Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn chi tiết về cách tra cứu thông tin đất đai tại Đà Nẵng bao gồm cơ quan tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ cần chuẩn bị, quy trình tra cứu thông tin... Dù bạn là người dân có nhu cầu mua bán nhà đất hay môi giới bất động sản thì những kiến thức này cũng sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn và hiệu quả khi tiến hành các giao dịch nhà đất.
Tra cứu thông tin về đất đai là quá trình thu thập dữ liệu, xác minh thông tin liên quan đến thửa đất. Quá trình này giúp bạn có được cái nhìn tổng thể, chính xác về phảp lý, quy hoạch sử dụng đất và các thông tin khác liên quan đến thửa đất.
Nói một cách đơn giản, tra cứu thông tin đất đai là việc bạn tìm hiểu về lịch sử và tình trạng pháp lý của một thửa đất trước khi quyết định thực hiện giao dịch liên quan đến thửa đất đó.
Tra cứu thông tin đất đai đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch bất động sản tại Đà Nẵng, mang lại lợi ích cho cả người bán và người mua.
Đối với người bán:
Đối với người mua:
Theo quy định tại Điều 59 Nghị định số 101/2024/NĐ-CP về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai, các hình thức tra cứu thông tin đất đai bao gồm:
Cụ thể, tại Đà Nẵng, có những cách thức tra cứu thông tin đất đai như dưới đây.
Cổng Thông tin Đất đai Đà Nẵng là công cụ trực tuyến hữu ích giúp bạn nhanh chóng tra cứu các thông tin quan trọng về đất đai trên địa bàn thành phố. Dưới đây là các bước hướng dẫn chi tiết:
Bước 1. Truy cập trang web: mở trình duyệt web và truy cập vào địa chỉ https://ttdd.tnmt.danang.gov.vn/.
Bước 2. Chọn phương thức tra cứu: Trên trang chủ, bạn sẽ thấy các tùy chọn tra cứu khác nhau:
Bước 3. Xem thông tin kết quả: Sau khi tìm kiếm, hệ thống sẽ hiển thị thông tin về mảnh đất bao gồm:
Một lựa chọn khác để có được thông tin đất đai là thông qua các ứng dụng cung cấp thông tin đất đai. Sử dụng ứng dụng bạn có thể tra cứu thông tin thửa đất như diện tích, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất… một cách hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra, những ứng dụng này còn hỗ trợ định vị vị trí thửa đất cho phép bạn dễ dàng xác định vị trí của mảnh đất trên thực tế. Một vài ứng dụng cung cấp thông tin đất đai tiêu biểu như: Guland.vn; Meeymap.com; Thôngtin.land; Onland.vn… Dưới đây là hướng dẫn thao tác chi tiết:
Bước 1: Tải phần mềm tra cứu thông tin đất đai về máy.
Bước 2: Khởi động ứng dụng vừa tải về và tra cứu bằng một trong 2 cách sau:
– Tra cứu bằng GPS: Bật dịch vụ định vị trên điện thoại. Khởi động ứng dụng > Chọn Bản đồ quy hoạch > Chọn biểu tượng định vị góc dưới màn hình để xem quy hoạch chi tiết tại vị trí bạn đang đứng.
– Tra cứu bằng số tờ, thửa: Chọn biểu tượng kính lúp > chọn nhập số tờ, thửa > Tìm kiếm.
Là phương pháp tra cứu thông tin đất đai tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, UBND xã nơi có đất… Theo đó, người dân chỉ cần nộp phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai và lệ phí tra cứu để nhận kết quả chứa thông tin về thửa đất. Ưu điểm của phương pháp này là cung cấp thông tin toàn diện về thửa đất chỉ trong một lần tra cứu, giúp người dân đánh giá tổng quan và đưa ra quyết định chính xác, giảm thiểu rủi ro trong các giao dịch đất đai tại Đà Nẵng.
Điểm b khoản 6 Điều 60 Nghị định số 101/2024/NĐ-CP quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai quy định: “Cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai ở địa phương là Văn phòng đăng ký đất đai. Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai từ hồ sơ địa chính theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính”.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin đất đai tại Đà Nẵng là Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Đà Nẵng, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại các quận, huyện ở Đà Nẵng và UBND xã, phường nơi có đất.
Theo phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai kèm theo Nghị định số 101/2024/NĐ-CP quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai thì danh mục và nội dung dữ liệu có thể cung cấp của thửa đất khi tra cứu thông tin đất đai tại Đà Nẵng gồm các thông tin sau:
a. Mẫu phiếu đề nghị yêu cầu cung cấp thông tin đất đai
Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai được kèm theo Nghị định số 101/2024/NĐ-CP quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai
Mẫu phiếu số Mẫu số 13/ĐK: Tải về tại đây
b. Trình tự thực hiện tra cứu thông tin đất đai.
Trình tự thực hiện tra cứu thông tin thửa đất tại Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai theo các bước như dưới đây.
Bước 1. Điền phiếu yêu cầu cung cấp thông tin đất đai
Bước 2. Nộp phiếu yêu cầu đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất. Có thể nộp phiếu yêu cầu bằng một trong những cách thức sau:
Bước 3. Khi nhận được yêu cầu từ cá nhân tổ chức, cơ quan công chức sẽ tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính cho người yêu cầu (nếu yêu cầu hợp lệ). Trường hợp từ chối cung cấp thông tin sẽ phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Bước 4. Nếu phiếu, văn bản yêu cầu được tiếp nhận trước 15 giờ thì thông tin sẽ được cung cấp ngay trong ngày. Trong trường hợp nhận sau 15 giờ thì kết quả sẽ được cung cấp vào ngày làm việc tiếp theo.
Chi phí tra cứu thông tin đất đai tại Đà Nẵng được quy định chi tiết tại Phụ lục kèm theo Thông tư số 56/2024/TT-BTC về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai từ hệ thống thông tin quốc gia về đất đai. Xem nội dung văn bản
Ngoài ra điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 56/2024/TT-BTC cũng quy định các đối tượng là cá nhân được miễn lệ phí khi tra cứu thông tin đất đai của mình hoặc của người sử dụng đất khác bao gồm: trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật.
(1). Làm thế nào để người mua đất biết được thửa đất có đang tranh chấp không?
Để kiểm tra một thửa đất có đang vướng tranh chấp hay không, người mua đất có thể sử dụng các cách thức thông dụng như dưới đây.
Cách 1: Hỏi những người dân xung quanh hoặc những người sử dụng đất liền kề về tình trạng thửa đất.
Cách 2: Liên hệ trực tiếp với UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất để hỏi xem có ai đang có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp hay không hoặc có tranh chấp thực tế hay không (tranh chấp trên thực tế nhưng các chủ sử dụng đất chưa có đơn yêu cầu hoà giải).
Cách 3: Liên hệ trực tiếp đến cơ quan thi hành án dân sự để tìm hiểu xem thửa đất quan tâm đang có bản án liên quan đến tranh chấp đất đai không.
Cách 4: Kiểm tra thông tin đất đai tại Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.
Với bốn cách thức như trên, cách thứ nhất và thứ hai dễ thực hiện hơn nhưng cách thứ tư là mang lại kết quả chính xác và đầy đủ nhất. Tuỳ vào nhu cầu và điều kiện mà người mua đất có thể lựa chọn cách thức phù hợp nhất để kiểm tra xem thửa đất mình quan tâm có đang trong tình trạng tranh chấp hay không.
(2). Có được yêu cầu cung cấp thông tin đất đai của người khác?
...
5. Việc khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai được quy định như sau:
a) Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai có giá trị sử dụng chính thức, tương đương văn bản giấy được cơ quan có thẩm quyền cung cấp;
b) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
c) Người sử dụng đất được khai thác thông tin của mình trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai;
d) Tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại điểm b và điểm c khoản này có nhu cầu khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai theo quy định của pháp luật;
đ) Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân được tiếp cận, khai thác thông tin, dữ liệu về đất đai theo quy định của pháp luật. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân phản hồi, cung cấp, bổ sung thông tin cho cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai;
e) Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai phải trả phí khai thác, sử dụng tài liệu đất đai và giá cung cấp dịch vụ thông tin, dữ liệu về đất đai theo quy định;
Theo đó, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tra cứu thông tin đất đai của người khác hoàn toàn có thể được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cung cấp thông tin, tuy nhiên, để đảm bảo tính bảo mật và tuân thủ quy định pháp luật về thông tin đất đai thì không phải bất kỳ yêu cầu nào cũng đều được chấp thuận. Để được cung cấp thông tin, tổ chức, cá nhân phải đưa ra lý do chính đáng để Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND xã nơi có đất xem xét và quyết định.