Theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
Khu công nghiệp gồm nhiều loại hình khác nhau, bao gồm: Khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái (sau đây gọi chung là Khu công nghiệp, trừ trường hợp có quy định riêng đối với từng loại hình).
Ngoài ra còn có một số khu vực khác ngoài khu công nghiệp như cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế…
Căn cứ Điều 149 Luật Đất đai năm 2013, đối tượng được cho thuê đất trong khu công nghiệp được chia thành hai nhóm dưới đây.
- Nhóm Nhà đầu tư trực tiếp thuê đất từ nhà nước (Nhà đầu tư sơ cấp) nhằm mục đích đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, gồm:
- Nhóm Nhà đầu tư thuê lại đất từ các đơn vị đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (Nhà đầu tư thứ cấp) để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp, gồm:
Trong phạm vi bài viết này, Phong & Partners chỉ đề cập đến đối tượng là nhóm Nhà đầu tư thứ cấp.
Hiện nay có 02 hình thức thuê đất khu công nghiệp tại Đà Nẵng, bao gồm: Thuê đất trả tiền hằng năm và Thuê đất trả tiền một lần.
Để thuê đất trong khu công nghiệp, các điều kiện sau phải được tuân thủ một cách chặt chẽ:
Căn cứ Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định về phân loại đất như sau:
2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
…
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;”
Khoản 3 Điều 126 Luật Đất đai 2013 quy định: “Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm.
Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất không quá 70 năm”.
Đồng thời, Khoản 1 Điều 51 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 36 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định: “Thời hạn sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề theo thời hạn của dự án đầu tư.
Căn cứ các quy định trên, đất khu công nghiệp được phân vào loại đất sản xuất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Thời hạn cho thuê đất khu công nghiệp được xác định theo thời hạn của dự án đầu tư nhưng không quá 50 năm. Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất không quá 70 năm.
Đối với các Nhà đầu tư thuê đất trực tiếp từ các công ty khai thác hạ tầng, hồ sơ thuê đất khu công nghiệp tại Đà Nẵng sẽ tuân theo quy định của từng khu công nghiệp. Về cơ bản, có thể bao gồm một số giấy tờ như dưới đây:
Hồ sơ đề xuất xin thuê đất:
Hồ sơ chứng minh tư cách Nhà đầu tư:
Đối với các tài liệu từ nước ngoài, chúng cần phải được hợp pháp hóa thông qua lãnh sự và dịch công chứng để có thể được sử dụng tại Việt Nam. Điều này đảm bảo tính chính xác và pháp lý của các tài liệu khi nộp cho cơ quan chức năng.
Tùy vào từng khu công nghiệp mà có quy trình thuê đất khu công nghiệp khác nhau, nhưng về cơ bản, quy trình thuê đất khu công nghiệp tại Đà Nẵng bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Đăng ký đầu tư và khu công nghiệp, xác định vị trí dự án và ký kết thỏa thuận thuê đất sơ bộ
Sau khi xem xét sự phù hợp của Dự án đối với quy hoạch, chức năng của khu công nghiệp, Nhà đầu tư thỏa thuận trực tiếp với công ty khai thác hạ tầng về vị trí lựa chọn để triển khai dự án đầu tư, diện tích đất dự kiến sẽ thuê và vị trí lô đất.
Ngay sau đó, Nhà đầu tư cần ký Thỏa thuận thuê đất sơ bộ và đặt cọc tiền để giữ chỗ. Thông thường các công ty cho thuê đất khu công nghiệp (công ty khai thác hạ tầng) sẽ yêu cầu Nhà đầu tư thanh toán khoản tiền cọc tương đương từ 10% đến 15% giá trị hợp đồng thuê đất mà hai bên sẽ ký kết.
Bước 2: Xin cấp Giấy giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thủ tục về điều kiện kinh doanh
Trường hợp dự án cần phê duyệt chủ trương đầu tư, Ban Quản lý Khu công nghiệp (cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp tỉnh) tiếp nhận hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương đầu tư từ công ty cho thuê đất khu công nghiệp và lập hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư. Sau khi nhận được văn bản Quyết định chủ trương đầu tư, Ban Quản lý cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Nhà đầu tư.
Trường hợp dự án không cần phê duyệt chủ trương đầu tư, Ban Quản lý Khu Công nghiệp sẽ trực tiếp xem xét dự án và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Nhà đầu tư thuê đất trong Khu Công nghiệp.
Trong trường hợp nhà đầu tư chưa thành lập doanh nghiệp (tức pháp nhân Việt Nam) thì nhà đầu tư cần tiến hành thực hiện thủ tục đăng kí doanh nghiệp và các thủ tục khác liên quan đến điều kiện kinh doanh.
Bước 3: Ký hợp đồng thuê đất chính thức và nhận bàn giao mặt bằng
Sau khi có đầy đủ các giấy phép theo quy định, Nhà đầu tư và công ty khai thác hạ tầng ký Hợp đồng thuê đất chính thức, đồng thời hai bên thanh toán tiền thuê đất theo tiến độ và bàn giao đất thực tế.
