Với xu hướng hội nhập và phát triển, Việt Nam đang dần trở thành một trong những đất nước có nền kinh tế phát triển nhanh ở khu vực Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng GDP ổn định.Việt Nam là đất nước có dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào đang ngày càng được nâng cao về trình độ, tạo điều kiện dễ dàng cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực. Đồng thời, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ và ưu đãi nhằm khuyến khích Việt kiều về nước đầu tư bao gồm: hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, ưu đãi thuế, ưu đãi về tiền, thuế sử dụng đất...Hơn nữa môi trường pháp lý ở Việt Nam đã và đang ngày càng được cải thiện để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đó chính là những lý do thu hút Việt kiều đầu tư vào thành lập công ty ở Việt Nam.
2.1. Đối với trường hợp Việt kiều là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài
2.2. Đối với trường hợp Việt kiều là người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài
Để thành lập công ty tại Việt Nam, Việt kiều cần đáp ứng một số yêu cầu về vốn tối thiểu tùy thuộc vào loại hình công ty và lĩnh vực kinh doanh. Pháp luật Việt Nam hiện hành không quy định mức vốn tối thiểu cố định cho tất cả các loại hình công ty. Tuy nhiên đối với một số ngành nghề cụ thể yêu cầu vốn pháp định (mức vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật), thì Việt kiều cần phải đáp ứng mức vốn này.
Ví dụ khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì vốn pháp định tức yêu cầu vốn tối thiểu là 2 tỷ đồng. Đối với công ty kinh doanh ngành bảo hiểm hoặc tài chính ngân hàng thì số vốn pháp định lên đến hàng trăm tỷ đồng tùy vào từng loại hình công ty.
Như vậy, đối với các ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định, Việt kiều có thể tự do lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng, quy mô và nhu cầu của mình. Đối với ngành nghề đầu tư có yêu cầu vốn pháp định, thì Việt kiều cần đáp ứng yêu cầu về vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật khi thành lập công ty tại Việt Nam. Điều quan trọng là Việt kiều cần tìm hiểu kỹ về lĩnh vực mình muốn đầu tư kinh doanh để có thể đảm bảo được nguồn tài chính cũng như các quy định của pháp luật liên quan đến vốn tối thiểu.
Những giấy phép cơ bản mà Việt kiều cần phải có khi thành lập công ty tại Việt Nam:
Ngoài ra đối với Việt kiều là người gốc Việt nam định cư ở nước ngoài thì cần phải có thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
5.1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.
5.2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp danh gồm:
(Mẫu Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp danh_Tải về tại đây )
Mẫu danh sách thành viên công ty hợp danh_Tải về tại đây)
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
(Mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH hai thành viên trở lên_Tải về tại đây)
(Mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần_Tải về tại đây)
Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
(Mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên_Tải về tại đây)
Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
Giai đoạn 1: Phê duyệt trước đầu tư đối với Việt kiều là người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Khi vào Việt Nam để đầu tư dự án, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài phải hoàn tất thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, trước khi xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong một số trường hợp, Việt kiều gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng ký chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Sau khi chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư trong vòng 5-15 ngày tùy từng trường hợp cụ thể.
Thủ tục này đòi hỏi một số điều kiện và yêu cầu khó khăn cũng như trong một số ngành công nghiệp đặc biệt.
Giai đoạn 2: Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với Việt kiều là người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Bước 1: Việt kiều chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và nộp tại một trong các cơ quan đăng ký đầu tư sau:
Bước 2: Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư.
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Trường hợp hồ sơ bị từ chối, cơ quan đăng lý đầu tư sẽ thông báo cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Giai đoạn 3: Xác định tên công ty, nơi đặt trụ sở, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh
Về tên công ty:
Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, hướng dẫn bởi nghị định 01/2021/NĐCP, khi đặt tên cho công ty cần có những lưu ý sau:
Về nơi đặt trụ sở:
Điều 42, Luật doanh nghiệp 2020 quy định trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử.
Về vốn điều lệ:
Đối với loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty hợp danh hoặc công ty TNHH, tổ chức, cá nhân phải xác định số vốn điều lệ.
Giai đoạn 4: Đăng ký thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Việt kiều chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp như đã nêu tại mục 5.2
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi hoàn tất hồ sơ đăng ký kinh doanh, Việt kiều nộp hồ sơ đến phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi đặt trụ sở của công ty đồng thời nộp lệ phí đăng ký kinh doanh. Việt kiều có thể lựa chọn một trong ba hình thức sau đây:
Bước 3: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ
Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2, Điều 32, Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Trả kết quả
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phòng Đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Giai đoạn 5: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau:
Thời hạn thông báo công khai thông tin về doanh nghiệp là 30 ngày kể từ ngày được công khai.
Giai đoạn 6. Khắc dấu công ty
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các công ty cần thực hiện khắc con dấu để sử dụng cho các giao dịch (hoặc có thể sử dụng chữ ký số để thay cho con dấu).
Theo Điều 43 của Luật Doanh nghiệp 2020, các công ty được tự quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung của con dấu.
Việc quản lý và lưu giữ dấu được thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.
Giai đoạn 7: Đăng ký Giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Đối với Việt kiều kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì sau khi tiến hành các thủ tục thành lập công ty chung thì Việt kiều còn phải tiến hành thủ tục xin Giấy phép kinh doanh (hay còn gọi là giấy phép con) đối với những công ty kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Tùy vào ngành nghề kinh doanh sẽ có những điều kiện, hồ sơ, thủ tục cũng như cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận khác nhau.
Tuy nhiên ngoài những khoản chi phí nộp cho cơ quan nhà nước thì Việt kiều thành lập công ty tại Việt Nam còn có các chi phí thành lập công ty khác như:
Lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp
Luật đầu tư Việt Nam quy định danh sách các ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm ngành nghề chưa được tiếp cận thị trường và ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện. Vì vậy Việt kiều với tư cách là người gốc Việt Nam sinh sống và định cư ở nước ngoài khi đầu tư thành lập công ty ở Việt Nam cần nghiên cứu kỹ lưỡng để lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp để không vi phạm pháp luật về đầu tư cũng như đáp ứng đủ các điều kiện tiếp cận thị trường khi kinh doanh các ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
Khi Việt kiều thành lập công ty tại Việt Nam, việc lựa chọn loại hình là một công ty trong những yếu tố quan trọng cần cân nhắc kỹ lưỡng. Tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh, quy mô vốn, và kế hoạch phát triển, Việt kiều có thể lựa chọn giữa các loại hình như công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, hoặc công ty hợp danh. Mỗi loại hình có những ưu và nhược điểm riêng, ví dụ như công ty TNHH có cơ chế quản lý linh hoạt và ít rủi ro tài chính cá nhân hơn, trong khi công ty cổ phần lại thuận lợi hơn trong việc huy động vốn từ các nhà đầu tư. Ngoài ra, Việt kiều cần xem xét các quy định pháp luật liên quan đến quyền sở hữu vốn của người nước ngoài trong từng loại hình công ty để đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật. Việc lựa chọn loại hình công ty phù hợp sẽ giúp công ty hoạt động hiệu quả và bền vững trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Quá trình Việt kiều thành lập công ty tại Việt Nam có thể trải qua nhiều bước, đồng thời cũng có nhiều yêu cầu đối với hồ sơ và các giấy tờ liên quan. Để quy trình thành lập công ty diễn ra một cách dễ dàng và tiết kiệm thời gian, Việt kiều cần nghiên cứu và chuẩn bị hồ sơ giấy tờ cần thiết một cách đầy đủ. Bên cạnh đó, công ty sau khi được thành lập muốn đi vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật thì các giấy tờ như giấy phép hoạt động, giấy phép kinh doanh hay các giấy phép con liên quan đến từng ngành cụ thể là yêu cầu không thể thiếu. Vì vậy Việt kiều cần nắm rõ yêu cầu hồ sơ và các bước thủ tục để tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức.
(1) Mất bao lâu để Việt kiều thành lập công ty tại Việt Nam?
Thời gian để Việt kiều thành lập công ty tại Việt Nam là khác nhau tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh và đối tượng, cụ thể như sau:
(2) Có cách nào để rút ngắn thời gian thành lập công ty tại Việt Nam không?
Việc thành lập công ty tại Việt Nam đối với Việt kiều là một quy trình trải qua nhiều bước với nhiều thủ tục hồ sơ và các giấy tờ liên quan. Để rút ngắn thời gian thành lập công ty tại Việt Nam, Việt kiều cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chính xác ngay từ ban đầu cũng như tìm hiểu kỹ lưỡng quy định pháp luật và yêu cầu pháp lý. Tuy nhiên việc Việt kiều thành lập công ty tại Việt Nam được điều chỉnh bởi nhiều quy định pháp luật khác nhau, điều này có thể gây khó khăn đối với Việt kiều đặc biệt là Việt kiều đã sinh sống và làm việc lâu năm tại nước ngoài. Do đó một phương án hữu ích để rút ngắn thời gian và công sức khi Việt kiều thành lập công ty tại Việt Nam đó là sử dụng dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các Luật sư. Các Luật sư sẽ hỗ trợ Việt kiều trong việc chuẩn bị hồ sơ, soạn thảo, xem xét giấy phép, hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho Việt kiều khi thành lập công ty tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Luật sư với nhiều năm kinh nghiệm sẽ cung cấp cho Việt kiều chiến lược để giảm thiểu các rủi ro pháp lý, những khúc mắc trong quá trình thành lập công ty, nhờ đó Việt kiều có thể rút ngắn được thời gian, chi phí, công sức để tập trung vào hoạt động kinh doanh chính của công ty.
(3) Các hình thức khi thành lập công ty tại Việt Nam là gì?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định về việc hạn chế hình thức thành lập công ty đối với Việt kiều tại Việt Nam. Do đó Việt kiều có thể lựa chọn một trong các hình thức sau khi thành lập công ty tại Việt Nam:
Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Công ty cổ phần có tối thiểu là 03 cổ đông (có thể là tổ chức, cá nhân) và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
(4) Việt kiều có thể thành lập văn phòng ảo tại Việt Nam không?
Theo luật pháp Việt Nam, trụ sở chính của doanh nghiệp phải đặt tại Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo ranh giới đơn vị hành chính.
Như vậy, pháp luật không cấm trường hợp một địa chỉ được sử dụng làm trụ sở cho nhiều doanh nghiệp. Do đó, việc sử dụng văn phòng ảo làm địa chỉ đăng ký kinh doanh (địa chỉ trụ sở chính) không trái với luật.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể đăng ký văn phòng ảo. Và mặc dù sử dụng văn phòng ảo nhưng bắt buộc phải có biển hiệu của công ty để thể hiện công ty thực hiện các hoạt động kinh doanh tại địa điểm đó.
==============================
HỆ THỐNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TÂY NGUYÊN
Địa chỉ: 05 Nguyễn Trường Tộ, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: 0901.955.099
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Tầng 9, Toà nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0905.503.678 – 02822.125.678
Email: phongpartners.hcmc@gmail.com
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP ĐÀ NẴNG
1. Luật sư Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363.822.678 – 0905.102.425
2. Luật sư Phong & Partners tại Sơn Trà
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905.205.624
3. Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu
Địa chỉ: 21 Trương Văn Đa, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961.283.093
4. Luật sư Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn
Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905.579.269
5. Luật sư Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901.955.099
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Website: https://phong-partners.com
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw
https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson
https://www.facebook.com/luatsusontra