Luật sư Doanh nghiệp
DOANH NGHIỆP PHÁ SẢN TẠI QUẬN THANH KHÊ, LUẬT SƯ CÓ THỂ GIÚP GÌ?
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể thành công hoặc không thành công, có thể thua lỗ và lâm vào tình trạng không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Khi đó, doanh nghiệp có thể bị tuyên bố phá sản. Vậy doanh nghiệp phá sản là gì? Điều kiện để được coi là doanh nghiệp phá sản, đối tượng được yêu cầu tuyên bố phá sản, trình tự yêu cầu tuyên bố phá sản là gì? Luật sư tại quận Thanh Khê, Đà Nẵng có thể giúp gì trong trường hợp doanh nghiệp phá sản? Bài viết dưới đây của Luật sư tại quận Thanh khê sẽ cung cấp tổng quan các vấn đề nêu trên.

1. Doanh nghiệp phá sản là gì?

Hiểu một cách đơn giản, một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là khi doanh nghiệp đó mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên bố phá sản và phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp cho các chủ nợ theo thủ tục pháp luật quy định.

Theo Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Theo đó, “mất khả năng thanh toán” được hiểu là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Như vậy, có thể hiểu một doanh nghiệp phá sản phải đáp ứng đủ hai điều kiện: doanh nghiệp mất khả năng thanh toán trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán; doanh nghiệp phải có quyết định tuyên bố phá sản của Toà án (doanh nghiệp không thể tự tuyên bố phá sản mà phải trải qua các thủ tục phá sản để toà án có thẩm quyền quyết định).

 

2. Điều kiện doanh nghiệp phá sản

Căn cứ quy định của Luật Phá sản 2014, Công văn số 199/TANDTC-PC ngày 18/12/2020, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Doanh nghiệp có nợ: Có khoản nợ cụ thể, rõ ràng do các bên thừa nhận, thỏa thuận hoặc đã được xác nhận bởi bản án/quyết định của Tòa án/trọng tài/cơ quan thẩm quyền khác và các bên không có tranh chấp về khoản nợ này.

- Khoản nợ đến hạn thanh toán: Khoản nợ đến hạn thanh toán là khoản nợ đã được xác định rõ thời hạn thanh toán, mà đến thời hạn đó doanh nghiệp phải có nghĩa vụ trả nợ.

- Thời hạn thanh toán: Được các bên thừa nhận, thỏa thuận hoặc đã được xác nhận bởi bản án/quyết định của Tòa án/trọng tài/cơ quan thẩm quyền khác.

- Doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán, bao gồm 02 trường hợp:

  • Doanh nghiệp không có tài sản để thanh toán các khoản nợ hoặc;
  •  Doanh nghiệp có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.

 

3. Chủ thể yêu cầu doanh nghiệp phá sản

Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm các chủ thể sau:

- Thứ nhất, Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần.

- Thứ hai, người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.

- Thứ ba, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

- Thứ tư, chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

- Thứ năm, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng hoặc trường hợp dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng thì theo quy định của Điều lệ công ty.

 

4. Thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản

Thứ nhất, Toà án nhân dân cấp tỉnh

Khoản 1 Điều 8 Luật Phá sản 2014 quy định, Toà án cấp tỉnh giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
  • Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
  • Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau.
  • Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

Thứ hai, Toà án nhân dân cấp huyện

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Ví dụ, doanh nghiệp phá sản tại quận Thanh Khê và không thuộc trường hợp thứ nhất nêu trên thì sẽ do tòa án nhân dân quận Thanh Khê thụ lý, giải quyết.

 

5. Quy trình yêu cầu mở thủ tục phá sản

Thủ tục phá sản doanh nghiệp theo Luật Phá sản 2014 gồm các bước sau:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Những chủ thể đã nêu tại Mục 3 là người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Bước 2: Toà án nhận đơn

- Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Toà án xem xét đơn, trong trường hợp hợp lệ sẽ thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng án phí phá sản.

- Trường hợp đơn chưa hợp lệ thì sẽ yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn.

Bước 3: Toà án thụ lý đơn

Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.

Bước 4: Mở thủ tục phá sản

- Trong vòng 30 ngày kể từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

- Sau khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, trong vòng 03 ngày thẩm phán phải chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

- Sau khi quyết định mở thủ tục phá sản được ban hành, hoạt động của doanh nghiệp sẽ được giám sát, tài sản của doanh nghiệp sẽ được kiểm kê. Doanh nghiệp không được thực hiện các hành vi che giấu hoặc tẩu tán tài sản.

Bước 5: Triệu tập Hội nghị chủ nợ

- Thẩm phán sẽ triệu tập Hội nghị chủ nợ trong vòng 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản hoặc lập danh sách chủ nợ.

- Hội nghị chủ nợ được coi là tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáp ứng sẽ bị hoãn Hội nghị và tổ chức lại lần 02  trong vòng 30 ngày sau.

- Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra một trong các kết luận sau:

  • Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản
  • Đề nghị áp dụng các biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh
  • Đề nghị tuyên bố phá sản

Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản

Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Bước 7: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp phá sản

- Thanh lý tài sản phá sản;

- Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản. Cụ thể:

  • Chi phí phá sản;
  • Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
  • Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

 

 6. Doanh nghiệp phá sản tại quận Thanh Khê, Luật sư có thể giúp được gì?

 

Có 02 trường hợp có thể dẫn đến doanh nghiệp phá sản:

Một là, trường hợp người đại diện pháp luật của doanh nghiệp hoặc Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản. Có thể hiểu nôm na trường hợp này có một “sự chủ động” nhất định từ doanh nghiệp.

Hai là, trường hợp doanh nghiệp rơi vào thế bị động khi bị các chủ nợ, người lao động, công đoàn, cổ đông hoặc nhóm cổ đông nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Dù trong trường hợp nào, doanh nghiệp phá sản tại quận Thanh Khê cũng nên có sự tư vấn của Luật sư để đảm bảo quyền lợi, giảm thiểu thiệt hại, cụ thể:

- Luật sư Tư vấn, soạn thảo hồ sơ

  • Đánh giá toàn diện tài liệu, chứng cứ, lợi thế và khó khăn, các vấn đề có thể phát sinh của doanh nghiệp khi tiến hành yêu cầu mở thủ tục phá sản;
  • Tư vấn, soạn thảo bộ hồ sơ yêu cầu mở thủ tục phá sản (đơn yêu cầu, bản giải trình, các danh sách, tài liệu cần cung cấp…); văn bản giải trình, văn bản gửi các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong suốt quá trình giải quyết phá sản;
  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong tư cách là người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán;
  • Tư vấn thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ;
  • Tư vấn các biện pháp bảo toàn tài sản cho doanh nghiệp;
  • Tư vấn tham gia hội nghị chủ nợ;
  • Tư vấn các phương án để thu hồi khoản nợ, phục hồi sản xuất kinh doanh và các nội dung khác liên quan đến thủ tục phá sản doanh nghiệp theo quy định pháp luật;
  • Tư vấn, giải quyết các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình Tòa án, các cá nhân, tổ chức, cơ quan liên quan giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản;
  • Tư vấn, giải đáp các vướng mắc khác.

- Luật sư Đại diện thực hiện thủ tục

  • Đai diện nộp hồ sơ, thực hiện thủ tục phá sản tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
  • Đại diện tham gia hội nghị chủ nợ; thực hiện các biện pháp bảo đảm tài sản; đại diện thực hiện thủ tục thi hành án (nếu có);
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong suốt quá trình giải quyết phá sản.

Luật sư khuyến nghị, nếu doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn nhưng vẫn còn khả năng hoạt động để phục hồi thì cần lưu ý các khoản nợ, không để khoản nợ quá thời hạn 03 tháng kể từ thời điểm khoản nợ đến hạn thanh toán bởi thực tế, doanh nghiệp ít để ý đến việc này nên rơi vào tình trạng bị tuyên bố phá sản không mong muốn. Việc doanh nghiệp phá sản có thể sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được một số vấn đề trước mắt, tuy nhiên, tất yếu sẽ để lại nhiều hậu quả, không chỉ riêng với doanh nghiệp, bản thân người đại diện pháp luật, thành viên, cổ đông, chủ sở hữu… mà còn tác động lớn đến người lao động, đến kinh tế xã hội.

 

7. Doanh nghiệp phá sản tại quận Thanh Khê tìm Luật sư ở đâu?

Văn phòng Luật sư Phong & Partners là lựa chọn tin cậy và uy tín cho khách hàng trong các dịch vụ pháp lý, đặc biệt đối với doanh nghiệp phá sản tại quận Thanh Khê. Không chỉ tư vấn cho doanh nghiệp về thủ tục phá sản (chủ động hoặc bị động) một cách chuyên nghiệp, đúng pháp luật, Văn phòng Luật sư Phong & Partners còn nghiên cứu và đồng hành trong suốt quá trình để giúp doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi ở mức cao nhất và giảm thiệt hại ở mức thấp nhất; đồng thời còn là chỗ dựa an tâm cho doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn khi phải giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến phá sản.

Vui lòng liên hệ Luật sư tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng:

Luật sư Lê Ngô Hoài Phong – Trưởng Văn phòng Luật sư Phong & Partners

Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, quận Thanh Khê, Đà Nẵng

Điện thoại: 0905.102.425

 

=========================

HỆ THỐNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI ĐÀ NẴNG

1. Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê

Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, quận Thanh Khê, Đà Nẵng.

Điện thoại: 02363 822 678 - 0905 102 425

2. Phong & Partners tại Sơn Trà

Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0905 205 624

3.  Phong & Partners tại Liên Chiểu

Địa chỉ: 21 Trương Văn Đa, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0961 283 093

4. Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn

Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0905 579 269

5. Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang

Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0901 955 099

Email: phongpartnerslaw@gmail.com

Website: https://phong-partners.com

 

Luật sư Doanh nghiệp
Hãy để chúng tôi giúp bạn!
Số điện thoại: 02363 822 678
phongpartnerslaw@gmail.com

Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:           

Logo
Phong & Partners cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất - là kết quả từ sự chuyên nghiệp, chuyên tâm và sự gắn kết, hỗ trợ hiệu quả của toàn hệ thống vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
Copyright © 2020 P&P. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
0905102425

02363 822 678

phongpartnerslaw@gmail.com

https://www.whatsapp.com/

https://www.viber.com/