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Kể từ ngày ký hợp đồng thuê đất chính thức, công ty khai thác hạ tầng khu công nghiệp sẽ có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục, hồ sơ địa chính cần thiết về việc cho thuê lại đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Kết thúc quá trình này, Nhà đầu tư sẽ nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với khu đất thuê của mình, là cơ sở để xác lập quyền đối với đất thuê theo quy định của pháp luật.
Mẫu hợp đồng thuê đất khu công nghiệp: Tải về tại đây
Khi thuê đất trong khu công nghiệp, Nhà đầu tư phải thanh toán các khoản chi phí bao gồm tiền thuê quyền sử dụng đất và tiền sử dụng hạ tầng. Dưới đây là một số thông tin về mức giá thuê đất trong các khu công nghiệp tại Đà Nẵng.
|
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN |
ĐƠN VỊ TÍNH |
ĐƠN GIÁ (Đồng) |
GHI CHÚ |
Giá thuê đất |
Thanh toán 1 lần |
đồng/m2/toàn bộ thời gian thuê lại đất |
2.500.000 |
Thời hạn thuê lại đất tính đến ngày 08/8/2054 (Đơn giá trên chưa bao gồm thuế VAT) |
Thanh toán hằng năm |
đồng/m2/năm |
92.000 |
||
Giá sử dụng hạ tầng Khu công nghiệp |
Thu hằng năm |
đồng/m2/năm |
17.200 |
|
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN |
ĐƠN GIÁ (Đồng) |
GHI CHÚ |
Giá thuê đất |
Thanh toán 1 lần |
100 USD/m2/toàn bộ thời gian thuê lại đất |
Thời hạn thuê lại đất tính đến năm 2048 (Đơn giá trên chưa bao gồm thuế VAT) |
Thanh toán hằng năm |
Áp dụng mức theo quy định của UBND thành phố Đà Nẵng |
||
Giá sử dụng hạ tầng Khu công nghiệp |
Thu hằng năm |
100 USD/m2/năm |
*Trên đây là mức giá tham khảo được cập nhật đến tháng 3/2024. Để có được mức giá chính xác, vui lòng liên hệ Phong & Partners để được tư vấn, cập nhật mức giá chính xác.
Ngoài khoản tiền thuê lại quyền sử dụng đất và thuê quyền sử dụng hạ tầng nêu trên, Nhà đầu tư còn phải thanh toán một số loại phí dịch vụ khi hoạt động kinh doanh, sản xuất tại khu công nghiệp theo giá đơn vị cung cấp dịch vụ, bao gồm:
Để đảm bảo các vấn đề pháp lý liên quan đến thuê đất trong khu công nghiệp tại Đà Nẵng được xử lý toàn diện, việc tìm kiếm một luật sư có kinh nghiệm, uy tín và tận tâm không phải là điều dễ dàng cho các Nhà đầu tư, đặc biệt là các Nhà đầu tư nước ngoài và các Nhà đầu tư đầu tư vào các dự án lớn, đặc thù.
Văn phòng Luật sư Phong & Partners cung cấp các dịch vụ hướng dẫn thủ tục thuê đất khu công nghiệp tại Đà Nẵng, bao gồm các dịch vụ cụ thể dưới đây:
Tư vấn quy trình và thủ tục pháp lý liên quan đến việc thuê đất khu công nghiệp.
Soạn thảo, hiệu chỉnh các văn bản liên quan đến quá trình thuê đất khu công nghiệp
Thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư
Đại diện trong quá trình đàm phán, thương lượng
Bảo vệ quyền lợi và giải quyết tranh chấp liên quan đến việc thuê đất khu công nghiệp.
Phong & Partners chúng tôi luôn lấy sự hài lòng của khách hàng để làm thước đo cho sự thành công của mỗi vụ việc. Nếu bạn đang tìm Luật sư hướng dẫn thủ tục thuê đất khu công nghiệp tại Đà Nẵng, vui lòng liên hệ với Phong & Partners qua địa chỉ sau:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP. ĐÀ NẴNG
Luật sư Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363 822 678 - 0905 102 425
Luật sư Phong & Partners tại Sơn Trà
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 205 624
Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu
Địa chỉ: 21 Trương Văn Đa, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961 283 093
Luật sư Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn
Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 579 269
Luật sư Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901 955 099
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Tầng 9, Toà nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0905.503.678
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw.hcmc
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP. PLEIKU, TỈNH GIA LAI
Địa chỉ: số 05 Nguyễn Trường Tộ, phường Diên Hồng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai
Số điện thoại: 0905.503.678
a. Danh sách các Khu công nghiệp tại Đà Nẵng
Địa chỉ: phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
Địa chỉ: phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
Địa chỉ: phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng
Địa chỉ: phường Hòa Khánh Bắc và phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
Địa chỉ: phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
Địa chỉ: phường Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
Địa chỉ: xã Hòa Liên, Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Địa chỉ: phường Hòa Minh, Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
b. Lưu ý gì khi thuê đất khu công nghiệp tại Đà Nẵng?
