1. Hộ kinh doanh và Công ty khác nhau như thế nào?
Hộ kinh doanh và Công ty là hai mô hình tổ chức kinh doanh phổ biến tại Việt Nam.
Khoản 1 Điều 82 Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định: “1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.”
Hiện nay, pháp luật không đưa ra một định nghĩa cụ thể thế nào “công ty”. Theo Luật Doanh nghiệp 2020, thuật ngữ “Công ty” được dùng để chỉ các loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần và Công ty hợp danh. Có thể hiểu Công ty chính là Doanh nghiệp theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: “10. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Được thành lập và đăng ký theo quy định của pháp luật với mục tiêu kinh doanh.”
Có thể thấy, Hộ kinh doanh và Công ty có những điểm khác biệt cơ bản sau:
|
Hộ kinh doanh |
Công ty |
Tư cách pháp nhân |
Không có |
Có |
Chế độ chịu trách nhiệm |
Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân. |
Chủ sở hữu/cổ đông/ thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp |
Thủ tục thành lập |
Đơn giản, nhanh chóng |
Phức tạp, cần nhiều giấy tờ hơn |
2. Vì sao nên chuyển đổi từ Hộ kinh doanh thành Công ty?
Việc chuyển đổi từ Hộ kinh doanh thành Công ty là cơ hội để các Hộ kinh doanh bước vào hệ sinh thái kinh doanh chuyên nghiệp hơn. Theo đó, với những Hộ kinh doanh nghiêm túc, có định hướng làm ăn lâu dài sẽ thấy rất rõ lợi ích của việc chuyển đổi này:
3. Những lưu ý khi chuyển đổi từ Hộ kinh doanh thành Công ty
Khi chuyển đổi thành Công ty, Hộ kinh doanh cần lưu ý các vấn đề liên quan như sau:
4. Hồ sơ chuyển đổi từ Hộ kinh doanh thành Công ty
Căn cứ khoản 2 Điều 27 Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ chuyển đổi từ Hộ kinh doanh thành Công ty gồm:
5. Hướng dẫn thủ tục chuyển đổi Hộ kinh doanh thành Công ty
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hộ kinh doanh chuẩn bị 01 bộ hồ sơ tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Tài chính
Bước 3: Sở Tài chính kiểm tra hồ sơ và trả kết quả
Bước 4: Giải thể hộ kinh doanh cá thể
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở để thực hiện chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.
Bước 5: Đăng bố cáo trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Công ty phải đăng thông báo về việc thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
6. Những việc cần làm sau khi thành lập Công ty
7. Các câu hỏi thường gặp
(1) Công ty phải nộp những loại thuế nào?
Công ty phải nộp các loại thuế sau: Lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, giá giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu…
(2) Doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn giảm thuế, phí gì?
(3) Doanh nghiệp mới thành lập có cần mua hóa đơn điện tử?
Có. Doanh nghiệp bắt buộc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
(4) Doanh nghiệp vừa thành lập có phải tham gia BHXH không?
Có. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động chính thức với người lao động, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người lao động.