Nếu người lập di chúc không nắm được rõ ràng, cụ thể từng góc cạnh, toàn diện các vấn đề liên quan đến di chúc thì khả năng người lập di chúc không thể thực hiện được đầy đủ ý nguyện của mình, đồng thời có thể ảnh hưởng đến quyền của những người thừa kế sau này. Thậm chí, nếu việc lập di chúc không tuân theo nội dung, hình thức, trình tự, thủ luật định thì sẽ dẫn đến di chúc vô hiệu, phát sinh nhiều tranh chấp liên quan đến di sản thừa kế. Chính vì vậy, trước khi quyết định lập di chúc, người lập di chúc nên tìm hiểu những quy định pháp luật liên quan và lựa chọn đơn vị tư vấn, soạn thảo di chúc phù hợp nhằm đảm bảo một cách hữu hiệu ý chí của người lập di chúc cũng như tính pháp lý của di chúc. Và quan trọng hơn hết là hạn chế được những tranh chấp về di sản thừa kế không đáng có sau khi người lập di chúc qua đời. Bài viết dưới đây, chúng tôi cung cấp thông tin đến bạn đọc 12 vấn đề cốt lõi ai cũng phải biết khi lập di chúc.
Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Còn di nguyện không được ghi nhận trong văn bản pháp luật, tuy nhiên, có thể hiểu di nguyện là ý nguyện, mong muốn, những lời dặn dò mà người mất truyền đạt lại cho người thân và gia đình trước khi qua đời như trách nhiệm thờ cúng cha mẹ tổ tiên, chăm sóc nuôi dưỡng anh chị em... Tuy nhiên, di nguyện không được thể hiện bằng văn bản và không đáp ứng được điều kiện theo quy định để được xem là di chúc.
Như vậy, khái niệm và bản chất pháp lý của di chúc và di nguyện là hoàn toàn khác nhau. Có thể di chúc thể hiện “di nguyện” của người chết để lại nhưng di nguyện không phải là di chúc. Di chúc hợp pháp, có giá trị pháp lý thì buộc phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật. Còn di nguyện không được pháp luật thừa nhận giá trị pháp lý, việc người thân, gia đình thực hiện di nguyện của người quá cố là cách tôn trọng người đã mất, thể hiện sự yêu thương và lòng thành kính đối với họ.
Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Theo đó, cá nhân có quyền định đoạt một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho một hoặc nhiều người được hưởng. Mỗi người được hưởng bao nhiêu là tùy thuộc vào ý chí của cá nhân đó. Tuy nhiên, không phải mọi cá nhân đều có quyền lập di chúc, Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cá nhân được luật cho phép thực hiện quyền lập di chúc bao gồm:
Theo Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc hợp pháp phải có những điều kiện sau đây:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Ngoài điều kiện theo quy định trên, pháp luật còn quy định đối với mỗi loại hình thức của di chúc thì phải đáp ứng các điều kiện nhất định về mặt nội dung và hình thức để di chúc đúng luật, có hiệu lực trên thực tế, cụ thể như sau:
Theo Điều 633 Bộ luật Dân sự 2015, đối với việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì người lập di chúc tự viết và tự ký chữ ký của mình vào nội dung di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định về nội dung di chúc theo quy định tại Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 (được đề cập ở mục bên dưới).
Theo Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015, đối với việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng thì người lập di chúc tự mình viết di chúc hoặc trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc. Việc lập di chúc này phải có ít nhất là hai người làm chứng (người làm chứng không phải là những người sau: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. Người có quyền nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi). Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Bên cạnh đó, việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng cũng phải tuân theo quy định về nội dung di chúc tại Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 tương tự như hình thức di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
Theo Điều 635 Bộ luật Dân sự 2015, đối với việc lập di chúc bằng văn bản có chứng thực thì người lập di chúc sẽ trực tiếp đến Văn phòng công chứng hoặc Tổ chức hành nghề công chứng để lập di chúc. Về trình tự, thủ tục lập di chúc có chứng thực sẽ được Văn phòng công chứng hoặc Tổ chức hành nghề công chứng hướng dẫn thực hiện.
Theo Điều 635 Bộ luật Dân sự 2015, đối với việc lập di chúc bằng văn bản có chứng thực thì người lập di chúc sẽ trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình cư trú để thực hiện việc lập di chúc. Về trình tự, thủ tục lập di chúc có chứng thực sẽ được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình cư trú hướng dẫn thực hiện.
Căn cứ theo quy định tại Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Văn bản ghi lại nội dung di chúc miệng của người lập di chúc thì phải được công chứng, hoặc chứng thực hợp pháp trong thời gian 05 ngày kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng để nhằm mục đích xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng trong nội dung di chúc. Nếu người lập di chúc vẫn còn sống, minh mẫn và sáng suốt sau 03 tháng kể từ thời điểm người này lập di chúc miệng thì nội dung di chúc miệng đã được lập sẽ bị hủy bỏ, đương nhiên hết hiệu lực.
Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Trong đó, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Việc xác định tài sản là di sản thừa kế được thực hiện trên cơ sở các quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai, Luật Nhà ở và một số văn bản pháp luật khác có liên quan. Khi để lại di chúc, người lập di chúc cũng cần xác định phần tài sản để lại di chúc theo đúng pháp luật, cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 205, 206 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản thuộc sở hữu riêng của cá nhân là những tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng, không bị hạn chế về số lượng và giá trị. Chủ sở hữu tài sản riêng có quyền định đoạt việc để lại di chúc đối với tài sản thuộc sở hữu riêng của mình, tuy nhiên việc định đoạt này không trái pháp luật, gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Tài sản riêng của cá nhân có thể được hình thành từ các nguồn như: thu nhập từ lao động sản xuất, kinh doanh, được tặng cho riêng, được thừa kế riêng, quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ, thu nhập khác…
Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết về một số điều và một số biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình 2014, vợ chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm:
Ngoài ra, trường hợp vợ, chồng lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận thì tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo văn bản thỏa thuận được xác lập trước khi kết hôn.
Theo Điều 207 Bộ luật Dân sự 2015, sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật và theo tập quán. Tài sản của người để lại di chúc trong khối tài sản chung với chủ thể khác bao gồm:
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung, có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Trong trường hợp vợ chồng áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận thì tài sản chung của vợ chồng được xác định theo văn bản thỏa thuận được xác lập trước khi kết hôn. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng trong trường hợp không áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu. Tài sản trong khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng thì về nguyên tắc phải chia đôi, một nửa tài sản chung đó sẽ thuộc về người để lại di sản là vợ hoặc chồng. Người để lại di sản có quyền định đoạt lập di chúc để lại một nửa số tài sản đó cho người được hưởng di sản.
Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết về một số điều và một số biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng bao gồm:
Ngoài ra, tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm tài sản hình thành trong trường hợp vợ, chồng tự nguyện nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.
Căn cứ theo quy định tại Điều 209 Bộ luật Dân sự 2015, sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp tài sản có nguồn gốc trong khối tài sản chung theo phần với chủ thể khác thì về nguyên tắc phải chia theo phần. Người để lại di sản có quyền định đoạt lập di chúc để lại phần tài sản của mình trong khối tài sản chung với người khác cho người được hưởng di sản. Sở hữu chung theo phần thường là việc góp vốn thông qua các hình thức khác nhau để mua tài sản, sản xuất kinh doanh chung hoặc trường hợp khác dẫn đến hình thành tài sản chung…
Căn cứ theo quy định tại Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác. Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Điều 209 Bộ luật Dân sự 2015 như đã được đề cập ở trên và các văn bản pháp luật khác có liên quan, trừ trường hợp sở hữu chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 213 của Bộ luật Dân sự 2015.
Theo Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
Trong phần nội dung của di chúc, di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những người hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào di chúc bao gồm: Con chưa thành niên; Cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động. Pháp luật quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nhằm hướng tới bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người có cùng quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân thân thiết, gần gũi với người để lại di sản thừa kế, khi người lập di chúc truất quyền hưởng di sản của họ hoặc có cho hưởng di sản nhưng phần mà họ được hưởng theo di chúc ít hơn 2/3 của một suất thừa kế nếu di sản được chia theo pháp luật.
Di sản của người chết chỉ được chia cho người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc khi thoả mãn các điều kiện sau:
Trước đây, Điều 663, 664 và 668 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về di chúc chung của vợ chồng như sau:
Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2015 đã bãi bỏ quy định này. Mặc dù không còn quy định nhưng hiện pháp luật cũng không cấm lập di chúc chung vợ chồng. Theo đó, vợ và chồng hoàn toàn có quyền tự do thỏa thuận về việc lập một di chúc mà tại đó ghi nhận ý chí chung của cả vợ và chồng về tài sản chung. Di chúc chung vợ chồng cũng phải tuân thủ các điều kiện để di chúc hợp pháp quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 và điều kiện đối với mỗi loại hình thức của di chúc như đã đề cập mục 3. Khi di chúc chung của vợ chồng đáp ứng được các điều kiện cả về mặt nội dung lẫn hình thức theo quy định thì bản di chúc này có giá trị pháp lý.
Theo thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh, việc lập di chúc chung vợ chồng sẽ có thủ tục, tính chất phức tạp, điều kiện hưởng di chúc cũng khó khăn và nếu xảy ra tranh chấp cũng khó áp dụng luật để giải quyết một cách rõ ràng. Do đó, khi quyết định lập di chúc chung thì cả hai vợ chồng cần suy nghĩ kỹ và thống nhất về nội dung, tránh các tranh chấp phát sinh sau này.
Theo Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc tạo lập, chiếm hữu, sở hữu, định đoạt tài sản chung. Do đó, với tài sản chung của vợ chồng, vợ hoặc chồng không thể lập di chúc với toàn bộ khối tài sản chung này. Tuy nhiên, về quyền lập di chúc, theo Điều 609 và Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015, vợ hoặc chồng có quyền lập di chúc với phần tài sản riêng của mình hoặc phần tài sản của mình trong tài sản chung với người còn lại. Khi di chúc riêng của vợ hoặc chồng đáp ứng được các điều kiện cả về mặt nội dung lẫn hình thức theo quy định thì bản di chúc này có giá trị pháp lý.
Vợ hoặc chồng có thể thực hiện việc lập di chúc riêng qua cách thức sau: Lập di chúc để lại tài sản của mình, phần tài sản của mình trong khối tài sản chung; Hoặc để rõ ràng, cụ thể trong việc phân định tài sản riêng trong khối tài sản chung vợ chồng, vợ, chồng có thể lập thoả thuận về chế độ tài sản hoặc phân chia tài sản chung vợ chồng sau đó để lại di chúc về phần tài sản riêng của mình.
Theo quy định tại Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau. Nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.
Ngoài ra, theo Khoản 3 Điều 56 Luật Công chứng 2014, nếu di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.
Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. Theo quy định trên, người lập di chúc chỉ có quyền quyết định thời điểm mở thừa kế là thời điểm khi người lập di chúc chết hoặc ngày Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết tại bản di chúc mà không được quyết định thời điểm mở thừa kế tại thời điểm khác. Quy định này đảm bảo quyền của người lập di chúc (sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào) trước khi chết và quyền của các đồng thừa kế hoặc bên thứ ba có quyền khác.
Pháp luật không quy định cụ thể về thời điểm phân chia di sản thừa kế. Theo Điều 614 Bộ luật Dân sự 2015, kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Tuy nhiên, Điều 661 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trường hợp theo ý chí của người lập di chúc di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia. Người lập di chúc được tự do định ra giới hạn về thời điểm phân chia di sản thừa kế nhưng sẽ chịu sự chi phối liên quan đến thời hiệu thừa kế (không quá 30 năm đối với bất động sản, không quá 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế).