Ngoài những điều khoản thông thường trong một hợp đồng thuê đất, khi thuê đất khu công nghiệp tại Đà Nẵng, Nhà đầu tư còn cần lưu ý một số nội dung quan trọng như sau:
Lưu ý 1: Tiến độ Nhà nước giao đất, tiến độ xây dựng và hoàn thiện của hạ tầng khu công nghiệp
Lưu ý 2: Ngành nghề sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch, chức năng của Khu công nghiệp
Lưu ý 3: Cách thức tính tiền thuê và thời gian điều chỉnh giá thuê đất và chi phí khác
Lưu ý 4: Tiến độ và quy trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Việc chú ý đến những điều này sẽ giúp doanh nghiệp thuê đất khu công nghiệp tại Đà Nẵng một cách hiệu quả và đảm bảo cho quá trình sản xuất và kinh doanh của họ.
c. Có được cho thuê lại đất khu công nghiệp tại Đà Nẵng không?
Việc Nhà đầu tư cho thuê lại đất khu công nghiệp tại Đà Nẵng phụ thuộc vào thỏa thuận giữa Nhà đầu tư và công ty khai thác hạ tầng khu công nghiệp. Tuy nhiên, Nhà đầu tư có quyền cho các đơn vị khác thuê tài sản trên đất (nhà xưởng) thuộc sở hữu của mình. Để thực hiện việc này, Nhà đầu tư cần tuân thủ các quy định và điều kiện được quy định bởi cơ quan quản lý địa phương và công ty khai thác hạ tầng khu công nghiệp, bao gồm việc điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư để phù hợp với ngành nghề kinh doanh được phép và tuân thủ quy hoạch của khu công nghiệp.
d. Thuê đất trong KCN có buộc phải làm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?
Theo Luật Đầu tư, tất cả nhà đầu tư nước ngoài đều phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư (IRC) trước khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam, trong khi nhà đầu tư trong nước thì không buộc phải làm điều này. Tuy nhiên, trên thực tế khi hoạt động trong khu công nghiệp, cả nhà đầu tư nước ngoài và trong nước đều phải tuân thủ quy định về xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư IRC.
Sự yêu cầu này được đưa ra nhằm đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh và sản xuất của nhà đầu tư là phù hợp với quy hoạch và chức năng của khu công nghiệp, đảm bảo tính đồng bộ trong quản lý và phát triển của khu vực, đồng thời đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quản lý vốn đầu tư cũng như bảo vệ quyền lợi của cả nhà đầu tư và địa phương.
e. Thuê đất trong khu công nghiệp có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trong đó bao gồm trường hợp: “e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;”
Đồng thời, Khoản 3 Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất thuộc các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của Nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Như vậy, khi thuê đất trong khu công nghiệp thì người thuê đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
f. Doanh nghiệp có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất khu công nghiệp trong quá trình thuê không?
Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp có thể thuê toàn bộ thời gian sử dụng đất trong khu công nghiệp và thanh toán một lần cho toàn bộ thời gian thuê. Nhưng sau đó không có nhu cầu sử dụng đất và muốn chuyển nhượng, cho bên khác thuê lại để thu hồi chi phí hoặc nhận lấy một khoản lợi ích.
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 149 Luật Đất đai 2013, nếu người thuê lại đất từ doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đã thanh toán một lần cho cả thời gian thuê, họ cũng có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất giống như chủ thể kinh doanh kết cấu hạ tầng.
Như vậy, doanh nghiệp có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất khu công nghiệp trong quá trình thuê khi doanh nghiệp đó thuê đất từ doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng theo hình thức trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.
g. Bán tài sản thế chấp gắn liền với đất thuê trong khu công nghiệp có phải là hình thức doanh nghiệp cho thuê lại đất khu công nghiệp?
Sau khi doanh nghiệp bán tài sản thế chấp gắn liền với đất cho người mua, người mua có thể tiếp tục thuê đất khu công nghiệp trong thời gian còn lại của hợp đồng thuê. Trong quá trình này, mối quan hệ giữa người cho thuê đất và người thuê đất được hình thành, trong đó công ty khai thác hạ tầng và người mua đóng vai trò chính. Do đó, việc doanh nghiệp bán tài sản thế chấp gắn liền với đất không phải là hình thức doanh nghiệp cho thuê lại, mà thực chất là một hình thức chuyển giao quan hệ thuê đất sang cho Nhà đầu tư thứ ba.
h. Các đối tượng thuê đất trong khu công nghiệp có quyền và nghĩa vụ gì?
Trường hợp Nhà đầu tư thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
Trường hợp Nhà đầu tư thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây: