Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp ngày càng có biến động lớn, dẫn đến việc tranh chấp lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động trở nên một thực tế khó tránh khỏi. Tuy nhiên, liệu người lao động và người sử dụng lao động đã thực sự hiểu rõ các quy định pháp luật và biết cách xử lý khi tranh chấp xảy ra? Trong bài viết này, Phong & Partners sẽ mang đến những giải đáp chi tiết, giúp bạn đọc nắm vững quyền lợi và nghĩa vụ của mình, cũng như hướng dẫn những bước cần thiết để bảo vệ lợi ích khi đối mặt với các tranh chấp lao động.
1. Quan hệ lao động và Tranh chấp lao động là gì?
Khoản 5 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định: “Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Điều 179 Bộ luật lao động 2019 quy định: “Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động”.
Tranh chấp lao động được phân loại thành hai loại:
- Tranh chấp lao động cá nhân: Xảy ra giữa người lao động và người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hoặc giữa người sử dụng lao động thuê lại và người lao động thuê lại.
- Tranh chấp lao động tập thể: Xảy ra dựa trên xung đột quyền lợi hoặc lợi ích giữa một hoặc nhiều tổ chức đại diện cho người lao động và người sử dụng lao động, hoặc giữa một hoặc nhiều tổ chức của người sử dụng lao động. Tổ chức đại diện cho tập thể người lao động thường là một công đoàn, tham gia như một trong các bên tranh chấp, yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện các quyền lợi và lợi ích đã được thiết lập bởi tập thể người lao động.
2. Những Tranh chấp lao động phổ biến tại Việt Nam là gì?
- Tranh chấp về tiền lương: Tranh chấp về tiền lương cơ bản, thương thưởng, phụ cấp, kỳ vọng về tăng lương, vấn đề thanh toán hoặc các vấn đề tài chính khác.
- Tranh chấp về chấm dứt hợp đồng lao động: Tranh chấp về lý do chấm dứt hợp đồng lao động, quyền lợi được hưởng khi chấm dứt hợp đồng và thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động.
- Tranh chấp về sức khỏe và an toàn lao động: Tranh chấp liên quan đến biện pháp bảo đảm an toàn lao động hoặc chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc.
- Tranh chấp về bảo hiểm xã hội và phúc lợi: Tranh chấp liên quan đến chế độ nghỉ phép, chế độ nghỉ bệnh, chế độ nghỉ sản xuất và chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ bảo hiểm y tế, chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
- Tranh chấp về thời gian làm việc: Tranh chấp liên quan đến thời giờ làm việc, đặc biệt là làm việc quá giờ, môi trường làm việc không an toàn và các chính sách lao động khác.
3. Những nguyên tắc giải quyết Tranh chấp lao động tại Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 180 Bộ luật Lao động 2019, khi giải quyết tranh chấp lao động cần phải tuân thủ các nguyên tắc như sau:
- Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
- Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
- Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
- Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
- Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.
4. Các phương pháp nào được sử dụng trong giải quyết Tranh chấp lao động tại Việt Nam?
Giải quyết tranh chấp lao động là một vấn đề quan trọng, đảm bảo quyền lợi cho người lao động và người sử dụng lao động. Tại Việt Nam, có nhiều phương pháp được sử dụng để giải quyết tranh chấp lao động, từ các biện pháp hòa giải cho đến việc sử dụng pháp lý. Dưới đây là những phương pháp phổ biến và hiệu quả:
-
Thương lượng: là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.
- Ưu điểm: Là cách thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng, đỡ tốn kém nhất. Các bên tranh chấp đều đạt được mục đích, không có việc đối đầu, quan hệ hợp tác giữa các bên được duy trì...
- Nhược điểm: Kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.
- Hòa giải: là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải – hòa giải viên lao động là người có năng lực, kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực lao động, được cơ quan chuyên môn về lao động chỉ định.
Theo quy định Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp lao động phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải được quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019. Như vậy, hòa giải lao động được xem là một thủ tục bắt buộc khi giải quyết tranh chấp lao động.
- Bằng Hội đồng trọng tài: là phương thức giải quyết tranh chấp lao động mà theo đó bên thứ ba có tính chất đặc định, đưa ra phán quyết mang tính chất quyết định cuối cùng về phương án giải quyết tranh chấp. Với tư cách là bên thứ ba, Hội đồng trọng tài sẽ đứng ra giải quyết tranh chấp lao động dựa trên cơ sở các nguyên tắc nhất định theo sự thỏa thuận hợp pháp của các bên tranh chấp hoặc theo quy định của pháp luật..
