“Căn cước công dân”, nay được gọi là “Căn cước” theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, là thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, nhân dạng và sinh trắc học của một người. Như vậy, thẻ căn cước công dân được hiểu một cách đơn giản là một loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, trong đó phải ghi rõ và có đầy đủ thông tin cá nhân của công dân.
So với các loại giấy tờ tùy thân trước đó, Căn cước công dân hiện nay có nhiều ưu điểm vượt trội, như khả năng tích hợp nhiều thông tin của công dân, bao gồm liên kết với các dữ liệu về thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Do đó, lợi ích khi Việt kiều có Căn cước công dân bao gồm:
Điều 19 Luật Căn cước 2023 quy định người được cấp Căn cước công dân như sau:
“Điều 19. Người được cấp thẻ căn cước
1. Người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.
3. Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu”.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Quốc tịch 2008, người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.
Như vậy, chỉ cần Việt kiều còn giữ quốc tịch Việt Nam thì họ hoàn toàn có quyền thực hiện thủ tục xin cấp Căn cước theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 27 Luật Căn cước 2023, công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân tại Thành phố Hồ Chí Minh:
TT |
Địa điểm |
Địa chỉ |
1 |
Huyện Bình Chánh |
D1/28 Đinh Đức Thiện, X. Bình Chánh, H. Bình Chánh |
2 |
Huyện Hóc Môn |
64 Bis Quang Trung, TT. Hóc Môn, H. Hóc Môn |
3 |
Huyện Củ Chi |
Khu phố 5, TT. Củ Chi, H. Củ Chi |
4 |
Huyện Nhà Bè |
226 Nguyễn Văn Tạo, Ấp 2, X. Long Thới, H. Nhà Bè |
5 |
Huyện Cần Giờ |
Phan Trọng Tuệ, TT. Cần Thạnh, H. Cần Thạnh |
6 |
Quận Gò Vấp |
16/1 Quang Trung, P.11, Q. Gò Vấp |
7 |
TP Thủ Đức |
- 9 xa lộ Hà Nội (phường Hiệp Phú), thành phố Thủ Đức - 989 Đồng Văn Cống, phường Thạnh Mỹ Lợi, thành phố Thủ Đức; - 371 đường Đoàn Kết, phường Bình Thọ, thành phố Thủ Đức |
8 |
Quận Bình Tân |
114 Quốc lộ 1, P. Tân Tạo A, Q. Bình Tân |
9 |
Quận Bình Thạnh |
18 Phan Đăng Lưu, Q. Bình Thạnh |
10 |
Quận Tân Bình |
340 Hoàng Văn Thụ, P.4, Q. Tân Bình |
11 |
Quận Tân Phú |
516/4 Bình Long, P. Tân Quý, Q. Tân Phú |
12 |
Quận Phú Nhuận |
181 Hoàng Văn Thụ, P.8, Q. Phú Nhuận |
13 |
Quận 10 |
47 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM |
14 |
Quận 11 |
270 Bình Thới, P10, Q11, TP.HCM |
15 |
Quận 12 |
345TTH07, P. Tân Thới Hiệp, Q.12 |
16 |
Quận 5 |
359 Trần Hưng Đạo, P.10, Q5 |
17 |
Quận 6 |
100 Mai Xuân Thường, P.1, Q.6 |
18 |
Quận 7 |
1366 Huỳnh Tấn Phát, P. Phú Mỹ, Q.7 |
19 |
Quận 8 |
993 Phạm Thế Hiển, P.5, Q.8 |
20 |
Quận 1 |
459 Trần Hưng Đạo, P. Cầu Kho, Q.1 |
21 |
Quận 3 |
01 Nguyễn Thượng Hiền, P.4, Q.3 |
22 |
Quận 4 |
14 Đoàn Như Hải, P.12, Q.4 |
Theo quy định tại Điều 25 Luật Căn cước 2023 và Điều 21 Nghị định 70/2024/NĐ-CP, trình tự và thủ tục cấp căn cước công dân lần đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện theo quy trình dưới đây.
Bước 1: Yêu cầu cấp thẻ căn cước công dân
Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an huyện, quận, thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh nơi công dân cư trú hoặc Công an Thành phố Hồ Chí Minh để đề nghị cấp thẻ căn cước công dân, cung cấp thông tin gồm họ, chữ đệm và tên khai sinh, số định danh cá nhân, nơi cư trú để người tiếp nhận kiểm tra đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nếu đề nghị cấp thẻ căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Nếu thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ căn cước công dân gắn chip, hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị.
Trường hợp thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa có hoặc sai sót thì công dân thực hiện việc điều chỉnh thông tin theo quy định tại Điều 6 Nghị định 70/2024/NĐ-CP trước khi đề nghị cấp thẻ căn cước công dân.
Bước 2: Tiếp nhận đề nghị cấp căn cước công dân
Trường hợp thông tin của công dân chính xác, người tiếp nhận đề nghị cấp thẻ căn cước công dân trích xuất thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay
Cán bộ mô tả đặc điểm nhân dạng của công dân, chụp ảnh, thu thập vân tay để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, cho công dân kiểm tra, ký tên. Ảnh chân dung khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự.
Trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai.
Bước 4: Nhận, trả kết quả
Công dân nộp lệ phí, sau đó nhận giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân. Người dân đi nhận căn cước công dân tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trên giấy hẹn hoặc trả qua đường bưu điện (công dân tự trả phí dịch vụ chuyển phát).
Điều 26 Luật Căn cước 2023 quy định: “Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định của Luật này, cơ quan quản lý căn cước phải cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước”. Như vậy, Việt kiều sẽ nhận được thẻ căn cước công dân trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày Việt kiều thực hiện thủ tục xin cấp căn cước công dân tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trường hợp Việt kiều xin cấp Căn cước công dân lần đầu thì không phải nộp lệ phí theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Căn cước.
Đối với một số thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 43/2024/TT-BTC, lệ phí cấp căn cước công dân từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024 bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư số 59/2019/TT-BTC. Theo đó, trừ các trường hợp được miễn lệ phí hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của Thông tư 59/2019/TT-BTC, Điều 4 Thông tư này quy định về mức thu lệ phí như sau:
(1). Việt kiều hai quốc tịch, có được cấp thẻ Căn cước công dân?
https://phong-partners.com/viet-kieu-hai-quoc-tich-co-duoc-cap-can-cuoc-cong-dan
(2). Việt kiều không thể về Việt Nam, có thể xin cấp thẻ Căn cước, Căn cước công dân tại nước ngoài không?
Người xin cấp thẻ Căn cước công dân bắt buộc phải có mặt tại Việt Nam để trực tiếp nộp hồ sơ, chụp ảnh và lấy dấu vân tay, vì các thủ tục này không thể thực hiện từ xa. Nếu bạn đang sinh sống ở nước ngoài, bạn cần sắp xếp thời gian trở về Việt Nam để hoàn tất các bước này. Trong trường hợp không thể trở về ngay, bạn có thể nhờ người thân thực hiện một số thủ tục ban đầu; tuy nhiên, bạn vẫn phải có mặt tại Việt Nam để chụp ảnh và lấy dấu vân tay nhằm hoàn tất quá trình cấp thẻ Căn cước công dân.
(4). Các trường hợp nào được đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân?
Điều 24 Luật Căn cước 2023 quy định các trường hợp dưới đây được đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân.
(5). Căn cước công dân có thay thế hộ chiếu để đi nước ngoài?
Tại khoản 2 Điều 20 Luật Căn cước 2023 về giá trị sử dụng của thẻ Căn cước (Căn cước công dân) như sau:
Điều 20. Giá trị sử dụng của thẻ căn cước
2. Thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau.
Theo quy định trên, thẻ Căn cước công dân có thể được sử dụng thay thế hộ chiếu khi Việt Nam và nước ngoài có ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết sử dụng thẻ Căn cước thay hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau. Do đó, thẻ Căn cước công dân không có giá trị thay thế hộ chiếu để nhập cảnh vào tất cả các quốc gia trên thế giới, mà chỉ được sử dụng thay thế hộ chiếu khi nhập cảnh vào các quốc gia có thỏa thuận song phương với Việt Nam về vấn đề này.