Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế là người có chuyên môn về pháp luật thừa kế, giúp tư vấn, hỗ trợ và đại diện cho các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp liên quan đến di sản thừa kế. Tranh chấp thừa kế có thể phát sinh khi các bên không thống nhất về quyền hưởng di sản, tính hợp pháp của di chúc, hoặc quyền lợi của từng người thừa kế.
Luật sư không chỉ đóng vai trò hướng dẫn khách hàng về các quy định pháp luật mà còn giúp thương lượng, hòa giải để giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, tránh kéo dài thời gian và mâu thuẫn gia đình. Nếu không thể thương lượng, luật sư sẽ đại diện khách hàng trong quá trình tố tụng tại tòa án để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ.
Ngoài ra, luật sư còn hỗ trợ thu thập chứng cứ, soạn thảo đơn khởi kiện, làm việc với các cơ quan chức năng và đảm bảo quá trình phân chia di sản diễn ra theo đúng quy định của pháp luật. Với kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng, Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế giúp khách hàng đảm bảo quyền lợi và tránh các rủi ro pháp lý không đáng có.
Hiện nay không có quy định cụ thể về cách phân loại tranh chấp thừa kế. Tuy nhiên thực tế có thể dựa trên một số đặc điểm, tính chất vụ việc để phân loại thành:
Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan, đảm bảo việc phân chia di sản được thực hiện đúng quy định pháp luật. Dưới đây là những công việc chính mà luật sư thực hiện trong quá trình giải quyết tranh chấp thừa kế:
Khi chọn Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế, bạn cần xem xét các tiêu chí quan trọng sau để đảm bảo nhận được sự hỗ trợ pháp lý chất lượng và hiệu quả:
Không phải người dân nào cũng hiểu và nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến tranh chấp thừa kế. Dù có thể tìm kiếm thông tin qua internet, nhưng phải khẳng định một điều rằng, không phải vấn đề nào người dân cũng có thể tự mình giải quyết vừa đúng luật, vừa bảo vệ được tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tự thực hiện việc mình không am hiểu sẽ khiến mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc và hiệu quả chưa chắc đã đạt được.
Khi đến với Luật sư giải quyết tranh chấp thừa, khách hàng sẽ được tư vấn những quy định pháp lý liên quan đến thừa kế, những rủi ro pháp lý có thể gặp phải và phương án giải quyết phù hợp, giảm thiểu những rủi ro pháp lý có thể xảy ra; Tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc khi thực hiện các thủ tục hành chính, thủ tục tố tụng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khi khách hàng tìm đến Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế là đi tìm một đơn vị cung cấp dịch vụ luật sư chuyên nghiệp, có đạo đức, có chuyên môn cao và chịu trách nhiệm với dịch vụ mà luật sư cung cấp. Trên thực tiễn, mỗi đơn vị cung cấp dịch vụ có chính sách về thù lao luật sư (phí dịch vụ luật sư) khác nhau tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố năng lực chuyên môn, kinh nghiệm và tính chịu trách nhiệm đối với khách hàng.
Chi phí thuê Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế còn được căn cứ vào các yếu tố như: Khối lượng công việc mà luật sư phải tiếp nhận, thời gian thực hiện công việc đó (tra cứu tài liệu, gặp gỡ khách hàng,...), mức độ khó và phức tạp của công việc, kinh nghiệm của luật sư, và còn tùy thuộc vào mỗi yêu cầu về công việc của các khách hàng mà có những mức giá khác nhau. Nếu bạn tìm Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế để giải quyết tốt vấn đề pháp lý của bạn đang gặp phải thì đừng bao giờ lấy tiêu chí “phí luật sư thấp” làm cơ sở để lựa chọn. Bạn lưu ý “Tiền nào của nấy” và đừng để “Tiền mất tật mang”, hãy ghi nhớ là bạn cần gì ở Luật sư và Luật sư sẽ mang lại cho bạn kết quả như thế nào.
Khi xảy ra tranh chấp thừa kế, việc tìm một Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo quyền lợi hợp pháp và tránh những rủi ro pháp lý. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tìm luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế ở đâu để có được sự hỗ trợ tốt nhất. Một luật sư giỏi không chỉ giúp bạn hiểu rõ quy định pháp luật, mà còn hỗ trợ đàm phán, hòa giải, thu thập chứng cứ và bảo vệ quyền lợi tại tòa án nếu cần thiết. Vậy, khi cần tư vấn và giải quyết tranh chấp thừa kế, bạn nên tìm luật sư ở đâu để đảm bảo hiệu quả và uy tín.
Quý khách có thể tìm hiểu thêm về Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế tại HỆ THỐNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI ĐÀ NẴNG tôi theo thông tin sau:
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Tầng 9, Toà nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0905.503.678 – 02822.125.678
Email: phongpartners.hcmc@gmail.com
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI QUẢNG NAM
Địa chỉ: 63 Hoàng Diệu, phường Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: 0905.794.678
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TÂY NGUYÊN
Địa chỉ: 05 Nguyễn Trường Tộ, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: 0901.955.099
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP ĐÀ NẴNG
1. Luật sư Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363.822.678 – 0905.102.425
2. Luật sư Phong & Partners tại Sơn Trà
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905.205.624
3. Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu
Địa chỉ: 223 Nguyễn Sinh Sắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961.283.093
4. Luật sư Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn
Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905.579.269
5. Luật sư Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901.955.099
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Website: https://phong-partners.com
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw
https://www.facebook.com/phongpartnerslaw.hcmc
https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson
https://www.facebook.com/luatsusontra
https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu
https://www.facebook.com/LuatsuCamLe
https://www.facebook.com/luatsugioidienban
Trả lời: Có, bởi vì, tranh chấp thừa kế là tranh chấp của những người trong gia đình; việc tranh chấp thừa kế nếu phải yêu cầu toà án giải quyết sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ, tình cảm của những người trong gia đình – không đơn giản chỉ dừng lại ở chính thế hệ đang tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến quan hệ, tình cảm của thế hệ tiếp theo.
Do đó, hoà giải trong tranh chấp thừa kế là giai đoạn vô cùng quan trọng trong việc gìn giữ quan hệ và tình cảm gia đình khi phát sinh tranh chấp thừa kế.
Trả lời: Người có quyền khởi kiện khi phát sinh tranh chấp thừa kế gồm: Người thừa kế theo di chúc – được chỉ định trong di chúc; Người thừa kế theo pháp luật – thuộc hàng thừa kế theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015.
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Trả lời: Theo Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015:
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Trả lời: Có, bởi, theo Điều 85 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, người thừa kế có quyền ủy quyền cho người khác giải quyết tranh chấp thừa kế. Việc ủy quyền phải lập thành văn bản và được công chứng hoặc chứng thực hợp pháp. Người được ủy quyền có quyền thay mặt người thừa kế tham gia tố tụng, thương lượng, hòa giải và bảo vệ quyền lợi tại tòa án.
https://phong-partners.com/12-van-de-cot-loi-ai-cung-phai-biet-khi-lap-di-chuc