Các mâu thuẫn, tranh chấp cũng phát sinh ngày càng nhiều như một phần tất yếu của tiến trình phát triển. Pháp luật lao động hiện hành đã có những quy định khá rõ ràng chi tiết về nghĩa vụ và quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động. Tuy nhiên, liệu người lao động lẫn người sử dụng lao động có hiểu hết các quy định pháp luật, có biết mình nên làm gì khi tranh chấp xảy ra? Bài viết Luật sư lao động tại Lâm Đồng sau đây sẽ giúp giải đáp những băn khoăn của bạn đọc.
a. Quan hệ lao động là gì?
Khoản 5 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định “quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động.”
b. Tranh chấp lao động là gì?
Khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động quy định “tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.”
a. Tranh chấp liên quan đến hợp đồng lao động
Tranh chấp về thời hạn hợp đồng, nội dung hợp đồng, quyền và nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng lao động.
b. Tranh chấp về tiền lương
Tranh chấp về lương cơ bản, lương thưởng, phụ cấp và kỳ vọng về tăng lương.
c. Tranh chấp về chế độ phúc lợi và chế độ bảo hiểm
Tranh chấp liên quan đến chế độ nghỉ phép, chế độ nghỉ bệnh, chế độ nghỉ sản xuất và chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ bảo hiểm y tế, chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
d. Tranh chấp về giờ làm việc và các chính sách lao động khác
Tranh chấp liên quan đến thời giờ làm việc, đặc biệt là làm việc quá giờ, môi trường làm việc không an toàn và các chính sách lao động khác.
e. Tranh chấp về chấm dứt hợp đồng lao động
Tranh chấp về lý do chấm dứt hợp đồng lao động, quyền lợi được hưởng khi chấm dứt hợp đồng và thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động.
a. Mẫu đơn về hòa giải tranh chấp lao động
b. Mẫu đơn về khởi kiện tranh chấp lao động
Danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành cung cấp mẫu số 23-DS đơn khởi kiện cụ thể.
Như đã nói ở phần giới thiệu, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các quan hệ xã hội cũng phát triển không ngừng, các tranh chấp lao động cũng theo đó mà có xu hướng gia tăng và ngày càng phức tạp. Khi tranh chấp xảy ra, do sự hiểu biết pháp luật hạn chế hoặc bị chi phối bởi cảm xúc, các bên tranh chấp khó lòng đi đến tiếng nói chung hoặc không tìm được phương án phù hợp để giải quyết. Từ đó có thể đưa đến những giải pháp vội vàng, sai lầm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của mình, thậm chí ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín cá nhân lẫn doanh nghiệp …
Ngược lại, nếu có được sự tư vấn kịp thời của Luật sư tư vấn lao động ngay từ khi xảy ra tranh chấp, các bên sẽ giảm thiểu thiệt hại, vẫn giữ được quan hệ và hình ảnh, quyền lợi đôi bên sẽ được giải quyết hài hòa phù hợp với thực tiễn và đúng quy định pháp luật. Bằng kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm lâu năm và sự tận tâm, Luật sư tư vấn lao động có thể đưa ra nhiều phương án giải quyết trên tinh thần đảm bảo quyền lợi đôi bên, giảm phát sinh và lường trước các rủi ro tiềm ẩn.
b. Luật sư soạn thảo tài liệu liên quan đến lao động
c. Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp về lao động
a. Sự thuận tiện khi sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn lao động tại Lâm Đồng theo hình thức online
Trên thực tế, nhiều người dân còn băn khoăn, cân nhắc khi sử dụng các dịch vụ về pháp lý của luật sư, trong đó có vấn đề về thời gian và chi phí. Đặc biệt, những tranh chấp lao động cần rất nhiều thời gian và chi phí để giải quyết. Do đó, lựa chọn dịch vụ Luật sư lao động tại Lâm Đồng theo hình thức online sẽ đem lại cho người dân nhiều lợi ích:
b. 05 vấn đề cần làm khi sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn lao động theo hình thức online
Để đảm bảo chất lượng khi yêu cầu Luật sư tư vấn pháp luật lao động tại Lâm Đồng, khách hàng cần lưu ý:
c. Quy trình tư vấn online tại Văn phòng Luật sư Phong & Partners
Khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật lao động online tại Văn phòng luật sư Phong & Partners, Quý khách hàng cần thực hiện theo quy trình dưới đây:
Số điện thoại: 0901 955 099
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Lưu ý: Trường hợp khách hàng đồng ý dịch vụ, tiếp tục thực hiện các bước sau.
a. Nếu tự ý bỏ việc, người lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Hành vi tự ý bỏ việc không thông báo trước với người sử dụng lao động thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, cho nên đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Điều 39 Bộ luật Lao động 2019 và Khoản 1 Điều 49 Luật Việc làm 2013.
Bài viết tham khảo: https://phong-partners.com/neu-tu-y-bo-viec-nguoi-lao-dong-co-duoc-huong-tro-cap-that-nghiep-khong
b. Doanh nghiệp có thể cắt giảm nhân sự với lý do thiên tai không?
Trong trường hợp gặp phải thiên tai, chủ doanh nghiệp phải xem xét đã áp dụng đầy đủ các biện pháp khắc phục hậu quả hay chưa, kết quả của áp dụng biện khắc phục hậu quả… Nếu đã áp dụng đầy đủ và phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo Điểm c Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019. Ngược lại, nếu doanh nghiệp chưa áp dụng và áp dụng không thực tế thì doanh nghiệp không được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
Bài viết tham khảo: https://phong-partners.com/doanh-nghiep-co-the-cat-giam-nhan-su-voi-ly-do-thien-tai-khong
c. Thời hạn thanh toán tiền lương cho người lao động sau khi nghỉ việc
Theo Điều 48 Bộ luật Lao động, sau khi nghỉ việc thì người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động trong thời hạn 14 ngày làm việc, có thể kéo dài trong một số trường hợp đặc biệt nhưng không quá 30 ngày.
Bài viết tham khảo: https://phong-partners.com/thoi-han-thanh-toan-tien-luong-cho-nguoi-lao-dong-sau-khi-nghi-viec
Phong & Partners luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn online, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại: 0901 955 099
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Website: https://phong-partners.com
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw
https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson
https://www.facebook.com/luatsusontra