Quyền nuôi con là một thuật ngữ pháp lý liên quan đến quyền giám hộ được sử dụng để mô tả mối quan hệ pháp lý và thực tế giữa cha mẹ hoặc người giám hộ và đứa trẻ cần sự chăm sóc của người đó. Nói một cách ngắn gọn, Quyền nuôi con là quyền tự nhiên và pháp lý của cha mẹ đối với việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái.
Tranh chấp về quyền nuôi con sau ly hôn là tranh chấp phổ biến trong các vụ án về hôn nhân và gia đình bên cạnh tranh chấp về tài sản. Tòa án giải quyết tranh chấp để xác định người trực tiếp nuôi con và người có nghĩa vụ cấp dưỡng dựa trên nguyên tắc bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho con.
Theo quy định Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014, cha hoặc mẹ sau khi ly hôn muốn giành quyền nuôi con phải đáp ứng các điều kiện cụ thể sau đây:
+ Thu nhập thực tế
+ Công việc ổn định
+ Có chỗ ở ổn định (nhà ở hợp pháp)
Các điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ…
Lưu ý: Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi phải do mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện; con từ đủ 07 tuổi trở lên có nguyện vọng chọn người trực tiếp nuôi dưỡng mình.
Tại Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, theo đó có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con khi có một trong các căn cứ sau:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình thì việc giao quyền nuôi con cho một bên sau khi ly hôn phải đảm bảo “quyền lợi về mọi mặt của con”.
Lưu ý: Trường hợp người trực tiếp nuôi con mà không chăm lo được tốt cho đứa trẻ thì người không trực tiếp nuôi con hoặc cá nhân tổ chức được quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện/tỉnh tại Đà Nẵng
Hồ sơ để thực hiện giành quyền nuôi con bao gồm:
Bước 2: Nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 3: Tòa án sẽ thụ lý vụ án và giải quyết vụ án.
Theo Khoản 3 Điều 28 và Khoản 1 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn chuẩn bị xét xử tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng.
Như vậy, pháp luật quy định tổng thời hạn chuẩn bị xét xử có thể lên đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
Bước 4: Đợi phán quyết của Tòa án.
Bước 5: Kháng cáo và thực hiện thủ tục phúc thẩm vụ án (nếu có).
Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ và/hoặc chồng đang cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết chấp giành quyền nuôi con sau ly hôn tại Đà Nẵng không có yếu tố nước ngoài.
Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng nơi vợ và/hoặc chồng cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu quyết chấp giành quyền nuôi con sau ly hôn tại Đà Nẵng có yếu tố nước ngoài (vợ/chồng đang sinh sống ở nước ngoài, vợ/chồng có quốc tịch nước ngoài, con có quốc tịch nước ngoài…)
Văn phòng Luật sư Phong & Partners tự hào là Văn phòng Luật sư uy tín và chuyên nghiệp tại khu vực Miền Trung nói riêng cũng như các tỉnh thành khác trên cả nước nói chung. Với phương châm “Tôn công lý – Trọng thiện chí”, Luật sư tại Phong & Partners luôn làm việc với tâm huyết, đam mê, tinh thần trách nhiệm, đảm bảo quyền và lợi ích cho khách hàng. Phong & Partners là một trong những lựa chọn đáng tin cậy cho Quý khách hàng. Khi thuê luật sư giải quyết tranh chấp quyền nuôi con tại Phong & Partners, quý khách hàng sẽ được tư vấn ly hôn và quyền nuôi con một cách kỹ càng về các vấn đề như:
Tư vấn về giành quyền nuôi con:
Soạn thảo văn bản và đại diện/bảo vệ quyền lợi tại Tòa án:
Để được tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
Văn phòng Luật sư Phong & Partners tại TP Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363 822 678 - 0905 102 425
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 205 624
Địa chỉ: 21 Trương Văn Đa, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961 283 093
Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 579 269
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901 955 099
Văn phòng Luật sư Phong & Partners tại TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 9, Toà nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0905.503.678
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw.hcmc
Văn phòng Luật sư Phong & Partners tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai
Địa chỉ: số 05 Nguyễn Trường Tộ, phường Diên Hồng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai
Số điện thoại: 0905.503.678
https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson
https://www.facebook.com/luatsusontra
https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu
https://www.facebook.com/LuatsuCamLe
a. Cha/mẹ không đồng ý với quyết định về quyền nuôi con có thể làm gì?
Theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha/mẹ không đồng ý với quyết định về quyền nuôi con có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con khi có một trong các căn cứ sau đây:
Như vậy, sau khi cha/mẹ trực tiếp được nuôi dưỡng con sau ly hôn nhưng có căn cứ chứng minh người đó không còn đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc con hoặc có thoả thuận khác thì vẫn có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con.
b. Cha/mẹ có cơ hội thay đổi quyền nuôi con sau một thời gian?
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định trong những trường hợp như sau:
Như vậy, sau khi cha hoặc mẹ trực tiếp được nuôi dưỡng con sau ly hôn nhưng có căn cứ chứng minh người đó không còn đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc con hoặc có thỏa thuận khác thì vẫn có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con.
c. Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của con cái trong trường hợp ly hôn?
Thứ nhất, bảo vệ quyền được nuôi dưỡng của con thông qua cơ chế thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Sau khi Tòa án ra phán quyết giao con cho một người trực tiếp nuôi dưỡng mà người này không đáp ứng được các điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì việc thay đổi người trực tiếp nuôi con nhằm bảo vệ quyền lợi về mọi mặt của con là hệ quả tất yếu. Trên thực tế, thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi cha mẹ ly hôn là các tranh chấp hoặc yêu cầu về hôn nhân và gia đình được Tòa án thụ lý và giải quyết tương đối phổ biến.
Thứ hai, bảo vệ quyền được cấp dưỡng của con thông qua cơ chế xác định nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Sau khi cha mẹ ly hôn, Tòa án ra quyết định giao con cho cha hoặc mẹ (hoặc người thân thích khác của con khi có căn cứ) trực tiếp nuôi dưỡng. Điều này không đồng nghĩa với việc người không trực tiếp nuôi con sẽ không còn bất cứ nghĩa vụ gì đối với con, chăm lo đời sống cho con là trách nhiệm của cha và mẹ, không phụ thuộc vào cha mẹ có quan hệ hôn nhân hay đã chấm dứt hôn nhân. Về nguyên tắc, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ sẽ phát sinh khi họ không sống chung với con trong trường hợp con chưa thành niên, con đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Tòa án cần giải quyết các vấn đề về mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng, thời điểm bắt đầu và thời điểm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Thứ ba, bảo vệ quyền được nuôi dưỡng, cấp dưỡng của con thông qua cơ chế xác định trách nhiệm dân sự của người không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng con
Nhằm bảo vệ quyền được cấp dưỡng của con sau khi cha mẹ ly hôn, Điều 119 Luật HNGĐ năm 2014 quy định khá cụ thể những chủ thể có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Theo đó, cha, mẹ hoặc người giám hộ của con, hoặc những cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại khoản 2 Điều 119 Luật HNGĐ năm 2014 bao gồm người thân thích, Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ là những chủ thể có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật và những cơ quan này có thể yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
d. Quyền nuôi con có thể được chia sẻ giữa cả cha lẫn mẹ không?
Ở Việt Nam, theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, quyền nuôi con thường được xác định dựa trên lợi ích của trẻ em và các điều kiện cụ thể của từng gia đình. Luật này không quy định cụ thể về việc chia sẻ quyền nuôi con giữa cả cha lẫn mẹ, mà thường xác định cha hoặc mẹ sẽ có quyền nuôi con trực tiếp, tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể.
e. Không đăng ký kết hôn, giành quyền nuôi con như thế nào?
Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, dù có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký mà chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Nhưng quyền, nghĩa vụ với con vẫn được xác lập.
Hai người có thể thỏa thuận về người nuôi con, nghĩa vụ, quyền của các bên khi không chung sống với nhau nữa. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con để giao con cho người nào trực tiếp nuôi dưỡng.
Tuy nhiên, có 02 trường hợp đặc biệt sau, Tòa án sẽ:
Do đó, khi muốn giành quyền nuôi con trong trường hợp này thì một trong hai người có thể thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì phải khởi kiện ra Tòa án và chứng minh được bản thân có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con.