Căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
Mỗi khu công nghiệp có một hoặc nhiều chủ đầu tư hạ tầng, nhà đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
Theo quy định Điều 6 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, có 06 loại hình đầu tư khu công nghiệp bao gồm:
a. Khu chế xuất:
b. Khu công nghiệp hỗ trợ
c. Khu công nghiệp chuyên ngành
d. Khu công nghiệp sinh thái
e. Khu công nghiệp công nghệ cao
f. Khu công nghiệp mở rộng
Khu công nghiệp tại Việt Nam không chỉ mang đến cơ hội phát triển mạnh mẽ mà còn đảm bảo hành lang pháp lý rõ ràng cho doanh nghiệp. Theo Điều 62 Nghị định 31/2021 NĐ-CP, nhà đầu tư được thực hiện các hoạt động đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp bao gồm:
Thông thường, việc thuê xưởng trong khu công nghiệp để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh là lựa chọn phổ biến của các nhà đầu tư nhờ vào cơ sở hạ tầng đồng bộ, môi trường kinh doanh thuận lợi và chính sách hỗ trợ hấp dẫn. Giải pháp này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định và phát triển lâu dài.
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư là khoảng thời gian mà dự án đầu tư được phép thực hiện, thời hạn này do cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định và điều chỉnh dựa trên mục tiêu, quy mô, địa điểm, yêu cầu hoạt động của dự án đầu tư.
Theo Điều 44 Luật Đầu tư 2020 quy định về thời hạn hoạt động dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Tuy nhiên, dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.
Bên cạnh đó, theo hướng dẫn tại Điều 27 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nêu trên được tính từ ngày nhà đầu tư được cấp Quyết định chấp thuận nhà đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu.
Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư được điều chỉnh tăng hoặc giảm thời hạn hoạt động của dự án đầu tư và thời hạn hoạt động của dự án đầu tư sau khi điều chỉnh không được vượt quá thời hạn trên.
Bước 1: Kiểm tra tính pháp lý của đề xuất Dự án (quy định pháp lý, văn bản cần thiết và quy trình cần tuân thủ)
Bước 2: Thực hiện thủ tục thuê địa điểm trong Khu công nghiệp với công ty hạ tầng Khu công nghiệp
Bước 3: Thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp
Bước 4: Thực hiện các thủ tục về môi trường, phòng cháy chữa cháy, xây dựng, điều kiện kinh doanh ngành nghề.
a. Hồ sơ đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư:
Căn cứ pháp lý: Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
Nếu là dự án đầu tư cần lấy ý kiến thẩm định công nghệ, doanh nghiệp cần kèm theo những hồ sơ được quy định trong Thông tư số 03/2016/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.
b. Hồ sơ đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư
Căn cứ pháp lý: Điều 35 Nghị định 31/2021/NĐ-CP
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
Bước 1: Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Mục 6 cho Bộ phận tiếp nhận/trả kết quả giải quyết TTHC của Ban Quản lý khu công nghiệp/khu chế xuất.
The investor submits a dossier as specified in Section 6 to the Department of Administrative Procedure Reception/Result Delivery of the Management Board of the Industrial Park/Export processing zone.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Chuyên viên tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ:
Bước 3: Thông báo kết quả
Ban Quản lý cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ khi dự án đáp ứng các điều kiện sau:
Lưu ý: Nếu dự án đầu tư thuộc trường hợp cần ý kiến thẩm định công nghệ thì thời hạn có thể kéo dài hơn 15 ngày làm việc (theo Thông tư số 03/2016/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ).
a. Về thuế suất ưu đãi
Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CP về ưu đãi thuế thu nhập:
Khi đầu tư vào Khu công nghiệp nhà đầu tư sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi là 17% trong thời gian 10 năm tính từ khi doanh nghiệp có doanh thu từ dự án đầu tư.
b. Về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
Trường hợp |
Mức áp dụng |
Căn cứ |
Thời điểm áp dụng |
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Khu công nghiệp (trừ khu công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện - kinh tế xã hội thuận lợi) trong các lĩnh vực khác |
Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo |
Theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 218/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 91/2014/NĐ-CP |
Năm đầu tiên dự án có thu nhập chịu thuế; hoặc Năm thứ tư sau năm đầu tiên dự án có doanh thu, nếu 3 năm trước đó không có thu nhập chịu thuế. |
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Khu công nghiệp trong lĩnh vực xã hội hóa |
Miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo |
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định 218/2013/NĐ-CP |
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 35/2022/NĐ-CP thì:
Chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hoặc mua, thuê mua, thuê nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, công trình hạ tầng kỹ thuật kết nối với khu công nghiệp, khu chức năng của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế, nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế là khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
c. Ưu đãi khác dành cho nhà đầu tư nước ngoài
Ưu đãi thuê đất: Doanh nghiệp sẽ được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định tại khoản 1 Điều 110 Luật Đất đai 2013.
Được nhà nước hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính: Nhà đầu tư có dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, môi trường, lao động, thương mại theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”, hỗ trợ về tuyển dụng lao động và các vấn đề có liên quan khác trong quá trình triển khai thực hiện dự án căn cứ tại khoản 6 Điều 22 Nghị định 35/2022/NĐ-CP.
Thụ hưởng được những dịch vụ tiện ích trong Khu công nghiệp: Cùng với xu hướng xây dựng một hệ sinh thái khép kín trong Khu công nghiệp, các chủ đầu tư đều muốn phát triển theo khuynh hướng gắn kết hoạt động sản xuất với các dịch vụ tiện ích, đáp ứng đầy đủ các điều kiện về sinh hoạt và tiện nghi. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể giảm thiểu được các chi phí liên quan đến bố trí tiện ích, đồng thời thu hút được nhiều người lao động và các chuyên gia có trình độ cao.
a. Kiểm tra hồ sơ pháp lý của khu công nghiệp
Khi lựa chọn một khu công nghiệp điều cần quan tâm chính là các loại giấy phép mà chủ của khu công nghiệp đang sở hữu, các hồ sơ pháp lý mà chủ sở hữu khu công nghiệp đã hoàn thành.
b. Các chính sách về giá
Các chi phí thuê cần quan tâm bao gồm: giá thuê đất, giá thuê nhà xưởng, phí sử dụng hạ tầng, giá cung cấp điện – nước, phí xử lý nước thải…
Một khu công nghiệp đã có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện thường có mức giá cho thuê nhà xưởng gần tiệm cận với giá thuê bên ngoài. Các nhà đầu tư có thể xem xét và cân nhắc lựa chọn các khu công nghiệp mới hình thành với kế hoạch hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cụ thể trong tương lai.
c. Cơ sở hạ tầng
Vị trí hạ tầng giao thông vận tải bao gồm: khu dân cư, đường quốc lộ hoặc đường cao tốc, đường sắt, sân bay và cảng biển gần nhất. Một khu công nghiệp với hệ thống hạ tầng giao thông vận tải hoàn thiện sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho việc vận chuyển và xuất/nhập hàng hóa.
d. Dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp
Thủ tục hành chính phức tạp là một sự lo ngại của các đầu đầu tư khi đến với thị trường Việt Nam. Các khu công nghiệp có các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến soạn thảo và quản lý hợp đồng thuê, giấy phép, các thủ tục tuân thủ về hành chính – nhân sự, kế toán… sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí, tập trung hơn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.
(1) Ưu điểm và nhược điểm khi đầu tư vào Khu Công nghiệp tại Việt Nam?
Tham khảo tại: https://phong-partners.com/luat-su-tu-van-dau-tu-vao-khu-cong-nghiep-tai-da-nang
(2) Làm sao để có thuê đất Khu Công nghiệp tại Đà Nẵng
Tham khảo tại: https://phong-partners.com/huong-dan-thu-tuc-thue-dat-khu-cong-nghiep-tai-da-nang