Pháp luật hiện hành không quy định về khái niệm của hợp đồng kinh tế nhưng thông qua các quy định pháp luật về hoạt động thương mại tại Luật Thương mại 2005, có thể hiểu hợp đồng kinh tế/thương mại như sau.
Khoản 1, 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định:
"1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
2. Hàng hóa bao gồm:
a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai.”
Từ quy định trên có thể hiểu, Hợp đồng kinh tế hay gọi là hợp đồng thương mại là thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân hay thương nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động thương mại, cụ thể là các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Trong đó, hàng hoá bao gồm:
Trên tinh thần Luật Thương mại 2005 và Luật Doanh nghiệp 2020, có thể hiểu tranh chấp hợp đồng kinh tế/thương mại là khi có sự bất đồng quan điểm giữa các bên về việc một hoặc một số bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ mà mình cam kết trong hoạt động thương mại gây thiệt hại tới lợi ích chính đáng của một hoặc một số bên khác.
Trong quá trình tham gia các quan hệ thương mại, khi các bên có sự bất đồng, mâu thuẫn trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ, một trong các bên nhận thấy quyền và lợi ích của mình không tương xứng thì ắt sẽ xảy ra tranh chấp thương mại. Tranh chấp thương mại có thể được phân loại dựa trên các đặc tính khác nhau như sau:
Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, các tranh chấp thương mại được chia ra làm 05 loại:
Ở đây chúng tôi có thể nhắc đến tranh chấp thương mại phổ biến nhất là tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa, theo đó rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, ví dụ như:
+ Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa liên quan đến chủ thể ký kết hợp đồng.
+ Tranh chấp phát sinh do bên bán vi phạm tiến độ giao hàng.
+ Tranh chấp do bên bán giao hàng không đúng chủng loại, chất lượng, không đủ số lượng như đã cam kết trong hợp đồng.
+ Tranh chấp phát sinh do bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán.
…
Điều 317 Luật Thương mại năm 2005 quy định có bốn hình thức giải quyết tranh chấp thương mại như sau:
Ở giai đoạn này, Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại có thể đại diện cho khách hàng thương lượng với đối tác đang tranh chấp. Song song với đó, Luật sư sẽ cân nhắc về lợi ích, rủi ro để đưa ra phương án thương lượng phù hợp với mong muốn ban đầu của khách hàng, sau khi thống nhất phương án thương lượng, Luật sư cũng là người trình bày rõ quan điểm đề xuất của khách hàng với đối tác.
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại cũng là người phân tích lợi ích, khó khăn khi tranh chấp xảy ra; phân tích ưu điểm đã đề xuất đảm bảo được cân bằng lợi ích của cả hai bên, từ đó, đạt được kết quả thương lượng.
Ưu điểm của giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế bằng thương lượng: Là cách thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng, đỡ tốn kém nhất. Theo cách này, các bên tranh chấp đều đạt được mục đích, không có việc đối đầu giữa các bên, nhờ đó quan hệ hợp tác giữa các bên được duy trì; Các bên giữ được bí mật kinh doanh và uy tín; Do xuất phát từ sự tự nguyện với thiện chí của các bên, phương án hòa giải dễ được các bên thường nghiêm túc thực hiện.
Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bằng hòa giải đã có sự hiện diện của bên thứ ba (do các bên tranh chấp lựa chọn) làm trung gian để trợ giúp các bên tìm kiếm giải pháp tối ưu nhằm loại trừ tranh chấp.
Giống phương thức thương lượng, Luật sư cũng có thể là người đại diện, phân tích rủi ro, hậu quả có thể gặp phải khi tranh chấp và đề xuất phương án đến khách hàng và đối tác.
Ưu điểm của phương thức này tương tự giải quyết bằng phương thức thương lượng đã được nêu ở trên.
Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Phán quyết của tòa án bằng bản án, quyết định nhân danh Nhà nước.
Trong giai đoạn này, Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại sẽ giúp khách hàng:
+ Đánh giá toàn bộ hồ sơ
+ Nhận diện và xác định các dạng tranh chấp
+ Tư vấn cho khách hàng nằm rõ quy định của pháp luật liên quan
+ Tư vấn thu thập hồ sơ, chứng cứ
+ Xác định thẩm quyền giải quyết của toà án đối với tranh chấp
+ Áp dụng pháp luật nội dung giải quyết vấn đề tranh chấp
+ Tư vấn về trình tự giải quyết tranh chấp được diễn ra như thế nào?
+ Hồ sơ cần chuẩn bị
+ Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp
Ưu điểm giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế bằng Toà án: Tòa án nhân danh Nhà nước để giải quyết tranh chấp, do đó phán quyết của Toà án được đảm bảo thi hành bởi Cơ quan thi hành án; Việc giải quyết được chính xác, công bằng, khách quan và đúng với pháp luật vì có thể qua nhiều cấp xét xử.
Khi giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại, Trọng tài chỉ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Cũng như trong giai đoạn tố tụng tại Toà án, Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Trọng tài thương mại cũng sẽ giúp khách hàng các công việc nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong giai đoạn này.
Ưu điểm của giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế bằng trọng tài: Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng, các bên được chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, không trải qua nhiều cấp xét xử (Quyết định của Trọng tài có giá trị thi hành ngay); Việc chỉ định trọng tài viên, thành lập Hội đồng trọng tài sẽ giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, kinh nghiệm, am hiểu vấn đề tranh chấp; Nguyên tắc trọng tài xét xử không công khai tạo điều kiện cho các bên giữ được uy tín kinh doanh; Trọng tài nhân danh ý chí của các bên, không nhân danh Nhà nước, nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài.
Nhằm hạn chế những rủi ro khi xảy ra tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng kinh tế, các cá nhân, tổ chức cần lưu ý những vấn đề sau:
Trong quá trình thoả thuận và ký kết hợp đồng: Để hạn chế tranh chấp phát sinh, cần nhận diện các rủi ro tiềm ẩn được nêu dưới đây:
Trước khi giao kết hợp đồng, khách hàng cần phải xem xét các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực. Nội dung của hợp đồng, cần soạn thảo những điều khoản có quy định rõ ràng, chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các bên. Đồng thời cần quy định rõ các chế tài khi vi phạm hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp cụ thể.
Trong quan hệ kinh tế chỉ cần một mâu thuẫn, như một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ của mình mà các bên không thương lượng, hoà giải được thì sẽ dẫn đến tranh chấp hợp đồng. Khi phát sinh tranh chấp, Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế sẽ:
Tranh chấp xảy ra là việc hầu hết các bên tham gia hợp đồng đều không mong muốn, bởi nó không chỉ gây thiệt hại, tốn kém về kinh tế, thời gian của các bên mà còn có thể mất uy tín, mất đi đối tác trong tương lai…Do đó, để giảm thiểu những rủi ro, phát sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng:
Ngoài ra, Luật sư sẽ tư vấn, giải thích cho khách hàng nắm rõ nguồn gốc về vấn đề tranh chấp phát sinh từ đâu, là do cách quản lý doanh nghiệp, hay do sơ suất trong quá trình làm việc của nhân viên, hay là do lỗi của đối tác …. Khi được Luật sư tư vấn xác định và chỉ rõ được nguyên nhân, cốt lõi phát sinh, từ đó doanh nghiệp sẽ có những biện pháp điều chỉnh cụ thể.
Tại Phong & Partners, chúng tôi đã định hình và luôn trung thành với các tiêu chí quan trọng để xây dựng đội ngũ Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế đó là:
Hai là, tiêu chuẩn về kỹ năng nghề nghiệp
Dưới đây là hình ảnh các Luật sư giỏi Đà Nẵng tại Phong & Partners:
♦ Luật sư Lê Ngô Hoài Phong
Luật sư Lê Ngô Hoài Phong là người sáng lập – Trưởng Văn phòng Luật sư Lê Ngô Hoài Phong (Phong & Partners). Luật sư Phong là người có gần 20 năm kinh nghiệm trong nghề, có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm pháp lý sâu sắc trong hoạt động tư vấn, tranh tụng và đào tạo ở nhiều lĩnh vực pháp lý, đặc biệt là doanh nghiệp, dân sự, hành chính, lao động, kinh doanh bất động sản, bảo hiểm…
Điện thoại: 0905.102425
Email: wind5759@gmail.com
♦ Luật sư Đặng Văn Vương
Luật sư Đặng Văn Vương – Phó Trưởng Văn phòng Luật sư Phong & Partners, Trưởng Chi nhánh Phong & Partners tại Cẩm Lệ – là Luật sư thành viên có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc với hơn 7 năm kinh nghiệm, đặc biệt là lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, đầu tư, lao động và thương mại.
Điện thoại: 0901.955.099
Email: vuongdang.lawyer@gmail.com
♦ Luật sư Phan Thụy Khanh
Luật sư Phan Thụy Khanh – Phó Trưởng Văn phòng Luật sư Phong & Partners, Trưởng Chi nhánh Phong & Partners tại Sơn Trà – là Luật sư thành viên hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực hành chính, pháp luật doanh nghiệp, có kinh nghiệm thực tiễn trong đại diện giải quyết nhiều vụ việc liên quan đến đất đai, thu hồi nợ và các dịch vụ pháp lý khác, tư vấn cho khách hàng trong nước và nước ngoài.
Điện thoại: 0905.205624
Email: phanthuykhanh@gmail.com
♦ Luật sư Ngô Văn Bình
Luật sư Ngô Văn Bình – Trưởng Chi nhánh Phong & Partners tại Liên Chiểu – là Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm và kiến thức pháp lý sâu rộng, có gần 10 năm tư vấn, giải đáp pháp luật qua chương trình Hộp thư truyền hình và chương trình “tiếp chuyện bạn nghe đài” của Đài Đà Nẵng TV.
Điện thoại: 0905.699.268
Hy vọng đến đây bạn đã có cho mình quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn Luật sư giỏi phù hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình.
=============================================
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TÂY NGUYÊN
Địa chỉ: 05 Nguyễn Trường Tộ, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: 0282 2125678 – 0905 530 678
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Tầng 9, Toà nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0905 102 425
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP Đà Nẵng
1. Luật sư Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363 822 678 - 0905 102 425
2. Luật sư Phong & Partners tại Sơn Trà
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905 205 624
3. Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu
Địa chỉ: 21 Trương Văn Đa, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961 283 093
4. Luật sư Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn
Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 579 269
5. Luật sư Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901 955 099
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Website: https://phong-partners.com
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw
https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson
https://www.facebook.com/luatsusontra
https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu
https://www.facebook.com/LuatsuCamLe