- Ưu điểm: Thủ tục trọng tài tiện lợi, nhanh chóng, thể hiện tính chất mềm đơn giản, linh hoạt và mềm dẻo về mặt tố tụng. Các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, được lựa chọn trọng tài viên, cho nên hạn chế tốn kém về thời gian và tiền bạc cho các chủ thể tranh chấp…
- Nhược điểm: Nguyên tắc, phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm và bắt buộc thực hiện đối với các bên trong quan hệ tranh chấp, nhưng Bộ luật Lao động hiện nay chưa quy định rõ nội dung này, hệ quả quá trình thực hiện gặp phải vướng mắc. Phán quyết trọng tài lao động không có biện pháp bảo đảm thi hành.
- Bằng Tòa án: Giải quyết tranh chấp bằng tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước, được tiến hành theo thủ tục, trình tự chặt chẽ nghiêm ngặt để đưa ra bản án hay quyết định buộc các bên có nghĩa vụ thi hành. Các tranh chấp lao động không yêu cầu hòa giải cơ sở tại hòa giải viên có thể yêu cầu trực tiếp đến tòa án có thẩm quyền để giải quyết.
- Ưu điểm: Có tính cưỡng chế cao; thủ tục, trình tự tố tụng chặt chẽ và đảm bảo hiệu lực thi hành của các quyết định, phán quyết tại tòa. Là đại diện cho chủ quyền quốc gia, Tòa án có điều kiện tốt hơn trong việc tiến hành điều tra so với các trọng tài viên; Tòa còn có quyền cưỡng chế, triệu tập bên thứ ba đến tòa để giải quyết vụ án tranh chấp…
- Nhược điểm: Thủ tục tố tụng tài tòa án đã được pháp luật quy định cụ thể nên có thể thiếu linh hoạt trong một số trường hợp; Khi phán quyết của Tòa bị kháng cáo, quá trình tố tụng có thể bị trì hoãn và kéo dài thời gian hơn, phải trải qua nhiều cấp xét xử và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các bên tranh chấp…
5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong Tranh chấp lao động tại Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 182 của Bộ luật Lao động 2019, Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong giải quyết tranh chấp lao động được quy định như sau:
Về quyền, cả hai bên đều có quyền:
- Tham gia trực tiếp hoặc thông qua đại diện trong quá trình giải quyết tranh chấp.
- Rút lại yêu cầu hoặc thay đổi nội dung yêu cầu.
- Yêu cầu thay đổi người chịu trách nhiệm giải quyết tranh chấp lao động nếu có căn cứ để cho rằng họ có thể không công bằng hoặc khách quan.
Về nghĩa vụ, cả hai bên đều có nghĩa vụ:
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu và chứng cứ hỗ trợ cho yêu cầu của mình.
- Tuân thủ các thỏa thuận đạt được, các quyết định của hội đồng trọng tài và bản án của tòa án đã trở thành hiệu lực pháp luật.
6. Làm thế nào để giải quyết Tranh chấp lao động tại Việt Nam?
Mặc dù có sự phân loại giữa tranh chấp lao động cá nhân và tập thể, nhưng trình tự chung để giải quyết các tranh chấp này theo quy định của cả Bộ luật Lao động và Bộ luật Tố tụng Dân sự như sau:
- Thẩm quyền giải quyết:
Theo quy định tại Điều 187 Bộ luật Lao động 2019, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động bao gồm:
- Hội đồng trọng tài lao động;
- Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động
Bước 1: Hòa giải tại cơ sở thông qua hòa giải viên lao động (trừ các tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải)
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
- Các bên có thể trực tiếp tham gia phiên hòa giải hoặc ủy quyền cho người khác tham gia.
- Trường hợp hòa giải không thành hoặc hòa giải thành một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
- Thời gian yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Bước 2: Giải quyết tranh chấp lao động tại Hội đồng trọng tài lao động.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.
- Thời gian yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Lưu ý: Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp sau:
- Hết thời hạn quy định mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc không ra quyết định giải quyết tranh chấp;
- Một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động;
Bước 3: Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án.
- Bên có yêu cầu chuẩn bị hồ sơ và thực hiện khởi kiện tại Tòa án nhân có thẩm quyền.
- Thời hạn giải quyết: Theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự, thông thường thời gian giải quyết đối với cấp xét xử sơ thẩm là 04 – 06 tháng. Tuy nhiên, tùy vào tính chất, mức độ của từng vụ án mà thời gian có thể kéo theo thực tế phát sinh.
- Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
7. Các tranh chấp lao động nào tại Việt Nam không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải?
Căn cứ khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, các tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải bao gồm:
- Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
- Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
- Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
- Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
8. Mức án phí liên quan đến giải quyết Tranh chấp lao động tại Việt Nam là bao nhiêu?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, người lao động được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, phí tố tụng, phí yêu cầu tòa án và phí tòa án khi khởi kiện liên quan đến các vấn đề sau:
- Khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại;
- Khởi kiện vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Ngoài ra, căn cứ Danh mục A Danh mục án phí, lệ phí Tòa án Ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì án phí dân sự sơ thẩm của vụ án lao động cụ thể như sau:
- Đối với tranh chấp lao động không có giá ngạchÁn phí là 300.000 đồng.
- Đối với tranh chấp lao động có giá ngạch:
Tên án phí
|
Mức thu
|
Từ 6.000.000 đồng trở xuống
|
300.000 đồng
|
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng
|
5% giá trị tài sản có tranh chấp
|
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng
|
20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
|
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng
|
36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
|
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng
|
72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
|
Từ trên 4.000.000.000 đồng
|
112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.
|
9. Vì sao cần thuê Luật sư giải quyết tranh chấp lao động tại Việt Nam?
Trong môi trường pháp lý ngày càng phức tạp, không phải ai cũng nắm rõ các quy định về hợp đồng lao động. Khi xảy ra tranh chấp như sa thải không thỏa đáng, chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, không trả tiền lương, thưởng hay vi phạm các điều khoản hợp đồng…, việc giải quyết có thể kéo dài và gây ra nhiều khó khăn. Những tranh chấp này không chỉ tác động đến quyền lợi hợp pháp mà còn ảnh hưởng đến quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, thậm chí có thể dẫn đến căng thẳng không mong muốn.
Việc thuê Luật sư chuyên về tranh chấp lao động là giải pháp tối ưu để bảo vệ quyền lợi và đảm bảo quá trình xử lý diễn ra minh bạch, đúng pháp luật. Luật sư không chỉ mang đến sự hỗ trợ chuyên nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp, mà còn giúp rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí, đồng thời giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên liên quan. Với kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn, luật sư là người đồng hành đáng tin cậy trong việc bảo vệ lợi ích chính đáng của bạn..
10. Văn phòng Luật sư Phong & Partners chuyên giải quyết Tranh chấp lao động tại Việt Nam
Hiện nay, lĩnh vực nào cũng vậy, để tìm một đơn vị cung cấp dịch vụ là quá đơn giản. Tuy nhiên, để tìm được đơn vị vừa có đủ năng lực chuyên môn, vừa có tâm huyết và đạo đức là vô cùng khó khăn. Và việc tìm một Luật sư nói chung và một Luật chuyên giải quyết tranh chấp lao động nói riêng đáp ứng được các tiêu chí về chuyên môn, tâm huyết và đạo đức với nghề còn khó khăn hơn nữa.
Văn phòng Luật sư Phong & Partners đã và đang cung cấp dịch vụ tư vấn, đại diện giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến tranh chấp lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung. Tại đây, các vụ việc được tiếp cận và giải quyết tranh chấp bằng việc “khơi dậy” thiện chí của các bên nhằm dung hòa những xung đột bằng công thức win-win. Con đường pháp lý sẽ là lựa chọn cuối cùng nhằm giúp khách hàng đạt được kết quả tốt nhất nhưng ít tổn thất nhất về tâm, trí, lực, tài sản; và quan trọng hơn là giúp các bên gìn giữ và phát triển mối quan hệ tốt đẹp. Bằng năng lực chuyên môn, uy tín, tâm huyết và đạo đức của mình, Văn phòng Luật sư Phong & Partners đã giải quyết thành công nhiều vụ tranh chấp lao động mà không phải khởi kiện ra Toà án hay Hội đồng trọng tài.
___________________________
HỆ THỐNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TÂY NGUYÊN
Địa chỉ: 05 Nguyễn Trường Tộ, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: 0282 2125678 – 0905 530 678
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Tầng 9, Toà nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0905.503.678 - 02822 12 5678
Email: phongpartners.hcmc@gmail.com
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP ĐÀ NẴNG
1. Luật sư Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363 822 678 - 0905 102 425
2. Luật sư Phong & Partners tại Sơn Trà
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905 205 624
3. Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu
Địa chỉ: 21 Trương Văn Đa, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961 283 093
4. Luật sư Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn
Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 579 269
5. Luật sư Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901 955 099
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Website: https://phong-partners.com
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw
https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson
https://www.facebook.com/luatsusontra
https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu
https://www.facebook.com/LuatsuCamLe