Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ, chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”. Theo đó, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ, chồng.
Pháp luật quy định nghiêm cấm việc ly hôn giả tạo, lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
Theo Điều 55, Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, có hai hình thức ly hôn gồm:
Ly hôn thuận tình: là hình thức ly hôn khi cả vợ, chồng đều quyết định ly hôn; đã thỏa thuận được về việc chia tài sản và nuôi dưỡng con. Theo đó, khi làm đơn ly hôn thuận tình, bắt buộc cả vợ và chồng đều phải ký vào đơn.
Ly hôn đơn phương (hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên): là hình thức ly hôn do vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn do người còn lại có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Theo đó, đơn ly hôn đơn phương chỉ cần một bên yêu cầu ly hôn ký vào đơn.
Ly hôn không chỉ đơn giản là vấn đề ảnh hưởng đến quan hệ giữa vợ và chồng mà ly hôn còn ảnh hưởng đến con cái của vợ, chồng và ảnh hưởng đến sự ổn định, phát triển xã hội. Do đó, pháp luật quy định có quy định rất rõ một số trường hợp không được ly hôn.
Thứ nhất, theo Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em, theo đó, pháp luật hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp này.
Thứ hai, theo Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Theo đó, vợ, chồng sẽ không được phép ly hôn khi không có căn cứ về việc vợ hay chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Về cơ bản, Toà án nhân dân cấp huyện giải quyết những vụ ly hôn không có yếu tố nước ngoài:
Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc (nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn thì nguyên đơn có quyền thực hiện thủ tục ly hôn tại nơi mình cư trú).
Thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ và/hoặc chồng đang cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận ly hôn thuận tình, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
Về cơ bản, Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết những vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài theo nguyên tắc:
Thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài: Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi vợ và/hoặc chồng cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết.
Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài: Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết. Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết. Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết.
Thẩm quyền phúc thẩm: Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án ly hôn đơn phương hoăc Quyết định công nhận ly hôn thuận tình của Toà án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án sơ thẩm về ly hôn đơn phương hoặc Quyết định công nhận ly hôn thuận tình của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị.
a. Hồ sơ ly hôn thuận tình
Khi làm thủ tục yêu cầu Toà án công nhận ly hôn thuận tình, cần chuẩn bị đơn ly hôn và những hồ sơ như sau:
(1) Đơn yêu cầu công nhận ly hôn thuận tình;
(Tải mẫu đơn tại đây)
(2) Bản sao chứng thực CCCD của vợ, chồng;
(3) Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính càng tốt);
(4) Bản sao Giấy khai sinh của con chung (nếu có yêu cầu Toà án ghi nhận);
(5) Bản sao chứng thực giấy tờ về tài sản chung, nợ chung (nếu có yêu cầu Toà án ghi nhận).
b. Hồ sơ ly hôn đơn phương
Khi làm thủ tục khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn đơn phương, cần chuẩn bị những hồ sơ như sau:
(1) Đơn khởi kiện về việc ly hôn;
(Tải mẫu đơn tại đây)
(2) Bản sao chứng thực CCCD của vợ, chồng;
(3) Giấy xác nhận mâu thuẫn vợ, chồng (nếu có);
(4) Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính càng tốt);
(5) Bản sao Giấy khai sinh của con chung (nếu có yêu cầu Toà án giải quyết);
(6) Đơn trình bày nguyện vọng của con trên 7 tuổi (nếu có);
(7) Bản sao chứng thực giấy tờ về tài sản chung, nợ chung (nếu có yêu cầu Toà án giải quyết).
a. Thủ tục ly hôn thuận tình
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo hướng dẫn trên
Bước 2: Nộp lệ phí và thụ lý vụ án
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, Thẩm phán sẽ ra thông báo nộp lệ phí; trong vòng 05 ngày làm việc, vợ chồng phải hoàn thành nộp lệ phí và nộp biên lai cho Tòa án.
Trong thời hạn 03 ngày làm vệc kể từ ngày thụ lý, các đương sự sẽ được thông báo về việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
Bước 3: Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận ly hôn thuận tình.
Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý, Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải. Trong thời gian này, Tòa án sẽ phải tiến hành hòa giải theo quy định pháp luật
Khi đó, Thẩm phán sẽ tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, giải thích quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ với con, về trách nhiệm cấp dưỡng…
Bước 4: Ra quyết định
Tùy điều kiện của các bên, Tòa án sẽ ra một trong các quyết định sau:
• Trong trường hợp hòa giải thành, vợ chồng sẽ đoàn tụ với nhau thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn.
• Nếu hòa giải không thành, vợ chồng vẫn muốn ly hôn, vợ chồng thỏa thuận được về vấn đề tài sản, nợ chung và quyền lợi của con thì Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn thuận tình. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày quyết định công nhận thuận ly hôn thuận tình có hiệu lực pháp luật.
• Nếu không thỏa thuận được, tòa án sẽ đình chỉ vụ việc dân sự về thuận tình ly hôn, chuyển qua thụ lý vụ án (lúc này không còn thuận tình ly hôn mà là ly hôn theo yêu cầu của một bên hoặc ly hôn đơn phương).
b. Thủ tục ly hôn đơn phương
Bước 1: Người khởi kiện soạn bộ hồ sơ theo hướng dẫn trên; nộp trực tiếp; gửi bằng đường dịch vụ bưu chính; hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án Đơn khởi kiện kèm các giấy tờ, tài liệu mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án.
Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, Thẩm phán thông báo ngay cho người khởi kiện đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Bước 3: Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án. Đồng thời, nguyên đơn, bị đơn, sẽ được thẩm phán thông báo bằng văn bản về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.
Bước 5: Nguyên đơn và bị đơn tham dự các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải tại Tòa án; trường hợp hòa giải không thành thì tòa sẽ ra quyết định hòa giải không thành và đưa vụ án ra xét xử.
Bước 6: Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, mở phiên tòa sơ thẩm giải quyết ly hôn đơn phương.
Bước 7: Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương. Trường hợp Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn, người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.
a. Án phí ly hôn thuận tình
Theo quy định tại Mục B về lệ phí Tòa án, phần Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì lệ phí Tòa án khi giải quyết yêu cầu công nhận ly hôn thuận tình, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn là 300.000 đồng. Cụ thể, vợ chồng có quyền thỏa thuận về việc nộp án phí. Nếu không đồng ý, mỗi người sẽ chịu một nửa (tức là mỗi người phải chịu 150.000 đồng).
Trường hợp được miễn hoặc không phải nộp lệ phí Tòa án thì người yêu cầu không phải nộp, cụ thể:
Lưu ý: Những người thuộc đối tượng được miễn lệ phí Tòa án cần có đơn cùng tài liệu chứng minh thuộc diện được miễn lệ phí Tòa án gửi tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định (nên gửi kèm với hồ sơ yêu cầu công nhận ly hôn thuận tình).
b. Án phí ly hôn đơn phương
- Án phí sơ thẩm
- Án phí phúc thẩm:
Trường hợp bản án bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, mức án phí phúc thẩm là 300.000 đồng.
a. Quyền nuôi con khi ly hôn
Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo đó, sau khi ly hôn thì vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Nghĩa là, cơ sở để Toà án giải quyết chính là giao cho ai sẽ là tốt nhất cho sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của con.
Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Nghĩa là, nguyện vọng của con là một cơ sở để Toà án xem xét chứ không thể hiểu nguyện vọng của con là yếu tố tiên quyết để Toà án quyết định giao cho ai nuôi.
b. Thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn
Theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn được quy định như sau:
Thứ nhất, trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Thứ hai, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
Thứ ba, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Thứ tư, trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
Thứ năm, trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
Chia tài sản chung là một trong những vấn đề quan trọng mà nhiều người quan tâm khi ly hôn. Khi ly hôn, tài sản chung của vợ, chồng sẽ được chia thế nào? Nguyên tắc xác định tài sản chung, tài sản riêng ra sao?
a. Nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ, chồng khi ly hôn
Theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Toà án sẽ phân chia tài sản chung của vợ, chồng theo các nguyên tắc sau:
b. Cách xác định tài sản riêng, tài sản chung của vợ, chồng
Theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng được xác định như sau:
a. Như thế nào là nợ chung, nợ riêng của vợ, chồng?
Về “nợ chung” của vợ, chồng, Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ, chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản (trong đó có nghĩa vụ với các khoản nợ chung) sau đây:
Theo đó, có thể hiểu rằng, nợ chung
Về “nợ riêng” của vợ, chồng, Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản (trong đó có nghĩa vụ với các khoản nợ) sau đây:
Theo đó, có thể hiểu rằng, nợ riêng của vợ, chồng là nghĩa vụ riêng của vợ hoặc chồng mà người đó có trách nhiệm thực hiện, không liên đới, liên quan đến người kia trong các trường hợp: khoản nợ của vợ, chồng đã có trước khi kết hôn; nợ từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng; nợ phát sinh từ giao dịch do một bên vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình; và nợ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.
b. Khi ly hôn, vợ, chồng chịu trách nhiệm đối với nợ chung thế nào?
Căn cứ Điều 27, Điều 30, Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; căn cứ Điều 288 Bộ luật Dân sự 2015, có thể lập luận rằng, một khi đã có cơ sở xác định một khoản nợ là nợ chung của vợ, chồng thì khi ly hôn vợ, chồng có trách nhiệm trả khoản nợ đó như sau:
(1) Chồng ở nước ngoài che giấu địa chỉ thì có ly hôn được không?
https://cadn.com.vn/chong-o-nuoc-ngoai-che-giau-dia-chi-thi-co-ly-hon-duoc-khong-post294679.html
(2) Đất được mua từ tiền tặng cho riêng có phải là tài sản chung vợ chồng không?
https://cadn.com.vn/dat-duoc-mua-tu-tien-tang-cho-rieng-co-phai-la-tai-san-chung-vo-chong-khong-post293872.html
(3) Hướng dẫn thủ tục ly hôn với người nước ngoài
https://cadn.com.vn/huong-dan-thu-tuc-ly-hon-voi-nguoi-nuoc-ngoai-post288534.html
(4) Nhà mua trước khi kết hôn nhưng giấy tờ được cấp sau, vậy ly hôn có phải chia tài sản không?
https://cadn.com.vn/nha-mua-truoc-khi-ket-hon-nhung-giay-to-duoc-cap-sau-vay-ly-hon-co-phai-chia-tai-san-khong-post283250.html
(5) Cha có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn không?
https://cadn.com.vn/cha-co-quyen-nuoi-con-duoi-36-thang-tuoi-khi-ly-hon-khong-post281878.html
(6) Nguyên tắc xác định tài sản riêng và nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng
https://youtu.be/ayVz3687F2U?si=a0aYpomO7AONUW0o
(7) Tìm hiểu về quyền nuôi con và thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn
https://danangtv.vn/truyen_hinh-127692-277
(8) Nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng khi ly hôn
https://phong-partners.com/hoi-dap/hon-nhan-gia-dinh/nghia-vu-tra-no-cua-vo-chong-khi-ly-hon-1306.html
(9) Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn
https://phong-partners.com/hoi-dap/hon-nhan-gia-dinh/dieu-kien-gianh-quyen-nuoi-con-khi-ly-hon-1278.html
(10) Quyền lợi liên quan đến nhà đất khi ly hôn
https://phong-partners.com/hoi-dap/hon-nhan-gia-dinh/quyen-loi-lien-quan-den-nha-dat-khi-ly-hon-1158.html
(11) Quyết định ly hôn của Tòa án chưa có hiệu lực thì vợ có được hưởng di sản thừa kế của chồng?
https://phong-partners.com/quyet-dinh-ly-hon-cua-toa-an-chua-co-hieu-luc-thi-vo-co-duoc-huong-di-san-thua-ke-cua-chong
(12) Cha mẹ ly hôn, con có được hưởng thừa kế pháp luật?
https://phong-partners.com/cha-me-ly-hon-con-co-duoc-huong-thua-ke-theo-phap-luat
(13) Chồng cờ bạc vay nợ, khi ly hôn người vợ có nghĩa vụ trả nợ không?
https://phong-partners.com/chong-co-bac-vay-no-khi-ly-hon-nguoi-vo-co-nghia-vu-tra-no-khong
(14) Ly hôn trước chia tài sản sau có được không?
https://phong-partners.com/ly-hon-truoc-chia-tai-san-sau-co-duoc-khong
____________________________
HỆ THỐNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TÂY NGUYÊN
Địa chỉ: 05 Nguyễn Trường Tộ, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: 0901.955.099
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Tầng 9, Toà nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0905.503.678 – 02822.125.678
Email: phongpartners.hcmc@gmail.com
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP ĐÀ NẴNG
1. Luật sư Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363.822.678 – 0905.102.425
2. Luật sư Phong & Partners tại Sơn Trà
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905.205.624
3. Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu
Địa chỉ: 21 Trương Văn Đa, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961.283.093
4. Luật sư Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn
Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905.579.269
5. Luật sư Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901.955.099
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Website: https://phong-partners.com
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw
https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson
https://www.facebook.com/luatsusontra
https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu
https://www.facebook.com/LuatsuCamLe