Pháp luật không có quy định cụ thể kháng cáo là gì mà chỉ quy định người có quyền kháng cáo, tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu kháng cáo là quyền cơ bản của đương sự khi cho rằng bản án, quyết định của tòa án không phù hợp với quy định pháp luật, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Người có quyền kháng cáo thể hiện sự không đồng tình của mình về các quyết định của Tòa án trong bản án hoặc quyết định sơ thẩm và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại bản án hoặc quyết định đó. Để thực hiện quyền kháng cáo, người có quyền kháng cáo phải nộp đơn kháng cáo đến toà án sơ thẩm hoặc phúc thẩm trong thời hạn được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Kháng cáo tại Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng là việc đương sự vì không đồng ý với bản án, quyết định của toà án cấp sơ thẩm nên tiến hành thực hiện thủ tục phúc thẩm tại tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.
Điều 2 Nghị quyết số 957/NQ-UBTVQH13 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về thành lập toà án nhân dân cấp cao quy định thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng như sau: “Kháng cáo tại Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 12 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: thành phố Đà Nẵng; các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Lắk”.
Theo đó đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện khi không đồng ý với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của toà án cấp tỉnh nơi thuộc phạm vi xét xử theo lãnh thổ của Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng có thể kháng cáo tại Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.
Điều 273 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định thời hạn kháng cáo bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm. Theo đó, thời hạn kháng cáo tại Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng như sau:
Khi thực hiện quyền kháng cáo tại Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo, đơn kháng cáo phải bao gồm các nội dung chính được quy định tại khoản 1 Điều 272 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:
Theo đó, người kháng cáo có thể là cá nhân; người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức; người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự....
Nếu không thể tự mình làm đơn kháng cáo, có thể ủy quyền cho người khác đại diện cho mình. Lúc này, trong phần tên, địa chỉ, số điện thoại, cuối đơn, phải là thông tin và chữ ký của người đại diện kèm theo Văn bản ủy quyền.
Việc ủy quyền này phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp trừ khi được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được Chánh án Tòa án phân công.
Khoản 7 Điều 272 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định: “Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của Bộ luật này”.
Theo đó, khi muốn kháng cáo tại Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, người kháng cáo có thể thực hiện gửi đơn kháng cáo đến Toà án cấp sơ thẩm nơi đã ra bản án, quyết định sơ thẩm hoặc có thể gửi cho Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng. Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng sẽ chuyển cho Toà án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Điều 28 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí dân sự khi kháng cáo như sau: “Người có quyền kháng cáo khi nộp đơn kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này’’. Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 326/2014/UBTVQH thì mức án phí phúc thẩm cho các tranh chấp về dân sự là 300.000 đồng.
Ngoài ra tại Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định trách nhiệm chịu án phí dân sự phúc thẩm như sau:
Link download mẫu đơn kháng cáo
Hướng dẫn viết đơn kháng cáo:
(1) Ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án, cụ thể là Tòa án nhân dân cấp cao tạo Đà Nẵng.
(2) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó; nếu người kháng cáo ủy quyền cho người khác thì ghi họ, tên của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo, của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo, nếu người kháng cáo là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó (ghi như đơn kháng cáo) và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó, nếu người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác kháng cáo thì ghi họ tên của người đại diện theo ủy quyền, của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền (ví dụ: Người kháng cáo: Tổng công ty X do ông Nguyễn Văn A, Tổng giám đốc làm đại diện).
(3) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Địa chỉ: trú tại thôn B, xã C, huyện H, tỉnh T); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Địa chỉ: có trụ sở tại số 20 phố NP, quận Đ, thành phố H).
(4) Ghi tư cách tham gia tố tụng của người kháng cáo (ví dụ: là nguyên đơn (bị đơn) trong vụ án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản; là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn Trần Văn Nam trú tại nhà số 34 phố X, quận H, thành phố Y theo uỷ quyền ngày…tháng…năm…; là người đại diện theo uỷ quyền của Công ty XNK A do ông Nguyễn Văn Nam – Tổng Giám đốc đại diện theo giấy uỷ quyền ngày…tháng…năm…).
(5) Ghi cụ thể kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đó (ví dụ: kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 01/2017/DS-ST ngày 15-01-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh H).
(6) Ghi lý do cụ thể của việc kháng cáo.
(7) Nêu cụ thể từng vấn đề mà người kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết.
(8) Trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung thì phải ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: 1) Bản sao Giấy xác nhận nợ; 2) Bản sao Giấy đòi nợ…).
(9) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ tên của người kháng cáo đó; nếu là cơ quan, tổ chức kháng cáo thì người đại điện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức kháng cáo ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Khi muốn kháng cáo bản án, quyết định dân sự tại Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, đương sự cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ kháng cáo
Hồ sơ kháng cáo sẽ bao gồm Đơn kháng cáo; tài liệu, chứng cứ chứng minh cho quyền kháng cáo của người kháng cáo và tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) liên quan đến vụ án. Đơn kháng cáo sẽ phải có các nội dung chính được quy định tại khoản 1 Điều 272 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Bước 2: Nộp đơn kháng cáo
Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm và nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. Hết thời hạn này mà người kháng cáo không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm thì được coi là từ bỏ việc kháng cáo, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Kháng cáo là quyền của đương sự được pháp luật quy định trong trường hợp không đồng ý với phán quyết trong bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm. Kháng cáo có thể giúp đương sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, kháng cáo tại Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng không phải là một quy trình đơn giản. Người kháng cáo cần phải tuân thủ quy định về thời hạn kháng cáo; hình thức, nội dung, cách thức nộp đơn kháng cáo, nếu không đơn kháng cáo sẽ bị trả lại.
Ngoài việc phải am hiểu các quy định pháp luật tố tụng, người kháng cáo còn phải tiếp tục lập luận, cung cấp bằng chứng chứng minh cho yêu cầu kháng cáo của mình. Nếu không giải quyết được những việc này thì khả năng Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng giữ nguyên nội dung bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm là rất cao.
Do đó, thuê Luật sư khi kháng cáo là một lựa chọn hợp lý và hiệu quả. Luật sư là người am hiểu về quy trình kháng cáo, có khả năng hỗ trợ người kháng cáo trong quá trình Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng giải quyết phúc thẩm vụ án. Luật sư có thể giúp đương sự:
Thuê luật sư khi kháng cáo không chỉ giảm bớt áp lực, lo lắng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức của người kháng cáo, mà Luật sư với nghiệp vụ của mình còn tăng cơ hội đạt được kết quả mong muốn của người kháng cáo.
Văn phòng Luật sư Phong & Partners tự hào là Văn phòng Luật sư uy tín và chuyên nghiệp tại Đà Nẵng nói riêng và các tỉnh thành khác trên cả nước nói chung. Phong & Partners cung cấp dịch vụ pháp lý toàn diện trong các lĩnh vực, đặc biệt là dịch vụ pháp lý tư vấn kháng cáo và đại diện tham gia trong quá trình Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng giải quyết phúc thẩm vụ án. Với kim chỉ nam “Lấy chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng làm thước đo thành công”, hoạt động vì triết lý “Tôn công lý – Trọng thiện chí”, Phong & Partners luôn làm việc với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đảm bảo quyền và lợi ích cho khách hàng. Quý khách có thể tìm hiểu thêm về Văn phòng Luật sư Phong & Partners theo thông tin dưới đây:
Văn phòng Luật sư Phong & Partners tại TP. Đà Nẵng
Luật sư Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363 822 678 - 0905 102 425
Luật sư Phong & Partners tại Sơn Trà
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 205 624
Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu
Địa chỉ: 21 Trương Văn Đa, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961 283 093
Luật sư Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn
Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 579 269
Luật sư Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901 955 099
Văn phòng Luật sư Phong & Partners tại TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 9, Toà nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0905.503.678
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw.hcmc
Văn phòng Luật sư Phong & Partners tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai
Địa chỉ: số 05 Nguyễn Trường Tộ, phường Diên Hồng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai
Số điện thoại: 0905.503.678
-----
Website: https://phong-partners.com
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw
https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson
https://www.facebook.com/luatsusontra
https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu
https://www.facebook.com/LuatsuCamLe
Kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 273 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 là kháng cáo quá hạn. Trong trường hợp hết thời hạn kháng cáo theo quy định về thời hạn kháng cáo nhưng đương sự vẫn muốn kháng cáo thì đương sự hoặc người được uỷ quyền của đương sự cần làm đơn kháng cáo quá hạn, bản tường trình nêu rõ lý do về việc kháng cáo quá hạn và gửi tới Toà án cùng tài liệu, chứng cứ nếu có. Về nguyên tắc, việc kháng cáo quá hạn chỉ có thể được chấp nhận nếu có lý do chính đáng.
Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn. Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp; nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định.
Theo Điều 285 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, tòa án cấp cao tại Đà Nẵng phải vào sổ thụ lí. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lí vụ án, tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và viện kiểm sát cùng cấp về việc tòa án đã thụ lí vụ án và thông báo trên cổng thông tin điện tử của tòa án (nếu có). Chánh án tòa án cấp cao tại Đà Nẵng thành lập hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa.
Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng ra một trong các quyết định sau đây:
a) Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
b) Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
c) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án cấp cao tại Đà Nẵng có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá 01 tháng.
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng phải mở phiên tòa phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Kháng cáo là một quyền hợp pháp của các đương sự trong các vụ án về dân sự, hành chính, lao động, hôn nhân và gia đình, hình sự. Tuy nhiên, việc nộp đơn kháng cáo không phải lúc nào cũng thuận tiện, đặc biệt khi đương sự ở xa tòa án và không có điều kiện trực tiếp gửi đơn kháng cáo.
Khoản 3 Điều 273 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận”. Theo đó, ngoài hình thức trực tiếp gửi đơn kháng cáo thì người kháng cáo có thể gửi đơn kháng cáo đến Toà án thông qua dịch vụ bưu chính. Có nghĩa rằng, người kháng cáo có thể nộp đơn kháng cáo thông qua bưu điện hoặc bằng bất kỳ một đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính nào khác. Ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì.