Luật sư Lê Ngô Hoài Phong – Trưởng Văn phòng Luật sư Phong & Partners trả lời:
I. VIỆT KIỀU CÓ HAI QUỐC TỊCH, CÓ ĐƯỢC LÀM CĂN CƯỚC CÔNG DÂN KHÔNG?
1. Căn cứ pháp lý:
Điều 19. Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân
Điều 5. Quan hệ giữa Nhà nước và công dân
1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm các quyền công dân và phải làm tròn các nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách để công dân Việt Nam ở nước ngoài có điều kiện hưởng các quyền công dân và làm các nghĩa vụ công dân phù hợp với hoàn cảnh sống xa đất nước.
4. Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài đang định cư ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Phân tích và kết luận
Căn cứ Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân. Theo đó, Khoản 1 Điều 5 Luật Quốc tịch 2018, người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam. Như vậy, Việt kiều được cấp Căn cước công dân của Việt Nam khi họ mang quốc tịch Việt Nam (người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Tuy nhiên, theo Điều 9 Luật Căn cước công dân 2014, một trong những nội dung được thu thập trong căn cước công dân là “nơi thường trú” và “nơi ở hiện tại”. Do đó, trường hợp bạn Lâm là công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng không có đăng ký thường trú tại Việt Nam thì sẽ không được cấp thẻ căn cước công dân. Để được đăng ký thường trú, bạn Lâm phải về Việt Nam để khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại ở Việt Nam. Sau đó bạn sẽ được cấp mã số định danh cá nhân và tiến hành các thủ tục cấp căn cước công dân bình thường.
II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP CĂN CƯỚC CÔNG DÂN LẦN ĐẦU
Sau khi kiểm tra, xác minh thông tin mà bạn đã khai báo là chính xác, cơ quan đăng ký cư trú thực hiện thủ tục cần thiết để cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập, cấp số định danh cá nhân nếu bạn chưa có số định danh cá nhân.
Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin của bạn vào cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo, cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho bạn.
Nội dung giấy xác nhận thông tin về cư trú bao gồm các thông tin cơ bản về công dân: họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc; tôn giáo; quê quán; nơi ở hiện tại; ngày, tháng, năm khai báo cư trú.
Khi bạn đã được cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú, bạn có trách nhiệm đăng ký thường trú hoặc tạm trú ngay khi đủ điều kiện theo quy định của Luật cư trú.
Trường hợp vẫn chưa đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú nhưng có thay đổi về thông tin nhân thân thì phải khai báo lại với công an cấp xã nơi đã cấp giấy xác nhận để rà soát, cập nhật thông tin về nhân thân lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
UBND cấp xã căn cứ vào giấy xác nhận thông tin về cư trú của công dân và thông tin của công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, sẽ cập nhật thông tin về hộ tịch và cấp giấy tờ liên quan đến nhân thân cho công dân theo thẩm quyền.
Để đăng ký thường trú, bạn cần đáp ứng các điều kiện theo quy định tại điều 20 Luật cư trú. Sau khi bạn đã đăng ký thường trú thì sẽ đủ điều kiện đề nghị cơ quan công an cấp căn cước công dân tại nơi thường trú hoặc tạm trú.
Khi đó, bạn có thể trực tiếp đến cơ quan công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp thẻ căn cước công dân hoặc bạn đề nghị cấp thẻ căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
Căn cứ pháp lý: Luật Căn cước công dân 2014 và Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định chi tiết thi hành luật căn cước công dân
Bước 1: Yêu cầu cấp thẻ CCCD gắn chip
Bước 2: Tiếp nhận đề nghị cấp CCCD gắn chip
Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay
Bước 4: Nhận, trả kết quả
Công dân nộp lệ phí, sau đó nhận giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân. Người dân đi nhận căn cước công dân gắn chip tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trên giấy hẹn hoặc trả qua đường bưu điện (công dân tự trả phí).
____________________
HỆ THỐNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI ĐÀ NẴNG
1. Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, quận Thanh Khê, Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363 822 678 - 0905 102 425
2. Phong & Partners tại Sơn Trà
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 205 624
3. Phong & Partners tại Liên Chiểu
Địa chỉ: 21 Trương Văn Đa, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961 283 093
4. Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn
Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 579 269
5. Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901 955 099
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Website: https://phong-partners.com
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw
https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson
https://www.facebook.com/luatsusontra
https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu
https://www.facebook.com/LuatsuCamLe