Trung tâm ngoại ngữ được hiểu là cơ sở giáo dục thường xuyên được thành lập nhằm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho người học có nhu cầu, hoạt động ngoài hệ thống giáo dục chính quy. Trung tâm ngoại ngữ có thể do tổ chức, cá nhân thành lập theo quy định pháp luật, nhằm cung cấp các khóa học tiếng nước ngoài cho nhiều đối tượng, không phân biệt độ tuổi, với mục đích nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, phục vụ học tập, công việc hoặc thi lấy chứng chỉ... Với vai trò là cầu nối giúp người học nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, trung tâm ngoại ngữ không chỉ trang bị kiến thức mà còn mở ra cơ hội giao tiếp, hội nhập quốc tế trong một môi trường học tập linh hoạt và đa dạng.
Để thành lập trung tâm ngoại ngữ, cá nhân hoặc tổ chức cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 43 Nghị định 125/2024/NĐ-CP như sau:
2.1. Có địa điểm, cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu của các chương trình giáo dục thường xuyên thực hiện tại trung tâm
Việc một trung tâm ngoại ngữ có địa điểm thuận lợi, cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng, thiết bị dạy học đáp ứng đúng nhu cầu không chỉ tuần thủ pháp luật mà còn giúp nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo dựng uy tín và thu hút học viên cho trung tâm.
2.2. Có chương trình giáo dục, tài liệu giảng dạy và học tập đáp ứng yêu cầu của các chương trình giáo dục thường xuyên thực hiện tại trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chương trình, tài liệu dạy học của trung tâm ngoại ngữ được quy định tại Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT ngày 21/8/2018, cụ thể:
2.3. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của từng chương trình giáo dục thường xuyên thực hiện tại trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Giám đốc trung tâm ngoại ngữ là người trực tiếp quản lý, điều hành tổ chức, bộ máy và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động của trung tâm. Giám đốc trung tâm ngoại ngữ phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học ban hành kèm theo Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT như sau:
Giám đốc trung tâm được cấp có thẩm quyền thành lập trung tâm bổ nhiệm. Cấp có thẩm quyền cho phép thành lập trung tâm quyết định công nhận giám đốc (đối với trung tâm tư thục và trung tâm có vốn đầu tư nước ngoài). Nhiệm kỳ giám đốc trung tâm ngoại ngữ, tin học là 05 năm.
Giáo viên của trung tâm ngoại ngữ là người làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành, gồm giáo viên cơ hữu, giáo viên hợp đồng giáo viên là người Việt Nam, giáo viên là người bản ngữ (đối với từng ngoại ngữ cụ thể), người nước ngoài. Tiêu chuẩn của Giáo viên trong trung tâm ngoại ngữ được quy định tại Điều 18 Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học ban hành kèm theo Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT như sau:
2.4. Có dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm
Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ cần tuân thủ các nội dung của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học ban hành kèm theo Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT ngày 24/8/2018.
Khoản 1 Điều 44 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ như sau:
Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định 125/2024/NĐ-CP bao gồm:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Nhà trường, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Giáo dục và Đào tạo.
Bước 2: Xem xét hồ sơ
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa cho nhà trường, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện thành lập trung tâm; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 43 Nghị định Nghị định 125/2024/NĐ-CP như trình bày tại Mục 2 Bài viết này.
Bước 4: Cấp phép thành lâp
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho nhà trường, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm và nêu rõ lý do.
Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Xem thêm tại đây: https://phong-partners.com/su-kien-binh-luan/trong-nuoc/dieu-kien-de-nguoi-nuoc-ngoai-lam-viec-tai-cac-trung-tam-ngoai-ngu-tai-viet-nam-1156.html
Khoản 3 Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học ban hành kèm theo Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT quy định trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài do cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư toàn bộ hoặc góp một phần vốn để thành lập và đảm bảo Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, được phép sử dụng con dấu và tài Khoản riêng.
Ngoài ra, Cam kết số 318/WTO/CK của Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về dịch vụ cũng quy định rằng Nhà đầu tư nước ngoài không bị hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ khi thành lập trung tâm ngoại ngữ.
Như vậy, theo quy định trên thì Nhà đầu tư nước ngoài (cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài) có quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ, được sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc góp vốp để thành lập.
Trung tâm ngoại ngữ bị đình chỉ hoạt động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(CCPL: Khoản 1 Điều 45 Nghị định 125/2024/NĐ-CP)
Trung tâm ngoại ngữ bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(CCPL: Khoản 1 Điều 47 Nghị định 125/2024/NĐ-CP)