Bước 4: Nhận, trả kết quả

Công dân nộp lệ phí, sau đó nhận giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân. Người dân đi nhận căn cước công dân tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trên giấy hẹn hoặc trả qua đường bưu điện (công dân tự trả phí dịch vụ chuyển phát).

6. Thời gian làm thẻ Căn cước/Căn cước công dân cho Việt kiều tại Thành phố Hồ Chí Minh là bao lâu?

Điều 26 Luật Căn cước 2023 quy định: “Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định của Luật này, cơ quan quản lý căn cước phải cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước”. Như vậy, Việt kiều sẽ nhận được thẻ căn cước công dân trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày Việt kiều thực hiện thủ tục xin cấp căn cước công dân tại Thành phố Hồ Chí Minh.

 

7. Chi phí cấp thẻ Căn cước/Căn cước công dân cho Việt kiều tại Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu?

Trường hợp Việt kiều xin cấp Căn cước lần đầu thì không phải nộp lệ phí theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Căn cước.

Đối với một số thủ tục cấp thẻ Căn cước khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 43/2024/TT-BTC, lệ phí cấp căn cước công dân từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024 bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư số 59/2019/TT-BTC. Theo đó, trừ các trường hợp được miễn lệ phí hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của Thông tư 59/2019/TT-BTC, Điều 4 Thông tư này quy định về mức thu lệ phí như sau:

  • Chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước: 30.000 đồng/thẻ Căn cước.
  • Đổi thẻ Căn cước khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
  • Cấp lại thẻ Căn cước khi bị mất thẻ Căn cước, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ Căn cước.

 

8. Câu hỏi liên quan đến Việt kiều và thẻ Căn cước, Căn cước công dân

(1). Việt kiều hai quốc tịch, có được cấp thẻ Căn cước công dân?

https://phong-partners.com/viet-kieu-hai-quoc-tich-co-duoc-cap-can-cuoc-cong-dan

(2). Việt kiều không thể về Việt Nam, có thể xin cấp thẻ Căn cước, Căn cước công dân tại nước ngoài không?

Người xin cấp thẻ Căn cước, Căn cước công dân bắt buộc phải có mặt tại Việt Nam để trực tiếp nộp hồ sơ, chụp ảnh và lấy dấu vân tay, vì các thủ tục này không thể thực hiện từ xa. Nếu bạn đang sinh sống ở nước ngoài, bạn cần sắp xếp thời gian trở về Việt Nam để hoàn tất các bước này. Trong trường hợp không thể trở về ngay, bạn có thể nhờ người thân thực hiện một số thủ tục ban đầu; tuy nhiên, bạn vẫn phải có mặt tại Việt Nam để chụp ảnh và lấy dấu vân tay nhằm hoàn tất quá trình cấp thẻ Căn cước, Căn cước công dân.

(3). Có được trang điểm khi chụp ảnh thẻ Căn cước, Căn cước công dân không?

Quy định chụp ảnh thẻ Căn cước, Căn cước công dân không cấm trang điểm, tuy nhiên chỉ được trang điểm nhẹ nhàng. Hình ảnh trên thẻ Căn cước dùng để nhận diện nhân thân nên cần thể hiện rõ các đường nét trên khuôn mặt

Sau đây là một số lưu ý về cách trang điểm khi đi làm thẻ Căn cước, Căn cước công dân:

  • Đánh nền quá trắng sẽ khiến da mặt và da cổ lệch màu.
  • Trang điểm nhẹ nhàng, thiên về tự nhiên, hạn chế đánh phấn, kẻ mắt đậm
  • Không dùng màu son quá nổi bật.

(4). Các trường hợp nào được đổi, cấp lại thẻ Căn cước, Căn cước công dân?

Điều 24 Luật Căn cước 2023 quy định các trường hợp dưới đây được đổi, cấp lại thẻ Căn cước, Căn cước công dân.

Trường hợp được đổi thẻ Căn cước, Căn cước công dân:

  • Thẻ Căn cước phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;
  • Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;
  • Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;
  • Có sai sót về thông tin in trên thẻ Căn cước;
  • Theo yêu cầu của người được cấp thẻ Căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;
  • Xác lập lại số định danh cá nhân;
  • Khi người được cấp thẻ Căn cước có yêu cầu.

Trường hợp được cấp lại thẻ Căn cước, Căn cước công dân:

  • Bị mất thẻ Căn cước hoặc thẻ Căn cước bị hư hỏng không sử dụng được;
  • Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam.

(5). Thẻ Căn cước, Căn cước công dân có thay thế hộ chiếu để đi nước ngoài?

Tại khoản 2 Điều 20 Luật Căn cước 2023 về giá trị sử dụng của thẻ Căn cước (Căn cước công dân) như sau: "Thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau".

Theo quy định trên, thẻ Căn cước có thể được sử dụng thay thế hộ chiếu khi Việt Nam và nước ngoài có ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết sử dụng thẻ Căn cước thay hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau. Do đó, thẻ Căn cước không có giá trị thay thế hộ chiếu để nhập cảnh vào tất cả các quốc gia trên thế giới, mà chỉ được sử dụng thay thế hộ chiếu khi nhập cảnh vào các quốc gia có thỏa thuận song phương với Việt Nam về vấn đề này.

Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:           

 DLHA
KHOA LUẬT
Visnam
Xi măng Ngũ Hành Sơn
Công kin
Lữ hành Hội An
Cảng Đà Nẵng
 Tiến Thu
FUJIDAN
EVN
SUNRISE BAY
Pizza Hut
FAFIM
 petrolimex
 VCCI
Đăng Hải
Skyline
Khả Tâm
28
SEATECHCO
Trade Line
SILK AIR
 Báo Công an
 Danang TV
 NEW VISION
 Hội doanh nhân trẻ
VITRACO
NOSCO
ATA
 EVN
 THE FRED HOLLOWS
 CCI
 Premo
 UID
  DRC
 Groz-Beckert
 VAS steel
 Relats
Makitech
 DLHA
KHOA LUẬT
Visnam
Xi măng Ngũ Hành Sơn
Công kin
Lữ hành Hội An
Cảng Đà Nẵng
 Tiến Thu
FUJIDAN
EVN
SUNRISE BAY
Pizza Hut
FAFIM
 petrolimex
 VCCI
Đăng Hải
Skyline
Khả Tâm
28
SEATECHCO
Trade Line
SILK AIR
 Báo Công an
 Danang TV
 NEW VISION
 Hội doanh nhân trẻ
VITRACO
NOSCO
ATA
 EVN
 THE FRED HOLLOWS
 CCI
 Premo
 UID
  DRC
 Groz-Beckert
 VAS steel
 Relats
Makitech
 DLHA
KHOA LUẬT
Visnam
Xi măng Ngũ Hành Sơn
Công kin
Lữ hành Hội An
Cảng Đà Nẵng
 Tiến Thu
FUJIDAN
EVN
SUNRISE BAY
Pizza Hut
FAFIM
 petrolimex
 VCCI
Đăng Hải
Skyline
Khả Tâm
28
SEATECHCO
Trade Line
SILK AIR
 Báo Công an
 Danang TV
 NEW VISION
 Hội doanh nhân trẻ
VITRACO
NOSCO
ATA
 EVN
 THE FRED HOLLOWS
 CCI
 Premo
 UID
  DRC
 Groz-Beckert
 VAS steel
 Relats
Makitech
Logo
Phong & Partners cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất - là kết quả từ sự chuyên nghiệp, chuyên tâm và sự gắn kết, hỗ trợ hiệu quả của toàn hệ thống vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
  • Facebook
  • Twitter
  • Instagram
  • Zalo
Copyright © 2020 P&P. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
Zalo
0905102425

02363 822 678

phongpartnerslaw@gmail.com

info@phong-partners.com

https://www.whatsapp.com/

viber

https://www.viber.com/