Tuy nhiên, việc người lập di chúc quyết định thời điểm phân chia di sản thừa kế (hạn chế phân chia di sản thừa kế) có thể ảnh hưởng đến quyền của các đồng thừa kế hoặc bên thứ ba có quyền khác. Do đó, chủ thể có quyền được quyền yêu cầu Toà án xem xét thực hiện việc phân chia di sản của người lập di chúc và Toà án có thể xem xét việc phân chia di sản ở thời điểm phù hợp tuỳ vào các trường hợp như việc hạn chế phân chia di sản thừa kế ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của các đồng thừa kế, thành viên thuộc hàng thừa kế ưu tiên (thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc), quyền lợi của người thứ ba…
Căn cứ vào quyền của người lập di chúc và nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 626 và Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015, không có quy định cụ thể nào về người lập di chúc có quyền đặt điều kiện đối với người hưởng thừa kế. Pháp luật không quy định và cũng không cấm nên người lập di chúc có quyền đặt điều kiện đối với người hưởng thừa kế nhưng điều kiện đặt ra không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, đáp ứng đủ các điều kiện có hiệu lực theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì có thể điều kiện này sẽ hợp pháp. Nếu điều kiện để được nhận di chúc không có hiệu lực pháp luật thì người được hưởng di sản thừa kế vẫn được hưởng di sản ngay cả khi họ không thực hiện những điều kiện đó, trừ khi việc hưởng di sản của họ trái với quy định của pháp luật hoặc trái với quy tắc đạo đức.
Di chúc có điều kiện chỉ phát sinh hiệu lực sau khi người lập di chúc chết. Nhưng khi di chúc có điều kiện phát sinh hiệu lực và người lập di chúc chết thì không có cơ quan hay chủ thể nào có thể xác nhận cho người thực hiện là đã hoàn thành điều kiện. Do đó, trên thực tế thì rất khó để kiểm soát việc người được hưởng di chúc có thực hiện theo đúng ý nguyện của người lập di chúc hay không. Bởi vì chưa có quy định pháp luật điều chỉnh cụ thể nên khi có tranh chấp phát sinh liên quan đến việc thực hiện điều kiện theo di chúc, Toà án cũng chưa có cơ chế giải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của một trong các bên.
Mặt khác, theo Điều 626 và Khoản 3 Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, người lập di chúc chỉ có quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong giới hạn pháp luật cho phép. Nếu người lập di chúc đưa ra các nghĩa vụ không thoả đáng, trái với pháp luật và đạo đức xã hội, bắt buộc người thừa kế phải thực hiện các nghĩa vụ không liên quan thì nghĩa vụ này không có giá trị pháp lý.
Tùy vào mức độ phức tạp của từng vụ việc và mức thu phí của Cơ quan Nhà nước, Tổ chức hành nghề luật sư, Tổ chức hành nghề công chứng, mỗi đơn vị sẽ đưa ra mức phí để tư vấn và lập di chúc một cách phù hợp nhất. Phí lập di chúc thường được xác định dựa trên các phạm vi công việc như sau:
Mục đích chính của người lập di chúc là muốn lập một bản di chúc theo đúng ý nguyện của mình và có giá trị pháp lý. Họ cần tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan, cần thiết nhằm thực hiện nguyện vọng của mình đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật; đồng thời, giúp họ hạn chế được việc tranh chấp giữa những người thừa kế liên quan đến việc phân chia di sản thừa kế. Vậy, nếu không được sự tư vấn rõ ràng, chi tiết, liệu rằng quá trình lập di chúc và việc phân chia di sản thừa kế sau khi họ qua đời có thực sự được đảm bảo? Chúng tôi cho rằng đó là những thắc mắc cần lời giải đáp của không chỉ riêng ai khi muốn lập một bản di chúc. Dưới đây là một trong số những lý do mà chúng tôi cho rằng cần nhờ Luật sư tư vấn và soạn thảo di chúc: