Việt kiều (hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài) được quy định tại khoản 3, 4 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 như sau:
“3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Việt kiều chính là những công dân Việt Nam, đang cư trú, sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Có thể chia phân chia Việt kiều thành 02 nhóm:
Như vậy, Việt kiều chỉ người Việt định cư bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, họ có thể đang mang quốc tịch Việt Nam hoặc cũng có thể đã thôi không còn quốc tịch Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 19 Luật Căn cước 2023, công dân Việt Nam được cấp thẻ Căn cước/ Căn cước công dân do đó, trường hợp Việt kiều vẫn còn mang quốc tịch Việt Nam sẽ được cấp thẻ căn cước. Có thể kể đến một số lợi ích nhất định khi Việt kiều được cấp thẻ Căn cước/ Căn cước công dân như:
Điều 19 Luật căn cước 2023 quy định về đối tượng được cấp thẻ Căn cước như sau:
“1. Người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.
3. Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Quốc tịch 2008 về Quan hệ giữa Nhà nước và công dân thì “Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.”
Như vậy, để được cấp Căn cước/Căn cước công dân theo quy định hiện hành thì Việt kiều phải thuộc nhóm những người còn quốc tịch Việt Nam. Với quy định pháp luật hiện hành thì mọi công dân Việt Nam đều được cấp thẻ Căn cước, không yêu cầu về độ tuổi cũng như nơi đăng ký thường trú tại Việt Nam.
- Tờ khai theo mẫu quy định;
- CMND/CCCD đang sử dụng (đối với người làm thẻ Căn cước lần đầu thì không mang theo);
- Trường hợp Việt kiều chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp thể hiện là công dân Việt Nam: giấy khai sinh, hộ chiếu Việt Nam, sổ tạm trú, quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam…
Theo quy định tại Điều 25 Luật Căn cước 2023 và Điều 21 Nghị định 70/2024/NĐ-CP, trình tự và thủ tục cấp thẻ Căn cước được thực hiện theo quy trình dưới đây:
Bước 1: Yêu cầu cấp thẻ Căn cước
Việt kiều trực tiếp đến cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh nơi công dân đang cư trú để đề nghị cấp thẻ căn cước, cung cấp thông tin gồm họ, chữ đệm và tên khai sinh, số định danh cá nhân, nơi cư trú để người tiếp nhận kiểm tra đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nếu đề nghị cấp thẻ Căn cước trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì Việt kiều lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Nếu thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ Căn cước, hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị về cơ quan Công an nơi Việt kiều đề nghị.
Trường hợp thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa có hoặc sai sót thì Việt kiều thực hiện việc điều chỉnh thông tin theo quy định tại Điều 6 Nghị định 70/2024/NĐ-CP trước khi đề nghị cấp thẻ Căn cước.
Bước 2: Tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước
Trường hợp thông tin của Việt kiều chính xác, người tiếp nhận đề nghị cấp thẻ Căn cước trích xuất thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bước 3: Thu nhận thông tin về nhân dạng, sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt.
Người tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước. Đây là những thông tin bắt buộc phải thu nhận khi Việt kiều thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Căn cước 2023, thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi Việt kiều tự nguyện cung cấp.
Bước 4: Kiểm tra và ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước
Sau khi thực hiện thu nhận thông tin, Việt kiều cần kiểm tra thật kĩ những thông tin nhân thân của mình trước khi ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước.
Bước 5: Nhận, trả kết quả
Sau khi thực hiện xong các thủ tục trên, Việt kiều đóng lệ phí cấp thẻ Căn cước và nhận giấy hẹn trả thẻ. Thẻ Căn cước được trả theo địa điểm ghi trong giấy hẹn; trường hợp người cần cấp thẻ Căn cước có yêu cầu trả thẻ Căn cước tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu và người đó phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
Điều 26 Luật Căn cước 2023 quy định: “Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định của Luật này, cơ quan quản lý căn cước phải cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước”.
Như vậy, Việt kiều sẽ nhận được thẻ Căn cước trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày Việt kiều thực hiện thủ tục xin cấp thẻ Căn cước.
Trường hợp Việt kiều xin cấp căn cước lần đầu thì không phải nộp lệ phí theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước 2023.
Đối với một số thủ tục cấp thẻ Căn cước khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 43/2024/TT-BTC, lệ phí cấp căn cước công dân từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024 bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư số 59/2019/TT-BTC. Điều 4 Thông tư này quy định về mức thu lệ phí như sau:
(1) Việt kiều không có nơi cư trú tại Việt Nam thì thông tin cư trú trên thẻ căn cước được xác định như thế nào?
Luật Căn cước 2023 cho phép Việt kiều không có nơi cư trú tại Việt Nam được thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước. Theo khoản 4 Điều 4 Thông tư 17/2024/TT-BCA quy định, đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, không có nơi cư trú tại Việt Nam thì thông tin về nơi cư trú trên thẻ Căn cước thể hiện là địa chỉ cư trú ở nước ngoài (ghi rõ phiên âm bằng tiếng Việt).
(2) Việt kiều có cần về Việt Nam để làm thủ tục cấp thẻ Căn cước không?
Điều 27 Luật Căn cước 2023, quy định nơi làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước, các điều khoản này không đề cập đến các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, do đó, có thể hiểu, Việt kiều chỉ có thể thực hiện việc cấp căn cước tại cơ quan quản lý căn cước của Công an. Như vậy, Việt kiều cần phải về nước để thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước theo quy định.
(3) Khi thay đổi nơi thường trú tại nước ngoài, Việt kiều có cần làm thủ tục làm lại thẻ Căn cước không?
Điều 24 Luật Căn cước 2023 quy định về các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước, theo đó, trường hợp thay đổi nơi thường trú không bắt buộc phải làm lại thẻ căn cước. Tuy nhiên, nếu có yêu cầu, Việt kiều vẫn có thể thực hiện các thủ tục để cấp đổi thẻ Căn cước.
================================
HỆ THỐNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Tầng 9, Toà nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0905.503.678 – 02822.125.678
Email: phongpartners.hcmc@gmail.com
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI QUẢNG NAM
Địa chỉ: 63 Hoàng Diệu, phường Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: 0905.794.678
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TÂY NGUYÊN
Địa chỉ: 05 Nguyễn Trường Tộ, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: 0901.955.099
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP ĐÀ NẴNG
1. Luật sư Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363.822.678 – 0905.102.425
2. Luật sư Phong & Partners tại Sơn Trà
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905.205.624
3. Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu
Địa chỉ: 223 Nguyễn Sinh Sắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961.283.093
4. Luật sư Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn
Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905.579.269
5. Luật sư Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901.955.099
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Website: https://phong-partners.com
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw
https://www.facebook.com/phongpartnerslaw.hcmc
https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson
https://www.facebook.com/luatsusontra
https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu