Luật sư tư vấn đầu tư
LUẬT SƯ TƯ VẤN HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH
Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) đang được phổ biến trên thị trường đầu tư Việt Nam đối với cả nhà đầu tư (NĐT) trong và ngoài nước bởi tính tiện lợi, linh hoạt và nhanh chóng. Để hoạt động đầu tư diễn ra an toàn và thuận lợi, hợp đồng BCC cần phải đảm bảo về mặt pháp lý cũng như hiệu lực thi hành. Do đó, NĐT có xu hướng thuê Luật sư tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh để giải quyết vấn đề này.

 

1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

Theo Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa các NĐT nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Chủ thể tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh bao gồm cả NĐT trong nước và NĐT nước ngoài.

  1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh ký kết giữa các NĐT trong nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
  2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa NĐT trong nước với NĐT nước ngoài hoặc giữa các NĐT nước ngoài thì thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2020.

 

2.      Điều kiện để NĐT thực hiện đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh

  1. Điều kiện đối với NĐT trong nước
  • NĐT Việt Nam đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh phải đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề thuộc Danh mục nghành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
  • NĐT Việt Nam không bị hạn chế tiếp cận thị trường đối với ngành nghề như NĐT nước ngoài, tuy nhiên, khi quan hệ hợp tác với NĐT NN, NĐT VN cũng cần lưu ý điều kiện về ngành nghề đầu tư và tỷ lệ sở hữu phần vốn để có thể phù hợp với điều kiện mà pháp luật áp dụng đối với NĐT nước ngoài.
  1. Điều kiện đối với NĐT nước ngoài
  • NĐT nước ngoài đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện sau:
    • Điều kiện tiếp cận thị trường như đối với NĐT Việt Nam;
    • Điều kiện về ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với NĐT nước ngoài, gồm:
      • Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;
      • Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
    • ​Điều kiện tiếp cận thị trường đối với Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường, gồm:
      • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;
      • Hình thức đầu tư;
      • Phạm vi hoạt động đầu tư;
      • Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
      • Điều kiện khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và ĐƯQT.
    • NĐT nước ngoài là tổ chức kinh tế đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh phải thuộc một trong các trường hợp sau:
      • Có NĐT nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
      • Có tổ chức kinh tế nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
      • Có NĐT nước ngoài và tổ chức kinh tế nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

 

3. Luật sư khuyến nghị những vấn đề cần lưu ý khi soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh

Chế định hợp đồng trong pháp luật dân sự

Trong hợp đồng hợp tác kinh doanh, cần có các nội dung cơ bản đảm bảo theo quy định của Luật Đầu tư mà NĐT trong nước cũng như nước ngoài cần lưu ý khi xác lập:

  1. Thông tin các bên: Hợp đồng phải thể hiện rõ thông tin của các bên như tên, địa chỉ, người có thẩm quyền ký kết hợp đồng… Đối với thẩm quyền của người ký phải là người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền hợp pháp. Lưu ý trong một số trường hợp, việc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh cần phải thông qua chấp thuận của HĐTV/ĐHĐCĐ của công ty đối tác theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  2. Mục tiêu và phạm vi kinh doanh: Các bên cần xác định rõ mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh, bởi lẽ, đây không những là một trong những nền tảng để các bên thực hiện dự án mà còn là cơ sở để cơ quan nhà nước Việt Nam quản lý, cấp phép dự án. Nếu mô tả không rõ ràng về nội dung này, cơ quan nhà nước có khả năng không chấp thuận cấp phép.
  3. Đóng góp và phân chia lợi nhuận: Các bên cần xác định rõ cái gì là tài sản đóng góp của các bên (tiền, dây chuyền máy móc, nhà xưởng, tài sản sở hữu trí tuệ, giá trị quyền sử dụng đất…), giá trị của mỗi tài sản và tỷ lệ trong tổng vốn đầu tư. Đặc biệt lưu ý, nếu tài sản góp vốn là đất đai thì còn cần tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai trước khi thực hiện dự án. Tỷ lệ đóng góp là cơ sở để phân chia lợi nhuận, tuy nhiên, các bên cần lưu ý thỏa thuận thêm về việc chịu rủi ro dự án.
  4. Đặt cọc: Trong một số trường hợp cần thiết, một khoản tiền đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng là cần phải thực hiện. Điều này như là một lời cam kết của một bên đối với thỏa thuận hợp tác, cũng thể hiện sự nghiêm túc đầu tư với dự án đó.
  5. Giấy phép dự án: Đối với NĐTNN, giấy phép dự án là điều bắt buộc. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu đối với một dự án, các giấy phép là rất nhiều, có thể kể đến là Văn bản chấp thuận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy phép xây dựng, Giấy phép về PCCC, Giấy phép môi trường… Do đó, các bên cũng cần đề cập đến trách nhiệm thực hiện những giấy phép này, và trường hợp cần thiết, quy trách nhiệm cho bên có lỗi nếu không đảm bảo được giấy phép dự án dẫn đến dự án không thể thực hiện được và/hoặc bị chậm tiến độ và/hoặc những xử phạt hành chính khác.
  6. Nguyên tắc tài chính: Đối với các NĐT, đặc biệt là NĐTNN, vấn đề tài chính khi thực hiện dự án là điều cần minh bạch, rõ ràng. Có như thế, hoạt động đầu tư mới hiệu quả, có cơ sở để chuyển khoản lợi nhuận về nước của NĐTNN, đồng thời, tránh các tranh chấp với đối tác, xử phạt từ nhà nước. Do đó, các bên cũng cần quy định về nguyên tắc tài chính thật rõ ràng, tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam.
  7. Thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh: Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các bên được coi như “Điều lệ của doanh nghiệp” nên khi tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, các bên cần thỏa thuận về việc thành lập Ban điều phối hợp đồng để mỗi bên đều thể hiện được vai trò, quyền hạn của mình trong quá trình thực hiện.
  8. Vi phạm hợp đồng và chế tài: Trong quá trình hợp tác có thể xảy ra sự vi phạm của các bên và có khả năng tác động đến tiến trình hợp tác, thậm chí là quyền lợi hợp pháp của đối tác. Do đó, cần quy định rõ về vi phạm và chế tài xử lý đối với các lỗi vi phạm nhằm gia tăng trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng.
  9. Chấm dứt hợp đồng và giải quyết hậu quả: Các bên cần tiên lượng, thỏa thuận kỹ về các trường hợp chấm dứt hợp đồng; các lỗi vi phạm nghiêm trọng đến mức phải chấm dứt; việc giải quyết hậu quả do chấm dứt hợp đồng: trách nhiệm phạt, bồi thường của bên vi phạm, quyền lợi của bên bị vi phạm, việc giải quyết tài sản, dự án, phân chia lợi nhuận, rủi ro…
  10. Điều khoản bất khả kháng: Bất khả kháng được nêu ra nhằm tạo cơ chế miễn trừ trách nhiệm trong một số tình huống, sự kiện mà các bên không lường trước được trong quá trình hợp tác, dẫn đến không thể hoàn thành được nghĩa vụ theo hợp đồng.
  11. Luật điều chỉnh và giải quyết tranh chấp: Pháp luật Việt Nam cho phép các bên lựa chọn luật, trừ một số trường hợp đặc thù. Thường các bên sẽ lựa chọn luật Việt Nam để giải quyết vì dự án thực hiện tại Việt Nam. Ngoài ra, cần thỏa thuận rõ về cơ chế giải quyết tranh chấp trong hợp đồng là gì: thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án. Lưu ý có thể thỏa thuận nhiều hình thức giải quyết.

Ngoài ra, tùy vào thực tiễn hợp tác, NĐT và đối tác cần thỏa thuận thêm các điều khoản khác không trái quy định của pháp luật để đảm bảo tốt nhất quyền lợi chính đáng của mình, đảm bảo dự án thành công.

 

4. Luật sư tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh làm những gì?

Đầu tư theo phương thức ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh là một hình thức tương đối dễ thực hiện so với các hình thức đầu tư khác, các NĐT chỉ cần ký kết hợp đồng mà không thành lập pháp nhân mới. Do đó, Hợp đồng hợp tác kinh doanh được xem như “Điều lệ doanh nghiệp”, đóng vai trò là xương sống của hoạt động đầu tư - kinh doanh giữa các NĐT khi hợp tác theo hình thức này. Nhằm đảm bảo hợp đồng có hiệu lực; các điều khoản được chặt chẽ, rõ ràng, phù hợp với pháp luật, NĐT, đặc biệt là NĐT nước ngoài, sẽ luôn yêu cầu Luật sư tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đây được xem là một hoạt động đầu tư thông minh, bởi lẽ nó mang lại giá trị nhiều hơn những gì mà NĐT đang phải trả. Theo đó, Luật sư tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ giúp NĐT thực hiện các công việc, cụ thể như sau:

  1. Tư vấn pháp lý về mô hình đầu tư, các quyền và nghĩa vụ của NĐT, các vấn đề về giấy phép đầu tư, thuế, tài sản, góp vốn… khi thực hiện theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh;
  1. Tư vấn soạn thảo, hiệu chỉnh hợp đồng hợp tác kinh doanh;
  1. Tư vấn và tham gia các giai đoạn thương lượng, đàm phán để thực hiện ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh;
  1. Tư vấn, dịch thuật, giải thích các nội dung liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh;
  1. Tư vấn, đại diện, giải quyết tranh chấp hợp đồng.

 

5. Tìm Luật sư tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh ở đâu?

NĐT có thể tham khảo nhiều nguồn để tìm Luật sư tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh phù hợp với yêu cầu của NĐT, có thể qua một số nguồn như như:

  • Các website, fanpage của Văn phòng luật sư hoặc Công ty luật;
  • Qua sự giới thiệu của các Hội, hiệp hội, doanh nghiệp khác;
  • Qua các trang báo chuyên ngành, diễn đàn, hội nghị;
  • Qua sự giới thiệu của các khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh;

Luật sư tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh Phong & Partners, có trụ sở chính tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam – thành phố được xem là “điểm sáng” thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Được dẫn dắt bởi Thạc sĩ, Luật sư Lê Ngô Hoài Phong – người đã có gần 20 năm tuổi nghề với kinh nghiệm hoạt động toàn diện trong lĩnh vực pháp lý, Phong & Partners là một trong những tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín hàng đầu tại khu vực. Cùng với tư duy “mỗi hoạt động đầu tư thông minh đều là đầu tư có giá trị”, đội ngũ Luật sư tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh của Phong & Partners sẽ đồng hành với NĐT xây dựng các chiến lược tối ưu và đạt được kết quả thuận lợi nhất trong các dự án đầu tư của mình.

 

6. Chi phí thuê Luật sư tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh thế nào?

Chi phí thuê Luật sư tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ phụ thuộc vào phạm vi, mục tiêu cũng như mức độ phức tạp của dự án mà NĐT dự kiến thực hiện. Khách hàng có thể lựa chọn phương án tính phí dịch vụ theo giờ hoặc phí dịch vụ cố định. Lưu ý phí dịch vụ này là thù lao Luật sư để thực hiện công việc.

Hãy nhớ rằng, hợp đồng hợp tác kinh doanh thành công là nền tảng thúc đẩy mối quan hệ tích cực với các đối tác kinh doanh của bạn. Đừng để sự e ngại về chi phí ngăn cản sự thành công của bạn. Thay vì tập trung suy nghĩ, do dự cho việc đầu tư tài chính để làm việc với Luật sư tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh, hãy nghĩ về những lợi ích mà nó sẽ mang lại cho các mối quan hệ kinh doanh của bạn.

 

=================

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS

Trụ sở chính: Tầng 6 Tòa nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, TP. Đà Nẵng

Điện thoại: 02363 822 678

Chi nhánh 1: 01 Đông Giang, Sơn Trà, Đà Nẵng - 0905 205 624

Chi nhánh 2: 21 Trương Văn Đa, Liên Chiểu, Đà Nẵng - 0901 955 099

Chi nhánh 3: 03 Chu Cẩm Phong, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng - 0905 579 269

Email: Phongpartnerslaw@gmail.com

Web: https://phong-partners.com

Luật sư tư vấn đầu tư
Hãy để chúng tôi giúp bạn!
Số điện thoại: 02363 822 678
phongpartnerslaw@gmail.com

Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:           

Logo
Phong & Partners cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất - là kết quả từ sự chuyên nghiệp, chuyên tâm và sự gắn kết, hỗ trợ hiệu quả của toàn hệ thống vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
Copyright © 2020 P&P. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
0905102425

02363 822 678

phongpartnerslaw@gmail.com

https://www.whatsapp.com/

https://www.viber.com/