Tranh chấp hợp đồng kinh tế còn gọi là tranh chấp hợp đồng thương mại là sự bất đồng ý kiến của các bên tham gia quan hệ hợp đồng trên thực tế, liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo thoả thuận/hợp đồng kinh tế mà hai bên đã xác lập trước đó.
Các tranh chấp hợp đồng kinh tế thường phát sinh từ sự vi phạm của một bên. Mỗi loại giao dịch sẽ có một đặc thù khác nhau, dẫn đến sẽ có những tranh chấp hợp đồng mang tính đặc thù của loại hợp đồng đó.
Dưới đây là một số tranh chấp hợp đồng kinh tế cơ bản sau:
Thứ nhất, chủ thể chủ yếu của tranh chấp kinh tế là thương nhân: Quan hệ kinh tế có thể được thiết lập giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với bên không phải là thương nhân. Một tranh chấp được coi là tranh chấp kinh tế khi có ít nhất một bên là thương nhân. Ngoài ra cũng có một số trường hợp, lĩnh vực khác như sản xuất, phân phối, dịch vụ và các lĩnh vực khác.
Thứ hai, tranh chấp kinh tế phát sinh là hành vi vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật: Trong nhiều trường hợp, tranh chấp kinh tế phát sinh do các bên có vi phạm hợp đồng và xâm hại lợi ích của nhau, tuy nhiên cũng có thể có những vi phạm xâm hại lợi ích của các bên nhưng không làm phát sinh tranh chấp. Nội dung của tranh chấp kinh tế là những xung đột về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hoạt động kinh tế. Các quan hệ kinh tế có bản chất là các quan hệ tài sản, nên nội dung tranh chấp thương liên quan trực tiếp tới lợi ích kinh tế của các bên.
Luật sư là một nghề cung cấp dịch vụ đặc thù với những công việc phức tạp. Do đó, để giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, Luật sư cần có kiến thức chuyên môn vững vàng, có hiểu biết pháp lý sâu rộng ở nhiều lĩnh vực sẽ giúp Luật sư giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp một cách hiệu quả, cung cấp giải pháp tốt nhất cho khách hàng.
Dưới đây là một số kinh nghiệm của Luật sư trong tranh chấp hợp đồng kinh tế:
Kiến thức pháp luật dân sự:
Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp Luật của Việt Nam. Đây là một lĩnh vực quan trọng và rộng lớn, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến và nhiều khía cạnh khác. Việc nắm vững nguyên tắc và quy định của Luật dân sự là rất cần thiết đối với tất cả Luật sư. Kiến thức pháp luật dân sự là nền tảng quan trọng cho công việc của Luật sư; đảm bảo cho việc xử lý tranh chấp và giải quyết các vấn đề pháp lý trong các mối quan hệ xã hội.
Kiến thức pháp luật về thương mại:
Như đã nêu ở trên, tranh chấp hợp đồng kinh tế hay còn được gọi là tranh chấp hợp đồng thương mại, vì vậy khi giải quyết tranh chấp này đòi hỏi luật sư phải có kiến thức về pháp luật thương mại. Pháp luật về thương mại cũng là pháp luật nền tảng để một luật sư có thể thực hiện công việc của mình.
Luật thương mại là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động thương mại.
Tính đặc thù của Luật thương mại thể hiện ở các khía cạnh cơ bản:
Luật Thương mại 2005 cũng đã định nghĩa hoạt động thương mại cụ thể: “Hoạt động thương mại được hiểu là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”
Về bản chất hành vi thương mại là một loại của hành vi dân sự. Mối quan hệ giữa hành vi dân sự và hành vi thương mại cần được xem xét để phân biệt. Tiếp đó, cần phân loại hành vi thương mại như: Dựa vào chủ thể và mục đích của hành vi, dựa vào đối tượng và lĩnh vực phát sinh của hành vi thương mại (nhóm hành vi thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, lĩnh vực đầu tư, sở hữu trú tuệ …). Và rất nhiều các kiến thức pháp luật về thương mại khác để giải quyết được một vụ việc và/hoặc vụ án tranh chấp hợp đồng kinh tế luật sư.
Kiến thức về lĩnh vực đang tranh chấp:
Kiến thức về lĩnh vực đang tranh chấp là những kiến thức riêng biệt áp dụng riêng cho một ngành, một lĩnh vực nào đó. Khi có kiến thức đặc thù trong lĩnh vực đang tranh chấp thì chính kiến thức, kỹ năng chuyên môn đó giúp Luật sư thực hiện công việc một cách chính xác, hiệu quả và chuyên nghiệp. Việc có kiến thức sâu về lĩnh vực cụ thể giúp khách đưa ra quyết định chính xác, bảo vệ được quyền và lợi ích của khách hàng trong các vụ tranh chấp.
Ví dụ: Luật sư có kiến thức sâu rộng về lịch vực (tranh chấp) mua bán hàng hoá thì khi giải quyết vấn đề của khách hàng thì luật sư sẽ hiểu, phân tích, tổng hợp được những vấn đề đặc thù của tranh chấp này nhanh hiệu quả. Sử dụng được triệt để các hồ sơ chứng cứ có lợi cho khách hàng. Hỗ trợ khách hàng thu thập hồ sơ để giải quyết tranh chấp, mẫu thuẫn, đưa ra phương án phù hợp; Vận dụng được kỹ năng đặc thù của luật sư trong quá trình giải quyết tranh chấp ...
Một là giải quyết tranh chấp bằng thương lượng:
Là việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.
Ở giai đoạn này, Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế có thể đại diện cho khách hàng thương lượng với đối tác đang tranh chấp. Song song với đó, Luật sư sẽ cân nhắc về lợi ích, rủi ro để đưa ra phương án thương lượng phù hợp với mong muốn ban đầu của khách hàng, sau khi thống nhất phương án thương lượng, Luật sư cũng là người trình bày rõ quan điểm đề xuất của khách hàng với đối tác.
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế cũng là người phân tích lợi ích, khó khăn khi tranh chấp xảy ra; phân tích ưu điểm đã đề xuất đảm bảo được cân bằng lợi ích của cả hai bên, từ đó, đạt được kết quả thương lượng.
Ưu điểm của giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế bằng thương lượng:
Là cách thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng, giữ được mối quan hệ hợp tác của các bên. Theo cách này, các bên tranh chấp đều đạt được mục đích, không có việc đối đầu giữa các bên, nhờ đó quan hệ hợp tác giữa các bên được duy trì; Các bên giữ được bí mật kinh doanh và uy tín; Do xuất phát từ sự tự nguyện với thiện chí của các bên, phương án hòa giải dễ được các bên thường nghiêm túc thực hiện.
Hai là giải quyết tranh chấp bằng hoà giải:
Là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.
Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế bằng hòa giải đã có sự hiện diện của bên thứ ba (do các bên tranh chấp lựa chọn) làm trung gian để trợ giúp các bên tìm kiếm giải pháp tối ưu nhằm loại trừ tranh chấp.
Giống phương thức thương lượng, Luật sư cũng có thể là người đại diện, phân tích rủi ro, hậu quả có thể gặp phải khi tranh chấp và đề xuất phương án đến khách hàng và đối tác.
Ưu điểm của phương thức này tương tự giải quyết bằng phương thức thương lượng đã được nêu ở trên.
Ba là giải quyết tranh chấp bằng Tòa án:
Là phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Các phán quyết có hiệu lực của tòa án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.
Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Phán quyết của tòa án bằng bản án, quyết định nhân danh Nhà nước. Trong giai đoạn này, Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại sẽ giúp khách hàng:
Ưu điểm giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế bằng Toà án: Tòa án nhân danh Nhà nước để giải quyết tranh chấp, do đó phán quyết của Toà án được đảm bảo thi hành bởi Cơ quan thi hành án; Việc giải quyết được chính xác, công bằng, khách quan và đúng với pháp luật vì có thể qua nhiều cấp xét xử.
Bốn là giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại:
Là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên tôn trọng và thực hiện.
Khi giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại, Trọng tài chỉ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Cũng như trong giai đoạn tố tụng tại Toà án, Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Trọng tài thương mại cũng sẽ giúp khách hàng các công việc nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong giai đoạn này.
Ưu điểm của giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế bằng trọng tài: Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng, các bên được chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, không trải qua nhiều cấp xét xử (Quyết định của Trọng tài có giá trị thi hành ngay); Việc chỉ định trọng tài viên, thành lập Hội đồng trọng tài sẽ giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, kinh nghiệm, am hiểu vấn đề tranh chấp; Nguyên tắc trọng tài xét xử không công khai tạo điều kiện cho các bên giữ được uy tín kinh doanh; Trọng tài nhân danh ý chí của các bên, không nhân danh Nhà nước, nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài.
Khi phát sinh tranh chấp các bên không tiến hành thương lượng/hoà giải được buộc một bên phải khởi kiện để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì ở giai đoạn này Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế cần:
Đặt trường hợp về tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá giữa 02 công ty về mua bán linh kiện điện tử, bên bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng nhưng bên mua hàng vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Với trường. hợp này Khi khởi kiện để xác định yêu cầu khởi kiện và điều kiện khởi kiện cần:
+ Hình thức hợp đồng: Bằng văn bản có đáp ứng quy định tại Điều 24 Luật Thương mại 2005 không?
+ Chủ thể giao kết hợp đồng: Người ký hợp đồng là đại diện theo pháp luật của công ty hay không? Kiểm tra hoạt động kinh doanh có thuộc ngành nghề kinh doanh của công ty hay không?
+ Nội dung và mục đích giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá không được trái với quy định của pháp luật, không vi phạm đạo đức xã hội.
+ Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện giao kết hợp đồng: Giữa các bên giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá là trên tinh thần tự nguyện, dựa bào ý chí và nhu cầu thực tế của các bên; không có sự đe doạ, cưỡng em, lừa dối để buộc phải ký hợp đồng.
Ở đây, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, bên mua có nghĩa vụ thanh toán. Như vậy, bên bán đã giao hàng đầy đủ theo thoả thuận (cần làm rõ có biên bản giao hàng, biên bản nhận hàng của bên mua hay không?)mà bên mua không thanh toán cho bên bán thì đây là hành vi vi phạm hợp đồng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên bán nên bên bán có cơ sở để khởi kiện yêu cầu bên mua thanh toán số tiền nợ gốc và tiền lãi phát sinh do chậm thanh toán theo thoả thuận của hợp đồng và theo quy định của pháp luật.
Để xác định được thời hiệu khởi kiện hợp đồng mua bán hàng hoá còn hay hết? cần căn cứ vào quy định của Luật thương mại 2005 để xem xét. Theo quy định điều 319 LTM 2005 có quy định về thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là 02 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (trừ trường hợp quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 237 LTM 2005).
Lưu ý về điều khoản áp dụng thời hiệu khởi kiện trong quá trình tố tụng (Điều 184 BLTTDS 2015)
+ Đối với yêu cầu người đứng đơn khởi kiện: Đương sự trong tranh chấp kinh doanh thương mại thường là các chủ thể kinh doanh có tư cách pháp nhân. Thực tiễn khi soạn đơn Luật sư cần tư vấn người đại diện ký đơn thường là đại diện theo pháp luật của công ty nếu không có uỷ quyền.
Khi soạn đơn cần chú ý tóm tắt nội dung tranh chấp để toà án có thể nhận diện được ban đầu về vụ kiện. Ngoài ra, cần cung cấp, bổ sung thông tin của người người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án để các bên có thể nhận được thông báo, các văn bản của toà án tham gia quá trình tố tụng để bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Đồng thời, tránh kéo dài thời gian giải quyết vụ án.
+ Nhóm tài liệu về tư cách pháp lý của chủ thể
+ Nhóm tài liệu về giao kết hợp đồng
+ Nhóm tài liệu về thực hiện hợp đồng
+ Nhóm tài liệu liên quan đến việc vi phạm
Có thể nộp theo bảng kê danh mục tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện.
…