Trong giai đoạn nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chính sách đất đai còn hạn chế việc mua bán, chuyển nhượng đất đai. Do đó, nhiều trường hợp người dân đã cho nhà nước mượn nhà đất để phục vụ các mục đích công cộng như xây dựng cơ sở hạ tầng, trụ sở làm việc hoặc để thực hiện các dự án phát triển kinh tế.
Việc cho mượn nhà đất này thường diễn ra trên cơ sở thỏa thuận miệng hoặc văn bản không chính thức, với cam kết sẽ trả lại đất khi không còn nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, khi mục đích sử dụng đã không còn phù hợp hoặc không có thỏa thuận rõ ràng về thời hạn mượn, nhiều cá nhân và gia đình mong muốn lấy lại tài sản hợp pháp của mình. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để yêu cầu nhà nước trả lại nhà đất một cách hợp lý và tuân thủ pháp luật? Dưới đây là các bước cần thực hiện, từ việc xác định cơ sở pháp lý đến thương lượng hoặc khởi kiện, giúp người dân bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình đòi lại nhà đất đã cho mượn.
1. Đòi lại nhà đất đã cho nhà nước mượn là gì?
Đòi lại nhà đất đã cho nhà nước mượn là hành động yêu cầu trả lại quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với tài sản (nhà đất) mà trước đó đã cho nhà nước mượn hoặc đã bàn giao cho các nhà nước quản lý, sử dụng. Thông thường, trường hợp này có thể xảy ra khi:
•Giấy tờ cho mượn nhà đất: Thời gian cho mượn đã hết.
•Nhà nước sử dụng đất không đúng mục đích: Việc sử dụng đất không phù hợp với những gì đã ghi trong giấy tờ cho mượn nhà đất.
•Có nhu cầu sử dụng đất gấp: Chủ sở hữu cần sử dụng lại mảnh đất đó.
2. Nhà đất đã cho nhà nước mượn, có đòi lại được không?
Việc đòi lại nhà đất đã cho nhà nước mượn là một vấn đề pháp lý phức tạp, cần được xem xét kỹ lưỡng trên từng trường hợp cụ thể. Quyền lợi của người dân có được đảm bảo hay không sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
•Giấy tờ cho mượn nhà đất mà các bên đã ký kết tại thời điểm cho mượn nhà đất: Nếu giữa hai bên đã ký giấy tờ cho mượn nhà đất cho nhà nước mượn nhà đất, người dân cần kiểm tra các điều khoản trong đó để xác định quyền và nghĩa vụ của cả hai bên, bao gồm điều kiện để đòi lại đất. Các giấy tờ cho mượn nhà đất cho mượn nhà đất thường có thời hạn cụ thể và quy định rõ ràng về việc trả lại đất sau khi hết thời gian mượn.
•Mục đích và điều kiện mượn nhà đất: Nếu đất được mượn với mục đích xây dựng công trình công cộng, phát triển dự án, hoặc sử dụng cho lợi ích công cộng, thì việc đòi lại đất sẽ phải tuân theo quy trình pháp lý.
•Thời gian và các thủ tục pháp lý: Nếu giấy tờ cho mượn nhà đất đã hết hạn mà chưa có thỏa thuận kéo dài, người dân có thể yêu cầu nhà nước trả lại đất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhà nước có thể yêu cầu tiếp tục sử dụng đất nếu nó phục vụ cho mục đích công cộng lâu dài (trường học, bệnh viện, đường xá).
•Chính sách pháp luật: Các quy định pháp luật về đất đai có thay đổi so với thời điểm ban đầu cho mượn không? Nếu nhà nước sử dụng đất không đúng mục đích hoặc vượt quá thời hạn mượn, người dân có thể yêu cầu nhà nước giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khi người dân đòi lại nhà đất đã cho nhà nước mượn?
Theo quy định Điều 236 Luật Đất đai 2024, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi người dân đòi lại nhà đất đã cho nhà nước mượn:
- Tòa án có thẩm quyền giải quyết: Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp hoặc một trong các bên tranh chấp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 của Luật Đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.
- Ủy ban nhân dân/Tòa án có thẩm quyền giải quyết: Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật Đất đai.
4. Thủ tục đòi lại nhà đất đã cho nhà nước mượn thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ bao gồm:
•Đơn kiến nghị yêu cầu trả lại nhà đất đã cho mượn;
•Giấy tờ pháp lý của người làm đơn;
•Các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất;
•Giấy tờ cho mượn nhà đất mà các bên đã ký kết tại thời điểm cho mượn nhà đất;
•Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Bước 2: Khiếu nại hành chính
Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.
•Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện;
•Bản chính quyết định hành chính hoặc chứng cứ chứng minh về hành vi hành chính bị khiếu kiện và tất cả các quyết định có liên quan;
•Bản chính Quyết định giải quyết khiếu nại hoặc chứng cứ chứng minh việc đã khiếu nại (nếu có);
•Giấy uỷ quyền (trong trường hợp người khởi kiện cử người đại diện);
•Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bản chứng thực của nhà nước có thẩm quyền).
Bước 4: Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
5. Cần làm gì để đòi lại nhà đất đã cho nhà nước mượn?
Để đòi lại nhà đất đã cho nhà nước mượn, người dân cần tuân thủ quy trình pháp lý và chuẩn bị đầy đủ các tài liệu chứng minh quyền lợi của mình. Dưới đây là các bước cụ thể:
Thứ nhất, kiểm tra hồ sơ pháp lý:
•Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ/sổ hồng).
•Các giấy tờ liên quan như: hợp đồng mua bán, thừa kế, hoặc văn bản chứng minh quyền sở hữu nhà đất.
Thứ hai, kiểm tra chứng cứ về việc cho nhà nước mượn:
•Văn bản, quyết định hoặc biên bản về việc giao nhà đất cho nhà nước mượn.
•Nếu không có tài liệu, cần thu thập lời khai nhân chứng hoặc các tài liệu có giá trị liên quan.
Thứ ba, đối chiếu quy định pháp luật: Xem xét các điều khoản trong Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Thứ tư, khiếu nại hoặc khởi kiện
Thứ năm, nhờ đơn vị hỗ trợ pháp lý đại diện làm việc với nhà nước hoặc tham gia tranh tụng tại Tòa án.
Trường hợp đất đã bị sử dụng hoặc thu hồi vào mục đích công cộng hoặc quy hoạch, người dân có quyền:
•Yêu cầu bồi thường: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.
•Thỏa thuận giá trị bồi thường: Nếu không đồng ý, có thể yêu cầu đánh giá lại giá trị bồi thường hoặc khởi kiện để bảo vệ quyền lợi.
6. Một số bản án, bài báo liên quan đến người dân cho nhà nước mượn nhà đất
•Bản án 685/2020/HC-PT ngày 09/11/2020 về khiếu kiện quyết định hành chính quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai thuộc trường hợp giải quyết khiếu nại đòi lại quyền sử dụng đất do nhà nước đang quản lý.
“… Sau năm 1975 mẹ bà cùng các con trở về đất cất nhà ở tại phần mé sông, phần đất phía trên lộ thì trồng cây ăn trái. Vào năm 1978, gia đình bà có cho Phòng Giao thông huyện Phước Long mượn phần đất chiều ngang 24m dài 27m để cất cơ quan, phần hoa màu trên mặt đất gồm: chuối, mía, dừa, tre. Phòng Giao thông có trả tiền hoa màu số tiền 400đồng. Gia đình bà đã nhiều lần làm đơn yêu cầu, khiếu nại đòi lại phần đất cho mượn nói trên nhưng Chủ tịch UBND huyện P ban hành Quyết định số 2261/QĐ-UBND ngày 27/8/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu ban hành Quyết định số 2241/QĐ-UBND ngày 18/12/2018 không chấp nhận yêu cầu khiếu nại của bà.”
•Bản án 351/2019/DS-PT ngày 29/11/2019 về tranh chấp đòi quyền sử dụng đất
“… Nguồn gốc phần đất tranh chấp trước đây do mẹ vợ của ông Phạm Văn T là bà Lê Thị Đ để lại cho ông T quản lý, sử dụng và đã đăng ký kê khai từ năm 1983 là lô số 263, thửa số 82, tờ bản đồ số 01, diện tích 2.082m2, đất tọa lạc tại ấp L, xã M, huyện C, tỉnh Tiền Giang (số thửa, tờ bản đồ và diện tích của thửa đất thay đổi qua các thời kỳ lần lượt là: theo hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm vào năm 1990 thì số lô là 263, thửa đất số 82, tờ bản đồ số 01 nhưng diện tích là 500m2, theo hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính thức vào năm 1998 là thửa 837, tờ bản đồ số C1, diện tích 1.020m2 và hiện nay là thửa 491, tờ bản đồ số 10, diện tích đo đạc thực tế là 1.008,9m2). Ông T cho rằng năm 1986 Ủy ban nhân dân xã M có mượn của ông 2.000m2 đất thuộc thửa đất nêu trên để làm sân bóng đá, đổi lại ông sẽ được miễn thuế đất theo nội dung xác nhận trong tờ thỏa thuận ngày 01/8/1986 nhưng đến nay chưa trả lại đất cho ông, nên ông khởi kiện yêu cầu Ủy ban nhân dân xã M trả lại cho ông 2.000m2 đất đã mượn và yêu cầu được nhận đất…”
•Bản án về tranh chấp kiện đòi tài sản và yêu cầu công nhận quyền sử dụng đất số 193/2022/DS-PT
“… Căn nhà sàn bằng gỗ, lợp tôn do ông Y và bà H1 dựng trên thửa đất ở tại Buôn A, xã C cũ (nay là Buôn A, phường E1, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk) từ năm 1962. Gia đình ông bà có một người con duy nhất là bà H. Khi xây dựng xong căn nhà sàn bằng gỗ, gia đình ông bà sinh sống ở đây cho đến sau năm 1975 thì chuyển xuống xã E, huyện K cho đến nay. Theo lời trình bày của bà H và người làm chứng thì việc gia đình bà phải xuống xã E, huyện Krông Păk ở là do thời điểm đó tổ bộ đội đóng quân trên địa bàn nên mượn căn nhà này của gia đình bà, mặc dù gia đình bà về huyện ở làm hoa màu, nhưng thỉnh thoảng vẫn ghé về thăm nhà.”
Phong & Partners cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất - là kết quả từ sự chuyên nghiệp, chuyên tâm và sự gắn kết, hỗ trợ hiệu quả của toàn hệ thống vì lợi ích cao nhất của khách hàng.