Theo Khoản 3 Điều 3 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, hộ chiếu (hay còn gọi với tên khác là passport) là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Việt Nam. Hộ chiếu được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng với mục đích để xuất cảnh nước ngoài, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân của bản thân.
Theo Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 và khoản 2 Điều 2 Thông tư 73/2021/TT-BCA, hiện nay có 03 loại hộ chiếu được xem là giấy tờ xuất nhập cảnh hiện nay, bao gồm:
Ngoài ra, giấy thông hành và giấy tờ khác theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên cũng được sử dụng như một loại giấy tờ xuất nhập cảnh ngoài các loại hộ chiếu.
Thời hạn của hộ chiếu được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, cụ thể như sau:
Có giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam như:
Khi có hộ chiếu Việt Nam, Việt kiều sẽ có những thuận tiện sau:
5.1. Để được cấp Hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài, Việt kiều cần chuẩn bị và thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và tài liệu cần thiết
Bước 2: Điền tờ khai mẫu bản giấy hoặc nộp tờ khai trực tuyến
Mẫu tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài dành cho người từ 14 tuổi trở lên: Tải về tại đây
Mẫu tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài dành cho người chưa đủ 14 tuổi: Tải về tại đây
Bước 3: Nộp hồ sơ
Mang đầy đủ hồ sơ, giấy tờ xin cấp hộ chiếu phổ thông kèm tờ khai đến:
Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: các ngày làm việc theo quy định của Cơ quan đại diện ngoại giao (trừ các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của nước sở tại và các ngày lễ, ngày Tết theo quy định của Việt Nam).
Bước 4: Cơ quan đại diện tiếp nhận hồ sơ, xem xét giải quyết
Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài tiếp nhận và xem xét hồ sơ nếu hồ sơ đã được nộp đủ theo yêu cầu. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thông tin, cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu công dân cung cấp bổ sung thông tin trong thời gian sớm nhất.
Cơ quan phối hợp xác minh gồm: Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.
Bước 5: Trả kết quả
Hộ chiếu chỉ được cấp sau khi có kết quả xác minh nhân thân và duyệt cấp hộ chiếu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
5.2. Để được cấp Hộ chiếu phổ thông ở trong nước, Việt kiều cần chuẩn bị và thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và tài liệu cần thiết
Bước 2: Điền tờ khai mẫu bản giấy hoặc nộp tờ khai trực tuyến
Mẫu tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước dành cho người từ 14 tuổi trở lên: Tải về tại đây
Mẫu tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước dành cho người chưa đủ 14 tuổi: Tải về tại đây
Bước 3: Nộp hồ sơ
Mang đầy đủ hồ sơ, giấy tờ xin cấp hộ chiếu phổ thông kèm tờ khai đến:
Bước 4: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, xem xét giải quyết
Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai, ảnh chân dung, giấy tờ liên quan; kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chụp ảnh, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu; cấp giấy hẹn trả kết quả.
Bước 5: Trả kết quả
Cơ quan trả kết quả. Trường hợp chưa cấp hộ chiếu, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả lời bằng văn bản, nêu lý do.
6.1. Hồ sơ xin cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài cho Việt kiều
Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 và Khoản 3 Điều 1 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2023. Hồ sơ xin cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước cho Việt kiều bao gồm:
Mẫu tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu: Tải về tại đây
Giấy tờ liên quan:
6.2. Hồ sơ xin cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài cho Việt kiều
Điều 16 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 và Khoản 4 Điều 1 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2023. Hồ sơ xin cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài cho Việt kiều bao gồm:
Mẫu tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu: Tải về tại đây
Giấy tờ liên quan:
Lưu ý: Tại Lãnh sự quán Việt Nam ở mỗi quốc gia sẽ yêu cầu thêm một số loại giấy tờ, tài liệu, do đó, Việt kiều cần liên hệ Lãnh sự quán tại quốc gia đang ở để chuẩn bị theo yêu cầu.
7.1. Bảng phí làm mới và gia hạn hộ chiếu ở nước ngoài cho Việt Kiều theo quy định của Bộ tài chính Việt Nam theo Thông tư số 264/2016/TT-BTC và Thông tư 113/2021/TT-BTC:
7.2. Bảng phí cấp hộ chiếu (bao gồm hộ chiếu gắn chíp điện tử và hộ chiếu không gắn chíp điện tử) trong nước từ ngày 01/01/2024 theo điểm 1 Mục I Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 25/2021/TT-BTC:
Trường hợp công dân Việt Nam nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu theo hình thức trực tuyến:
8.1. Thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp Hộ chiếu Việt Nam cho Việt kiều ở nước ngoài:
05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu;
Trường hợp chưa đủ căn cứ để cấp hộ chiếu hoặc cần kéo dài thời gian để xác định căn cứ cấp hộ chiếu, bạn sẽ được trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và thời gian bạn cần chờ đợi thêm.
8.2. Thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp Hộ chiếu Việt Nam cho Việt kiều ở trong nước:
Trường hợp chưa cấp hộ chiếu, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả lời bằng văn bản, nêu lý do.
Khi làm hộ chiếu Việt Nam cho Việt Kiều, có một số điều quan trọng sau bạn cần phải lưu ý để đảm bảo quy trình diễn ra suôn sẻ và không gặp phải sự cố:
Chuẩn bị giấy tờ đầy đủ và chính xác
(1). Việt kiều có được xin cấp thẻ Căn cước ?
Điều 19 Luật Căn cước 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024 quy định như sau:
Điều 19. Người được cấp thẻ căn cước
1. Người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.
3. Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định như sau:
Điều 5. Quan hệ giữa Nhà nước và công dân
1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.
Như vậy, nếu Việt kiều còn giữ quốc tịch Việt Nam và từ đủ 14 tuổi trở lên thì thuộc đối tượng được cấp thẻ căn cước. Trường hợp Việt kiều còn quốc tịch Việt Nam và dưới 14 tuổi mà có nhu cầu thì vẫn được cấp thẻ căn cước.
(2). Việt Kiều có được cấp hộ chiếu phổ thông Việt Nam không?
Điều 14 và điều 21 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thông như sau:
Công dân Việt Nam được xem xét cấp hộ chiếu phổ thông trừ các trường hợp sau:
Như vậy, chỉ có công dân Việt Nam mới được xem xét cấp hộ chiếu phổ thông. Từ đây, có thể trả lời cho câu hỏi Việt Kiều có được cấp hộ chiếu phổ thông Việt Nam không? Việt Kiều sẽ được xem xét cấp hộ chiếu nếu còn quốc tịch Việt Nam. Nếu đã thôi quốc tịch Việt Nam thì không được cấp hộ chiếu.
(3). Hướng Dẫn Việt Kiều Nhận Chuyển Nhượng Nhà Đất Tại Tp. Đà Nẵng
https://phong-partners.com/huong-dan-viet-kieu-nhan-chuyen-nhuong-nha-dat-tai-tp-da-nang
(4). Đăng Ký Song Tịch Cho Việt Kiều Và Lợi Ích Cần Biết
https://phong-partners.com/dang-ky-song-tich-cho-viet-kieu-va-loi-ich-can-biet
(5). Luật Sư Đất Đai, Nhà Ở Cho Việt Kiều
https://phong-partners.com/luat-su-dat-dai-nha-o-cho-viet-kieu
(6). Việt Kiều Mua Nhà Đất Tại Gia Lai
https://phong-partners.com/viet-kieu-mua-nha-dat-tai-gia-lai